Làm ăn thua lỗ, Vận tải biển Hải Âu phải bán trụ sở trả nợ

Công ty cổ phần Vận tải biển Hải Âu (SSG) đã chính thức bán trụ sở chính để lấy tiền trả nợ khoản vay dài hạn tại Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank).

Vận tải biển Hải Âu cho biết công ty đã hoàn tất thủ tục bán trụ sở tại số 12 Đoàn Như Hài, phường 12, quận 4, TP.HCM theo Nghị quyết trước đó của Đai hội đại cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2018. Theo giá xác định tại ĐHĐCĐ trước đó, trụ sở chính công ty này có nguyên giá (vô hình và hữu hình) 13,9 tỷ đồng và giá trị còn lại là 12,6 tỷ đồng, tương đương hơn 90% nguyên giá.
Trước đó, nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên 2018 củac công ty này yêu cầu Vận tải biển Hải Âu phải xử lý dứt điểm nợ vay dài hạn tại VietABank để giảm áp lực tài chính cho công ty bằng cách giao tàu Sea Dragon cho nhà băng này và trả 15 tỷ đồng từ số tiền bán trụ sở công ty.
Công ty sẽ tiến hành mua trụ sở mới sau khi hoàn tất bán trụ sở cũ và trả nợ ngân hàng.
Vận tải biển Hải Âu đã phải bán trụ sở chính để lấy tiền trả nợ ngân hàng, giờ tính giao thêm tàu. Ảnh: SSG.
Vận tải biển Hải Âu đã phải bán trụ sở chính để lấy tiền trả nợ ngân hàng, giờ tính giao thêm tàu. Ảnh: SSG. 
Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2017 của Vận tải biển Hải Âu, công ty này đang trong tình trạng tài chính rất khó khăn khi tổng tài sản đạt 108 tỷ đồng thì nợ phải trả lại lên tới 139 tỷ (do âm vốn chủ sở hữu). Chiếm 76% trong số nợ phải trả là nợ vay và thuê tài chính ngắn hạn lên tới 105 tỷ đồng. Đây là những khoản vay dài hạn đến hạn trả mà công ty đã vay ngân hàng bằng USD để mua và đóng các tàu kinh doanh vận tải biển, được thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay (2 tàu Sea Dream và Sea Dragon). Các khoản vay này đã đến hạn nhưng chưa được thanh toán và chịu lãi suất từ 2,3-6,5%/năm.
Tình hình tài chính khó khăn với khoản nợ vay hơn trăm tỷ, riêng tiền lãi mỗi năm đã bào mòn lợi nhuận của Hải Âu hàng tỷ đồng. Trong năm 2016, lợi nhuận gộp công ty báo số âm thì số tiền chi ra để trả lãi ngân hàng cũng đã lên tới gần 4 tỷ đồng. Đến năm 2017, lợi nhuận gộp thu về âm 1 tỷ đồng, công ty lại phải trả thêm gần 4 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng nữa khiến kết quả kinh doanh của công ty hết sức khó khăn.
 
Thậm chí, đơn vị kiểm toán đã phải đưa ra lưu ý về sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của công ty do khoản lỗ tích lũy đến ngày 31/12/2017 vượt vốn chủ sở hữu số tiền là gần 31 tỷ đồng và nợ ngắn hạn vượt quá tổng tài sản số tiền 31 tỷ đồng.
Trong 6 năm gần nhất, tình hình kinh doanh của Vận tải biển Hải Âu liên tục báo lỗ ròng, trong 6 năm qua công ty đã lỗ tổng cộng hơn 81 tỷ đồng, tương đương số lỗ lũy kế đến cuối năm 2017.
Trong năm gần nhất 2017, Hải Âu ghi nhận 42 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 20% so với năm trước và báo lỗ ròng 8,3 tỷ đồng, đánh dấu năm thua lỗ thứ 6 liên tiếp.
Hiện tại, cổ đông lớn nhất tại Hải Âu chính là Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) với 26,46% vốn góp trong số 50 tỷ đồng vốn. Hai cổ đông là Tổng Công ty Bảo Việt nhân thọ và Công ty cổ phần Quỹ Tín Phát cùng sở hữu 8,8% vốn, còn lại là các cổ đông cá nhân.
 

12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành công thương

Trong số 12 dự án thua lỗ, yếu kém thuộc ngành công thương, hiện chỉ các dự án thuộc ngành hóa chất và thép đã có biện pháp tháo gỡ khó khăn.

12 du an thua lo, yeu kem thuoc nganh cong thuong
 

Chi tiết siêu dự án mới nhất "dính" thua lỗ của ngành Công thương

(Kiến Thức) - Dự án muối mỏ kali tại Lào - dự án trọng điểm trong năm 2017 -  hiện trở thành dự án thứ 5 của Vinachem và là dự án ngàn tỉ thứ 13 của ngành Công thương bị thua lỗ, gây thất thoát.

Tại cuộc họp tổng kết công tác năm 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 của Tập đoàn Công nghiệp Hóa chất Việt Nam (Vinachem) diễn ra tại Hà Nội vào hôm 19/1, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải của Bộ Công thương cho biết: "Số dự án tồn đọng của ngành Công thương cần giải quyết đến thời điểm này không phải là 12, mà lên con số 13 khi vừa bổ sung thêm Dự án muối mỏ kali tại Lào hiện đã dừng không triển khai".
Như vậy ngoài 4 dự án phân đạm bị đưa vào danh sách dự án thua lỗ trước đó (gồm: Công ty cổ phần Phân đạm Hóa chất Hà Bắc, Công ty cổ phần DAP-Vinachem; Công ty cổ phần DAP số 2-Vinachem và Công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình), với việc bổ sung thêm dự án  muối mỏ này, Vinachem đang có 5 dự án lỗ nghìn tỷ.

Tin mới