Lãi suất tiền gửi ngân hàng nào cao nhất hiện nay?

(Vietnamdaily) - Mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn do dịch bệnh làm giảm cầu tín dụng nhưng có thể nhích tăng từ đầu quý 3/2021.

Trong 3 tháng gần đây, thị trường mở không phát sinh giao dịch mới. Còn lãi suất trên liên ngân hàng ổn định ở mức 1.15%/năm ở kỳ hạn qua đêm và 1.29% ở kỳ hạn 1 tuần.

Lãi suất tiền gửi cũng đi ngang, giữ ở mức 2.9-4%/năm với kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng; 3.5-5.3%/năm với kỳ hạn 6-dưới 12 tháng; và 4.6- 6.5%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng nhưng mức độ chênh lệch lãi suất giữa các nhóm ngân hàng đang có xu hướng tăng.

Lai suat tien gui ngan hang nao cao nhat hien nay?
 

Cụ thể, ở kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, CBBank là nhà băng đưa ra mức lãi suất cao nhất với 6,25%/năm, thấp hơn một chút có NCB với 6,05%/năm, NamABank 6%/năm; còn lại đa số ở mức từ 5%-5,9%/năm. Riêng các ngân hàng nước ngoài có mức lãi suất thấp xấp xỉ các ngân hàng thuộc Nhà nước như HongleongBank (4,2%/năm), Indovina (4,7%/năm), MBB 4,54%/năm.

Đáng nói, ngân hàngVietcombank còn thấp tới mức 3,8%/năm cho cả kỳ hạn 3 và 6 tháng.

Kỳ hạn 12 tháng ghi nhận SCB là nhà băng tung ra mức lãi suất ưu đãi nhất với 6,8%/năm, thấp hơn một chút có PublicBank với 6,7%/năm.

Ngoài ra, mức lãi suất tiền gửi trên 6% cũng được ghi nhận ở nhiều ngân hàng như BacABank, BaoVietBank, CBBank, GPBank, KienLongBank, NamABank, NCB, OCB, OceanBank, PVcomBank, SeABank, SHB, VietCapitalBank.

Mức lãi suất thấp nhất ở kỳ hạn 12 tháng này lại thuộc về ngân hàng nước ngoài Hong Leong chỉ 4,7%/năm, thậm chí các kỳ hạn dài còn lại cao nhất cũng chỉ ở mức 5%/năm.

Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 22/4/2021, tín dụng và huy động tăng lần lượt là 3,61% và 2.32% so với cuối năm 2020. Mặc dù vẫn tăng trưởng thấp hơn tín dụng nhưng tăng trưởng huy động đã cao hơn khá nhiều so với mức 0,54% tại 19/3/2021, chênh lệch huy động – tín dụng mở rộng hơn so với cuối tháng 3.

SSI cho rằng, mặt bằng lãi suất sẽ giữ ổn định ở mức thấp trong ngắn hạn do dịch bệnh làm giảm cầu tín dụng nhưng có thể nhích tăng từ đầu Q3/2021.

Lai suat tien gui ngan hang nao cao nhat hien nay?-Hinh-2
 

Trên thị trường ngoại hối, cả tỷ giá USD/VND niêm yết của các NHTM và tự do đều giảm.

Cụ thể, tỷ giá USD/VND niêm yết của các NHTM giảm 30đ/USD chiều mua vào và 10đ/USD chiều bán ra, về mức 22.920/23.150; tỷ giá tự do giảm sâu tới 150đ/USD chiều mua và và 160đ/USD chiều bán ra, về mức 23.250/23.300. SSI cho rằng, tỷ giá USDVND sẽ vẫn duy trì ổn định trong ngắn hạn.

Lãi suất tiếp tục giảm sâu, trăm nghìn tỷ ứ đọng trong ngân hàng

Xu hướng lãi suất tiết kiệm tiếp tục giảm trong thời gian tới sẽ giúp lãi suất cho vay giảm theo. Tuy nhiên, dư địa không còn nhiều và doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận nguồn vốn giá rẻ từ ngân hàng.
 

Lãi suất còn giảm

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, lãi suất huy động tiền đồng hiện phổ biến ở mức 0,1-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, cao nhất là 7,3%/năm cho kỳ trên 12 tháng. Mặt bằng lãi suất huy động vẫn đang trong xu hướng giảm.

Giảm thêm 0,5% lãi suất điều hành nhưng tác động thực tế sẽ hạn chế

(Vietnamdaily) - BVSC cho rằng quyết định giảm lãi suất điều hành thêm 0,5% của NHNN không có quá nhiều tác động đối với mặt bằng lãi suất hiện nay trên thị trường. 

Kể từ ngày hôm nay 1/10/2020, lãi suất tái cấp vốn sẽ được giảm từ 4,5%/năm xuống 4,0%/năm; lãi suất tái chiết khấu giảm từ 3,0%/năm xuống 2,5%/năm; lãi suất chào mua giấy tờ có giá thông qua nghiệp vụ thị trường mở (OMO) giảm từ 3%/năm xuống 2,5%/năm.

Đối với trần lãi suất tiền gửi ngắn hạn, lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng giảm từ 4,25%/năm xuống 4%/năm còn lãi suất tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên vẫn do TCTD ấn định trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.