Xem toàn bộ ảnh
Hải quân Mỹ vừa đưa ra tuyên bố với báo giới, tàu ngầm hạt nhân USS Pennsylvania (SSBN-735) đã cập cảng Apra, quần đảo Guam thuộc Mỹ vào ngày hôm qua (31/10). Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh căng thẳng bán đảo Triều Tiên leo cao sau vụ thử hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và việc Mỹ quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa pha cuối THAAD tới Hàn Quốc. Nguồn ảnh: navasource |
Hải quân Mỹ cũng nêu lý do chuyến thăm bất ngờ của một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo tới châu Á là "phản ánh cam kết của Mỹ với các đồng minh của mình tại Ấn Độ - Châu Á - Thái Bình Dương và bổ sung các bài tập, đào tạo, tác chiến, hợp tác quân sự với các đồng minh của nước Mỹ". Đáng chú ý rằng, chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc chính thức khai mạc triển lãm quốc phòng Chu Hải – nơi phô diễn hàng trăm loại vũ khí mới của quốc gia này. Nguồn ảnh: navasource |
USS Pennsylvania (SSBN-735) là một trong các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo liên lục địa lớp Ohio - "xương sống" lực lượng răn đe hạt nhân trên biển của Hải quân Mỹ hiện nay. Nguồn ảnh: navasource |
Tàu ngầm USS Pennsylvania (SSBN-735) được khởi đóng vào ngày 29/11/1982 tại nhà máy General Dynamics Electric Boat (bang Connecticut), hạ thủy ngày ngày 23/4/1988. Trong ảnh là phần thân tàu ngầm SSBN-735 trong quá trình chế tạo với chiều dài tổng thể 170m, rộng 13m (ở phần lớn nhất). Nguồn ảnh: navasource |
Tàu ngầm USS Pennsylvania (SSBN-735) chính thức được biên chế vào ngày 9/9/1989. Tuổi thọ của mỗi tàu ngầm lớp Ohio nói chung trước khi phải tổng đại tu một lần là 15 năm. Nguồn ảnh: navasource |
Lớp Ohio được coi là tàu ngầm hạt nhân lớn nhất của Hải quân Mỹ hiện nay, với lượng giãn nước toàn tải khi nổi là 16.764 tấn và khi lặn là 18.750 tấn. Ảnh tư liệu ngày mà SSBN-735 được gia nhập Hải quân Mỹ cùng đội thủy thủ đoàn đầu tiên của nó. Nguồn ảnh: navasource |
Tàu ngầm hạt nhân được trang bị một lò phản ứng S8G PWR cùng 2 động cơ tuabin, hai máy diesel công suất 60.000 mã lực và một động cơ phụ 325 mã lực cùng một trục với chân vịt 7 lá. Nguồn ảnh: navasource |
Tàu ngầm có thể đạt tốc độ tối đa khi lặn lên tới 25 hải lý/h, tốc độ khi nổi là 12 hải lý/h, lặn sâu tối đa khoảng 240m. Nguồn ảnh: navasource |
Hầu hết các tính năng thiết kế chi tiết, công nghệ vật liệu, ngói chống dội âm trên SSBN-735 tới nay vẫn là điều bí mật. Chỉ biết rằng nó được trang bị nhiều hệ thống điện tử hàng hải hiện đại, nhiều loại sonar như sonar bị động BQQ-6 gắn trên thân; sonar kéo rê TB-16 hoặc BQR-23, hệ thống kiểm soát hỏa lực ngư lôi Mk 118 Mod 2; hệ thống kiểm soát hỏa lực tên lửa Mk 98. Ảnh: Trong ảnh là bảng điều khiển hệ thống trong tàu ngầm tên lửa đạn đạo USS Pennsylvania. Nguồn ảnh: navasource |
Trên tàu có hai hệ thống kính tiềm vọng. Nguồn ảnh: navasource |
Cabin kiểm soát hỏa lực tàu ngầm hạt nhân SSBN-735. Nguồn ảnh: navasource |
Thủy thủ kiểm tra thông số trên bàn điều khiển hỏa lực tại cabin phóng ngư lôi của SSBN-735. Nguồn ảnh: navasource |
Kiểm tra ống phóng ngư lôi 533mm trên tàu ngầm Pennsylvania (SSBN-735). Thay vì chuẩn 6 ống phóng của Nga hay một số nước châu Âu, người Mỹ chỉ trang bị cho lớp Ohio 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm… Nguồn ảnh: navasource |
…với một loại ngư lôi duy nhất là Mk48 - được thiết kế để đánh chìm các tàu chiến có tốc độ cao khả năng linh hoạt, nó cũng được dùng để phá hủy các tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân ở vùng nước sâu. Mk48 đạt tầm bắn trên 38km (tùy tốc độ hành trình, tối đa tốc độ thì tầm bắn chỉ còn 8km), tốc độ trung bình bơi 52km/h, dẫn hướng bằng dây và dẫn hướng bằng âm thanh loại chủ động/bị động. Nguồn ảnh: Wiki |
Trong ảnh là sức công phá của đầu đạn thuốc nổ mạnh nặng 290kg của ngư lôi Mk48 có thể bẻ đôi tàu chiến cỡ vài nghìn tấn chỉ bằng một phát bắn. Nguồn ảnh: navasource |
Vũ khí chiến lược trên tàu ngầm SSBN-735 là 24 tên lửa đạn đạo liên lục địa Trident II D5 chứa trong các ống phóng thẳng đứng bố trí dọc thân tàu. Nguồn ảnh: Wiki |
Mỗi tên lửa Trident II D5 mang theo 12 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập W76 hoặc W88 (đương lượng nổ 300-475 kt), tầm bắn tối đa 11.300km. Nguồn ảnh: Wiki |