Lai lịch khẩu súng Mỹ trên tay bộ đội Việt Nam diễu binh

(Kiến Thức) - Khẩu súng xuất hiện trong diễu binh kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long và chuẩn bị 60 năm Điện Biên Phủ là mẫu súng từng trang bị cho biệt kích Mỹ.

Trong lễ diễu binh kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, hình ảnh khẩu súng giống với mẫu M16 Mỹ trên tay các chiến sĩ đặc công, cảnh sát biển Việt Nam đã gây nhiều ấn tượng thì nay, các lực lượng diễn tập chuẩn bị cho lễ kỉ niệm 60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ cũng song hành cùng với khẩu súng vốn không xuất xứ từ Nga này.
Căn cứ vào đặc điểm của khẩu súng thì có thể tạm xác định đây là mẫu súng được thiết kế dành cho đặc nhiệm Mỹ mang tên XM-177. Cũng có một số báo chí trong nước gọi khẩu súng này là M-18 (có lẽ là tên Việt Nam dành cho khẩu XM-177).
Vậy nguồn gốc của khẩu súng này đến từ đâu? Đó là một câu chuyện dài về dòng súng lúc đầu được thiết kế cho lính biệt kích Mỹ và VNCH tác chiến trong chiến tranh Việt Nam, sau này được quân đội ta thu giữ và nâng cấp để sử dụng cho đến ngày nay.
Chiến sĩ đơn vị Quân khu 2 luyện tập diễu binh với khẩu XM-177.
Chiến sĩ đơn vị Quân khu 2 luyện tập diễu binh với khẩu XM-177.

Xuất phát điểm từ huyền thoại súng trường tiến công Mỹ M16

Để cung cấp vũ khí cá nhân dành riêng cho lực lượng đặc nhiệm Mỹ tác chiến tại chiến trường Việt Nam, các nhà sản xuất vũ khí phát triển phiên bản carbine (phiên bản thu ngắn nòng của súng trường tấn công) từ mẫu M16 được định danh là CAR-15. Nó đơn giản là khẩu M16 có nòng súng được cắt ngắn còn một nửa (dài từ 20 inch xuống còn 10 inch) và báng súng cũng được cắt ngắn.
Báng súng của CAR-15 là loại báng tùy chỉnh được độ dài, bằng chất dẻo tổng hợp, còn ốp tay vẫn dạng tam giác và loa che lửa đầu nòng súng vẫn là loại ba ngạnh giống như trên bản gốc. Dựa trên khẩu CAR-15 này Mỹ đã chế thêm khẩu CAR-15 AFSR, vũ khí phòng vệ chuyên dành cho phi công máy bay khi bị bắn hạ, với ốp tay và báng súng dạng ống tròn, tay cầm súng bị cắt ngắn.
CAR-15 phiên bản cho phi công Mỹ với thiết kế khá lạ mắt.
CAR-15 phiên bản cho phi công Mỹ với thiết kế khá lạ mắt.
Kết quả thực chiến của CAR-15 trên chiến trường đã chỉ ra nhiều khiếm khuyết của khẩu súng này, đó là thứ nhất, tiếng súng quá to sẽ nhanh chóng làm lộ vị trí người bắn, thứ hai, loa che lửa quá tệ, nó làm lóa mắt xạ thủ khi khai hỏa ban đêm và khai báo cho quân địch biết vị trí xạ thủ.
XM-177 có gì đặc biệt?
Hãng Colt giải quyết vấn đề này bằng cách thiết kế loại loa che lửa mới, dài hơn, đồng thời ốp tay cũng là dạng tròn. Phiên bản này được đặt tên là Colt Commando 609, chúng chính thức được quân đội Mỹ chấp thuận đưa vào sử dụng với tên gọi XM-177E1.
Đến giữa năm 1967 hãng Colt có phiên bản cải tiến nhẹ với việc kéo nòng dài từ 10 inch lên 11,5 inch (292mm) và được quân đội Mỹ sử dụng với tên gọi XM-177E2.
Sau này, với sự ra đời của M16A2 và M16A3 hãng Colt cũng cải tiến dòng súng Commando này cho “hợp thời” hơn như chế độ bắn loạt 3 viên hoặc liên thanh, loa che lửa của M16A2, lắp rail gắn thiết bị cho súng... Hiện tại các mẫu carbine này vẫn được sử dụng bởi đặc nhiệm Mỹ và lực lượng đặc nhiệm Israel ISAYERET.
Lính Mỹ trên tay khẩu XM-177.
 Lính Mỹ trên tay khẩu XM-177.
Về mặt kỹ thuật thì các phiên bản XM-177 tương tự với thiết kế của M16, làm bằng nhôm nhẹ, trích khí trực tiếp, khóa nòng xoay. Báng rút bên trong là ống kim loại. Bình thường băng đạn của dòng súng này là loại băng 20 viên, 30 viên của M16 nhưng cũng có loại băng đạn trống kép chứa 100 viên đạn.
Sau chiến tranh, Quân đội nhân dân Việt Nam đã thu được một số lượng không ít súng XM-177 và hiện tại chúng đã được sửa chữa lại để tiếp tục có thể phục vụ cho các lực lượng trinh sát cũng như các lực lượng khác trong quân đội Việt Nam. Bằng chứng là sự xuất hiện của XM-177 trên tay chiến sĩ tham gia diễu binh kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ.
Lính trinh sát Việt Nam với XM-177.
Lính trinh sát Việt Nam với XM-177.

Thông số kỹ thuật

Cỡ nòng: 5.56x45 mm

Chiều dài tổng thể: 680 - 762 mm

Chiều dài nòng: 292 mm

Khối lượng: 2.44 kg chưa đạn

Tốc độ bắn: 750 viên/phút

Băng đạn: 20 viên hoặc 30 viên

Tận mắt những khẩu súng ngắn kỳ lạ nhất thế giới

Súng “dùi cui” được phát minh năm 1919 để trang bị cho lực lượng cảnh sát. Ý tưởng của thiết kế này là kết hợp súng và dùi cui như một công cụ hỗ trợ 2 trong 1.
Súng “dùi cui” được phát minh năm 1919 để trang bị cho lực lượng cảnh sát. Ý tưởng của thiết kế này là kết hợp súng và dùi cui như một công cụ hỗ trợ 2 trong 1.

Súng lục ổ xoay Apache được chế tạo vào những năm 1900 bởi các nhà sản xuất Pháp với nhiều chức năng như dao, súng và quả đấm thép. Tuy nhiên súng được chế tạo hạn chế và với mục đích trang trí hơn là chiến đấu.
Súng lục ổ xoay Apache được chế tạo vào những năm 1900 bởi các nhà sản xuất Pháp với nhiều chức năng như dao, súng và quả đấm thép. Tuy nhiên súng được chế tạo hạn chế và với mục đích trang trí hơn là chiến đấu.

Súng lục “chân vịt” được sản xuất vào những năm 1800 với mục đích sát thương cùng lúc nhiều mục tiêu. Súng thiếu tính thực tế bởi các nòng chĩa ra nhiều hướng khác nhau nên không chính xác.
Súng lục “chân vịt” được sản xuất vào những năm 1800 với mục đích sát thương cùng lúc nhiều mục tiêu. Súng thiếu tính thực tế bởi các nòng chĩa ra nhiều hướng khác nhau nên không chính xác.

Khẩu súng chân vịt “khủng” với 8 nòng.
Khẩu súng chân vịt “khủng” với 8 nòng.

Súng “nghĩa địa” được thiết kế với một sợi dây dăng ngang đặt trên lối đi, nếu nạn nhân vướng vào dây thì súng sẽ nổ.
Súng “nghĩa địa” được thiết kế với một sợi dây dăng ngang đặt trên lối đi, nếu nạn nhân vướng vào dây thì súng sẽ nổ.
Súng “lọ tiêu”, thực chất đây là một loại súng lục ổ xoay nguyên thủy với các nòng sẽ xoay khi bắn.
Súng “lọ tiêu”, thực chất đây là một loại súng lục ổ xoay nguyên thủy với các nòng sẽ xoay khi bắn.


Súng lục “nắm đấm” do người Pháp phát triển. Súng này nằm gọn tròn lòng bàn tay, lên đạn bằng cách bóp chặt bàn tay lại và bóp cò
Súng lục “nắm đấm” do người Pháp phát triển. Súng này nằm gọn tròn lòng bàn tay, lên đạn bằng cách bóp chặt bàn tay lại và bóp cò

Súng “kèn Harmonica” với băng đạn nạp ngang giống kèn Harmonica. Trong băng đạn, đầu đạn, hạt nổ và thuốc súng được nạp riêng trong từng buồng, bắn xong một phát đạn phải đẩy băng đạn bằng tay.
Súng “kèn Harmonica” với băng đạn nạp ngang giống kèn Harmonica. Trong băng đạn, đầu đạn, hạt nổ và thuốc súng được nạp riêng trong từng buồng, bắn xong một phát đạn phải đẩy băng đạn bằng tay.

Súng bút có hình dạng hệt như một cây bút, khi bắn có thể uốn lại như một khẩu súng bình thường. Súng bút được sản xuất lần đầu từ những năm 1990 dùng cho các điệp viên.
 Súng bút có hình dạng hệt như một cây bút, khi bắn có thể uốn lại như một khẩu súng bình thường. Súng bút được sản xuất lần đầu từ những năm 1990 dùng cho các điệp viên.

Báo thế giới quan tâm tới việc Việt Nam thay súng AK

(Kiến Thức) - Các tờ báo uy tín của Nga, Trung Quốc và Anh đều đồng loạt đăng tải thông tin liên quan tới việc Việt Nam thay súng AK-47 bằng Galil ACE Israel.

Tin mới