Lái xe Lexus bị tông chết khi dừng xe trên cao tốc: Sao không phạt nguội qua camera?

Các chuyên gia giao thông cho rằng, việc CSGT dừng xe trên cao tốc để xử phạt là hành động rất nguy hiểm, cần sớm triển khai việc phạt nguội qua camera.

Liên quan đến sự việc lái xe Lexus bị tông chết khi dừng xe trên cao tốc theo hiệu lệnh CSGT (cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên) ngày 19/9, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam có những chia sẻ với VTC News về vấn đề này.
"Tôi thực sự không đồng tình với việc CSGT chặn xe trên đường cao tốc để xử lý vi phạm, việc này tồn tại nhiều bất cập và theo tôi là không nên", Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam nhận định.
Theo ông Thanh, đường cao tốc là đường thẳng, xe cộ di chuyển trên đường cao tốc thường chạy với vận tốc cao. Tài xế chỉ cần sơ sẩy một chút như lạng tay lái, ngủ gật, hoa mắt do trời nắng...là có thể gây ra tai nạn. Chính vì vậy, việc dừng xe vi phạm ngay trên cao tốc là tình huống rất nguy hiểm.
Lai xe Lexus bi tong chet khi dung xe tren cao toc: Sao khong phat nguoi qua camera?
 Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, CSGT không nên dừng xe trên cao tốc để xử phạt tài xế vi phạm mà nên phạt nguội qua camera để tránh xảy ra những rủi ro đáng tiếc.
Theo quy định, làn đường khẩn cấp trên cao tốc là làn đường dành cho các xe khi gặp sự cố có thể tấp vào lề và dừng lại, không làm ảnh hưởng đến giao thông. Bên cạnh đó, những xe ưu tiên trong trường hợp khẩn cấp có thể chạy vào như cứu hỏa, cứu thương, công an.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho biết, luật giao thông chưa có quy định cụ thể việc CSGT có được dừng xe để thi hành công vụ ở làn đường khẩn cấp trên đường cao tốc hay không. Tuy nhiên, ông Thanh tiếp tục khẳng định việc dừng xe để xử lý trên đường cao tốc là nguy hiểm. Điển hình như sự việc trên đường cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội mới đây khiến một người chết và một chiến sỹ CSGT bị thương nặng.
"Các chiến sỹ CSGT rất nhiệt tình trong công việc nhưng có lẽ, đã đến lúc cần rút kinh nghiệm về việc xử phạt trên cao tốc thế này để hạn chế những hậu quả đáng tiếc ", ông Thanh nêu ý kiến.
Bên cạnh đó, ông Thanh cũng đưa ra các giải pháp thay thế như: phạt nguội tài xế vi phạm bằng camera hoặc xử phạt tại các trạm thu phí, bởi tài xế khi đi qua các trạm thu phí sẽ buộc phải lái chậm và như vậy sẽ đảm bảo an toàn hơn cho các chiến sỹ CSGT cũng như người tham gia giao thông.
Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cũng cho biết, mới đây, Bộ GTVT vừa có đề xuất đăng kí ô tô phải có tài khoản để phạt nguội, đây là việc làm thể hiện sự văn mình, tiên tiến, giúp minh bạch vấn đề xử phạt vi phạm và giảm phiền hà cho người tham gia giao thông.
Bên cạnh đó, việc làm này sẽ tránh được những rủi ro có thể xảy ra khi CSGT dừng xe xử lý người vi phạm.
"Ở nhiều nước trên thế giới, họ áp dụng hình thức phạt nguội qua camera từ lâu. Còn việc dừng, chặn xe trên cao tốc để xử phạt thì tôi chưa thấy. Trong một số trường hợp khẩn cấp, nguy hiểm, cảnh sát sẽ đuổi theo xe vi phạm để thông báo cho đến khi xe dừng lại, sau đó sẽ phạt nguội chứ không xử phạt ngay lúc đó".
Cũng liên quan đến vụ tai nạn trên cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên khiến lái xe Lexus thiệt mạng và một CSGT bị thương, TS Lương Hoài Nam có những nhận xét và so sánh về việc xử lý xe vi phạm trên cao tốc ở Mỹ và Việt Nam.
Theo TS Lương Hoài Nam, CSGT có quyền dừng xe trên cao tốc để xử lý tài xế khi xe có dấu hiệu vi phạm. Tuy nhiên, cách thực hiện ở Việt Nam rất khác ở Mỹ.
Ở Việt Nam, CSGT thường chặn xe từ phía trước, còn ở Mỹ, CSGT bám theo xe vi phạm và phát tín hiệu yêu cầu dừng xe.
"Khi biết xe của mình bị yêu cầu dừng (pull over), lái xe vi phạm bật đèn nhấp nháy khẩn nguy để báo cho CSGT và những xe khác biết mình đang tìm cách dừng. Lái xe vi phạm quyết định dừng xe ở đâu không cản trở giao thông, đảm bảo an toàn cho bản thân và cho CSGT", TS Lương Hoài Nam thông tin.
Nếu có làn khẩn cấp đủ rộng, lái xe vi phạm dừng xe trên làn khẩn nguy, xe của CSGT dừng sau xe vi phạm và liên tục phát tín hiệu đèn để mọi xe khác đều nhìn thấy. Nếu không có làn khẩn cấp, lái xe vi phạm và xe CSGT sẽ chạy tiếp cho đến nơi nào có thể dừng xe an toàn.
Trước ý kiến cho rằng, với cách làm này của CSGT, lái xe vi phạm không chịu dừng xe kể cả khi có thể dừng an toàn, TS Lương Hoài Nam cho biết CSGT ở Mỹ sẽ tiếp tục theo đến khi lái xe chịu dừng và bổ sung tình tiết tăng nặng cho lái xe. Nếu xe vi phạm tăng tốc để thoát thân thì lúc này, CSGT cũng đã có được biển số xe để xử lý.
"CSGT nước ta nên thay đổi cách dừng xe vi phạm trên đường cao gốc từ chặn sang bám. Chặn xe vi phạm trên đường cao tốc là việc làm rất nguy hiểm", TS Lương Hoài Nam nhấn mạnh.

Bị CSGT dừng xe, tài xế "ngáo đá" nhảy múa giữa đường

Khi CSGT ra hiệu lệnh dừng xe, người đàn ông bất hợp tác, sau đó trèo lên nắp ca-pô, có hành động nghi bị “ngáo đá”.

Tin tức từ Công an huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho biết, vào khoảng 14h chiều ngày 29/8, trong lúc đang làm nhiệm vụ tại địa bàn xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện một người đàn ông có nhiều biểu hiện bất thường. Thời điểm phát hiện, người này điều khiển xe ô tô 7 chỗ, lưu thông với tốc độ cao, liên lục cho xe chạy lòng vòng nhiều lần trên tuyến QL1A, đoạn qua địa bàn xã Kỳ Phong.

CSGT Hà Nội trả lời về việc xử phạt xe không chính chủ

Phó trưởng Phòng CSGT đường bộ - đường sắt CATP Hà Nội cho biết, chỉ bị phạt xe không chính chủ khi đi làm thủ tục hay vi phạm giao thông.

Thời gian gần đây, dư luận quan tâm đến quy định xử phạt xe không chính chủTrước những băn khoăn của người dân về việc có thể bị CSGT dừng xe yêu cầu kiểm tra giấy tờ chính chủ phương tiện, Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Trưởng phòng CSGT CATP Hà Nội đã trả lời phỏng vấn PV ANTĐ, để giải thích vấn đề này.

Tin mới