Lãi lớn với dịch vụ làm cây “chống ma quỷ“

Lãi lớn với dịch vụ làm cây “chống ma quỷ“

Tết đến, người dân Hà Tĩnh thường dựng cây nêu trước nhà. Công việc bận rộn nên nhiều hộ phải nhờ đến dịch vụ. Nhóm thợ làm ra "cây xua đuổi tà ma" vào mùa bội thu.

Xem toàn bộ ảnh
Những ngày này, nhóm thợ 5 người làm dịch vụ tại gia đình ông Lê Trần Hữu Sáng (65 tuổi, ở thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật hoàn thiện những  cây nêu để dựng cho các gia đình trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Những ngày này, nhóm thợ 5 người làm dịch vụ tại gia đình ông Lê Trần Hữu Sáng (65 tuổi, ở thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật hoàn thiện những cây nêu để dựng cho các gia đình trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.
Nêu được làm từ cây tre già, thẳng, dài 10-12m. Theo ông Sáng, cách đây nửa tháng, con trai ông ra tận huyện Đô Lương (Nghệ An) - cách nhà khoảng 100km đặt mua 200 cây tre rồi thuê xe tải chở về. Năm nay, gia đình ông nhận làm 50 cây nêu, còn lại bán cho khách.
Nêu được làm từ cây tre già, thẳng, dài 10-12m. Theo ông Sáng, cách đây nửa tháng, con trai ông ra tận huyện Đô Lương (Nghệ An) - cách nhà khoảng 100km đặt mua 200 cây tre rồi thuê xe tải chở về. Năm nay, gia đình ông nhận làm 50 cây nêu, còn lại bán cho khách.
Trên thân cây nêu được quấn lá đủng đỉnh để trang trí. Loại cây này mọc tự nhiên trong rừng, gia đình ông Sáng mua ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) với giá 50.000 đồng/bó có 10 cành. Khi mua về, họ sẽ cắt phần lá với nhánh nhỏ, bỏ nhánh to.
Trên thân cây nêu được quấn lá đủng đỉnh để trang trí. Loại cây này mọc tự nhiên trong rừng, gia đình ông Sáng mua ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) với giá 50.000 đồng/bó có 10 cành. Khi mua về, họ sẽ cắt phần lá với nhánh nhỏ, bỏ nhánh to.
Khi làm, ông Sáng dùng dao chặt hết các nhánh thừa, lau sạch và giữ lại ngọn tre. Sau đó, họ sẽ quấn lá đủng đỉnh lên thân tre. Việc này được thực hiện bởi 2 người. Một người bó, giữ lá và một người dùng dây rút nhựa buộc thật chặt.
Khi làm, ông Sáng dùng dao chặt hết các nhánh thừa, lau sạch và giữ lại ngọn tre. Sau đó, họ sẽ quấn lá đủng đỉnh lên thân tre. Việc này được thực hiện bởi 2 người. Một người bó, giữ lá và một người dùng dây rút nhựa buộc thật chặt.
Công đoạn tiếp theo, người thợ sẽ quấn bóng đèn nháy để ban đêm cây nêu phát sáng. "Năm nay, thời tiết thất thường, mưa nhiều nên chúng tôi phải làm thật tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng cây nêu cho khách dùng trong những ngày Tết", anh Lê Trần Hữu Sử (33 tuổi, con trai ông Sáng) chia sẻ.
Công đoạn tiếp theo, người thợ sẽ quấn bóng đèn nháy để ban đêm cây nêu phát sáng. "Năm nay, thời tiết thất thường, mưa nhiều nên chúng tôi phải làm thật tỉ mỉ để đảm bảo chất lượng cây nêu cho khách dùng trong những ngày Tết", anh Lê Trần Hữu Sử (33 tuổi, con trai ông Sáng) chia sẻ.
Ngoài đèn nháy, thân cây nêu còn được trang trí thêm dây kim tuyến, đèn lồng, đèn ông sao và quốc kỳ. Để hoàn thành tiến độ làm 50 cây nêu, ông Sáng cùng con cháu làm việc từ 6h đến 21h30, có hôm "tăng ca" đến 0h. "Mỗi cây nêu có giá bán 1,2-1,7 triệu đồng, trừ chi phí nguyên vật liệu, chúng tôi có lãi 400.000-500.000 đồng. Như vậy, dịp này, chúng tôi bỏ túi khoảng 20 triệu đồng. Đã 5 năm nay tôi và con cháu làm thêm nghề này mỗi khi Tết về. Còn bình thường, chúng tôi làm thợ hồ, thợ điện", ông Sáng kể.
Ngoài đèn nháy, thân cây nêu còn được trang trí thêm dây kim tuyến, đèn lồng, đèn ông sao và quốc kỳ. Để hoàn thành tiến độ làm 50 cây nêu, ông Sáng cùng con cháu làm việc từ 6h đến 21h30, có hôm "tăng ca" đến 0h. "Mỗi cây nêu có giá bán 1,2-1,7 triệu đồng, trừ chi phí nguyên vật liệu, chúng tôi có lãi 400.000-500.000 đồng. Như vậy, dịp này, chúng tôi bỏ túi khoảng 20 triệu đồng. Đã 5 năm nay tôi và con cháu làm thêm nghề này mỗi khi Tết về. Còn bình thường, chúng tôi làm thợ hồ, thợ điện", ông Sáng kể.
Những cây nêu sau khi làm xong được nhóm thợ mang đến nhà dựng cho khách hoặc đặt trước cổng để gia chủ tự làm.
Những cây nêu sau khi làm xong được nhóm thợ mang đến nhà dựng cho khách hoặc đặt trước cổng để gia chủ tự làm.
Dựng cây nêu hay lễ thượng nêu được người dân thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công, ông Táo về trời. Còn ngày hạ nêu thường vào mùng 7 tháng Giêng. Theo quan niệm và sự tích xưa, khi Tết đến, ông Công, ông Táo, thần linh về chầu trời là lúc nhà dân dễ bị ma, ác quỷ xâm nhập, quấy phá gây tổn hại... Vì thế, cần có "bảo bối" như cây nêu để xua đuổi, chống lại chúng. Ngoài ra, cây nêu còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an.
Dựng cây nêu hay lễ thượng nêu được người dân thực hiện vào ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Công, ông Táo về trời. Còn ngày hạ nêu thường vào mùng 7 tháng Giêng. Theo quan niệm và sự tích xưa, khi Tết đến, ông Công, ông Táo, thần linh về chầu trời là lúc nhà dân dễ bị ma, ác quỷ xâm nhập, quấy phá gây tổn hại... Vì thế, cần có "bảo bối" như cây nêu để xua đuổi, chống lại chúng. Ngoài ra, cây nêu còn mang ý nghĩa cầu mong một năm mới suôn sẻ, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an.

GALLERY MỚI NHẤT