Lâm Đồng: Đèo Tà Nung có nguy cơ tiếp tục sạt lở

Cơ quan chức năng đánh giá điểm sạt lở sâu 10m trên đèo Tà Nung có nguy cơ sạt lở tiếp. Hiện các đơn vị liên quan đang khẩn trương triển khai các biện pháp khắc phục sự cố điểm sạt lở.

Theo báo cáo từ Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng gửi UBND tỉnh, khoảng 9h30 ngày 23/8 xảy ra sự cố sạt lở taluy âm tại Km2+900, thuộc đường ĐT.725 (đèo Tà Nung, TP Đà Lạt).
Đoạn tuyến taluy âm bị sạt lở với chiều dài 10m sâu khoảng 10m xuất hiện hàm ếch sâu vào phần mặt đường 2m bên trái tuyến gây mất an toàn giao thông, mặt đường bê tông nhựa bị ảnh hưởng dài khoảng 50m xuất nhiều vết nứt có nguy cơ sạt lở theo.
Theo nhận định từ cơ quan chức năng điểm sạt lở này có nguy cơ sạt lở tiếp.
Lam Dong: Deo Ta Nung co nguy co tiep tuc sat lo
Đoạn taluy âm bị sạt lở với chiều dài 10m, sâu khoảng 10m xuất hiện hàm ếch sâu vào phần mặt đường 2m.  
Lam Dong: Deo Ta Nung co nguy co tiep tuc sat lo-Hinh-2
 Mặt đường nhựa bị khuyết một phần do sạt lở.
Ngay sau khi nhận được thông tin sự cố, Sở Giao thông vận tải đã chỉ đạo các phòng, ban phối hợp với các đơn vị liên quan có mặt tại hiện trường và tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông tại khu vực bị sạt lở. Các đơn vị đã đặt biển cảnh báo sạt lở 2 đầu, lắp đặt đèn chớp, dăng dây rào chắn 1/2 đường và bố trí nhân sự trực điều tiết giao thông đảm bảo an toàn cho các phương tiện lưu thông lên xuống đèo, đặc biệt về đêm.
Lam Dong: Deo Ta Nung co nguy co tiep tuc sat lo-Hinh-3
 Cơ quan chức năng đã cử người đến hiện trường để đo, vẽ tình hình sạt lở trên đèo Tà Nung.
Lam Dong: Deo Ta Nung co nguy co tiep tuc sat lo-Hinh-4
 Cơ quan chức năng dựng rào chắn, phân luồng giao thông tại khu vực nguy hiểm.
Hiện đang tiếp tục thực hiện các nội dung công việc đắp bao tải đất, làm gờ bê tông để hạn chế nước chảy vào vị trí sạt trượt và di dời hệ thống cấp nước khỏi vị trí sạt trượt cũng như đặt ống HDPE dưới lòng mương bên phải tuyến và lấp đất làm đường tạm để đảm bảo mở rộng lề đường giao thông tạm thời vị trí trên và hoàn thành chậm nhất trước 9h00 ngày 24/8.
Về biện pháp khắc phục lâu dài, Sở GTVT đang phối hợp với Đơn vị tư vấn khảo sát cụ thể để đưa ra biện pháp sớm nhất.

Bộ tộc kỳ lạ: Người dân đều bị câm, ăn muỗi để sinh tồn

Trên thế giới vẫn còn có rất nhiều bộ lạc vô cùng độc đáo, có thói sinh hoạt rất khác với người bình thường.

Trên thế giới có rất nhiều chuyện kỳ lạ, với sự phát triển của khoa học công nghệ, con người có thể nắm bắt được thông tin toàn cầu mà không cần ra ngoài. Nhưng chắc hẳn có rất ít người để ý đến một điều, đó là trên thế giới vẫn còn tồn tại những bộ lạc nguyên thủy. Trên thế giới vẫn còn có rất nhiều bộ lạc vô cùng độc đáo, có thói sinh hoạt rất khác với người bình thường.

Trên thế giới có bộ tộc “kỳ lạ” nhất thế giới khi người dân trong bộ tộc này đều câm và có thói quen ăn muỗi. Tuy nhiên, hiện tại bộ tộc này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Bộ tộc này là một bộ tộc sống trong rừng rậm nguyên thủy đến từ Nam Mỹ, họ thuộc về người da đỏ truyền thống nhưng họ chỉ là một nhánh của dòng máu Ấn Độ. Do lối sống khác nhau, môi trường và phong tục khác nhau nên diện mạo phát triển của họ cũng có nhiều thay đổi. Những người trong bộ lạc của nhánh này được gọi là Kermangas.

Tần Thủy Hoàng điều quân đến trộm mộ nào mà bất lực ra về?

Tần Thủy Hoàng đã điều cả vạn binh chuẩn bị vào mộ để cướp lấy báu vật, nhưng không thành vì không tài nào tìm được cửa vào, nên cuối cùng phải "tiếc hùi hụi" trở về.

Lăng mộ nào Tần Thủy Hoàng điều vạn quân đến trộm, vẫn bất lực ra về?

Trung Quốc có một nghề cổ xưa, đó là trộm mộ. Vì các đế vương chư hầu, đạt quan quý nhân trong các triều đại lịch sử thích bồi táng cùng mình những vật trân quý xuống mồ, khiến nghề trộm mộ trở thành một trong những cách làm giàu nhanh nhất thời bấy giờ.

Tin mới