Làm gì có chuyện thiếu giáo viên!

(Kiến Thức) - "Thực tế tại các địa phương tôi thấy, tình trạng thừa giáo viên, sinh viên sư phạm ra trường không xin được việc rất phổ biến", PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Viện Khoa học Giáo dục chia sẻ.

Đẻ đâu ra cái con số ấy chứ!
Thưa ông, Bộ GD&ĐT vừa mới công bố cả nước hiện đang thiếu 27.000 giáo viên. Điều này làm dư luận rất ngỡ ngàng bởi chính các địa phương, trường học xác nhận không có chuyện thiếu giáo viên. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Tôi thấy làm lạ. Đẻ đâu ra cái con số ấy chứ! Trong quá trình tìm hiểu thực tế của các địa phương thì không có chuyện thiếu giáo viên được.
Thế nhưng, con số này được chính Bộ GD&ĐT đưa ra?
Đã có sự hiểu nhầm. Qua trao đổi với một người bạn làm ở Cục Nhà giáo và Cán bộ Quản lý cơ sở giáo dục (Bộ GD&ĐT) tôi được biết, thực ra đây là con số ước tính sẽ thiếu của giáo viên mầm non. Bộ ước tính là sẽ phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, sau đó chuyển trường dân lập thành trường công lập thì sẽ thiếu giáo viên. Bộ GD&ĐT tới đây sẽ chính thức phát biểu lại về con số này. Đấy, tôi đi khắp các sở giáo dục tìm hiểu tọa đàm đều thấy rằng số sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra không có việc làm nhiều lắm.
Lý giải như vậy đúng là dư luận sẽ thấy hợp lý hơn nhiều?
Cuối tháng 11/2011, tôi đi với nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình vào Nghệ An tìm hiểu vấn đề này ở các trường thì họ nói rằng hiện nay mỗi năm chỉ tuyển được vài ba em, còn số sinh viên ra trường thì không có chỗ nào để nhận cả. Mà nhà trường thì hàng năm vẫn cứ đào tạo. Năm nào cũng đào tạo, mà số đó không được bố trí làm việc nên cái số thừa hàng năm đó vẫn cứ tăng lên. 
Thế thì lãng phí quá!
Đương nhiên là lãng phí. Thế cho nên một trong những giải pháp là phải củng cố lại hệ thống các cơ sở đào tạo giáo viên. Hiện nay chúng ta có 14 trường đại học sư phạm, 44 trường đại học có khoa sư phạm, 39 trường cao đẳng sư phạm, 24 trường cao đẳng có khoa sư phạm, 3 trường trung cấp sư phạm. Mỗi năm đào tạo hàng chục nghìn sinh viên. Trong khi đó, số lượng học sinh không tăng nhiều. Học sinh tiểu học luôn chỉ dao động ở khoảng dưới 10 triệu em.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Viện Khoa học Giáo dục nói về việc Bộ GD&ĐT cho rằng thiếu giáo viên nhưng địa phương lại khẳng định thừa.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ, Viện Khoa học Giáo dục nói về việc Bộ GD&ĐT cho rằng thiếu giáo viên nhưng địa phương lại khẳng định thừa. 
Chia ra thì hoan hô, sáp nhập là khó chịu
Ông vừa nói đến việc phải cấu trúc lại hệ thống các trường đào tạo giáo viên. Cụ thể là thế nào ạ?
Việc này khó lắm, quan trọng là có làm được không, phải đảm bảo các cơ sở đào tạo giáo viên trở thành một hệ thống, liên kết với nhau mà Bộ GD&ĐT phải trực tiếp quản lý hệ thống đó. Trong đó có các trung tâm đào tạo giáo viên cơ bản, nòng cốt, với đội ngũ cán bộ chất lượng, cơ sở vật chất đầy đủ. Giảm bớt những trường đào tạo đi, không cần thiết có trường trung cấp sư phạm nữa. Trường cao đẳng sư phạm thì chuyển đổi đi, làm nhiệm vụ bồi dưỡng là chính, đào tạo ít thôi.
Nếu đã vạch ra được như vậy thì tôi tưởng là dễ chứ?
Dễ ở chỗ nào nào? Giờ giải thể trường thì biết bao cán bộ công nhân viên biết làm gì? Chẳng ai muốn trường mình giải thể hay sáp nhập cả. Chỉ có tách ra là họ thích thôi. Mà để nuôi được số cán bộ công nhân viên đó thì lại phải tuyển sinh viên mới để đào tạo. Càng đào tạo thì số người không có việc làm càng lớn. Thế là nó thành cái vòng luẩn quẩn. 
Rõ ràng sự lãng phí trong đào tạo giáo viên, bất cập là nhìn thấy, thì hẳn là những người lãnh đạo ngành giáo dục cũng phải thấy chứ?
Thấy thì để làm gì? Khắc phục như thế nào, đầy biện pháp đấy nhưng thực hiện nó không dễ chút nào. Ta có cái lối suy nghĩ chia ra thì hoan hô, nhưng sáp nhập vào là khó chịu. Mất ghế, mất nhiều thứ. Giờ hai trường đang có hai hiệu trưởng, sáp nhập lại chỉ còn 1 hiệu trưởng thì đã là vấn đề rồi. Huống hồ là giải thể một trường nào đó thì nhiều chuyện lắm. 
Nếu chưa thể lập tức đóng cửa hay giải thể trường, thì trước tình trạng khủng hoảng thừa như vậy, bản thân các trường phải hạn chế chỉ tiêu đào tạo chứ?
Trường không thích thế, ít sinh viên thì người ta sống bằng gì. Người trong trường chẳng ai ủng hộ. Chẳng trường nào muốn hạn chế chỉ tiêu, vì sinh viên chính là nguồn sống của trường. Ra trường không có việc là vấn đề của xã hội, của ngành khác, chứ không phải của nhà trường. Còn đào tạo, cứ tuyển càng nhiều, đào tạo càng nhiều thì càng tốt chứ.
Làm giáo dục như thế thì cái tâm có vẻ không ổn?
Bất cứ ai làm gì cũng phải nghĩ đến bản thân mình trước chứ mấy ai nghĩ đến lợi ích của xã hội. Cho nên xã hội mới phân ra các nhóm lợi ích khác nhau đấy chứ. Người thầy thì họ biết dạy tốt, thế là không có gì phải áy náy rồi. Còn tuyển vào bao nhiêu, bố trí việc thế nào là phần việc của cán bộ quản lý, lãnh đạo chứ.
"Giỏi đểu, xuất sắc đểu!"
Ở góc độ xã hội thì liệu có giải được bài toán lãng phí này không?
Ai giải? Việc làm không phải là ngành giáo dục phụ trách. Người ta cứ bảo ngành giáo dục không tạo ra việc làm. Ơ buồn cười thật, việc làm là sự phát triển kinh tế của xã hội. Trong điều kiện suy thoái kinh tế, thất nghiệp nhiều, thì ngành sư phạm cũng đâu có ngoại lệ.
Thế thì thật đáng buồn cho những người theo học ngành sự phạm?
Thường người ta có tâm lý biết là mấy năm đi học đã, còn sau này thế nào thì tính sau. Học sinh phổ thông phấn đấu bằng được vào đại học, nhưng khi vào đại học rồi thì cái số học hành chăm chỉ lại rất ít. Không thi lại không phải là sinh viên. Đó là thực trạng rất buồn. Đáng buồn hơn có những trường sinh viên nào cũng khá giỏi. Nâng đánh giá để các em dễ xin việc. Có một vị lãnh đạo đơn vị nói với tôi là ông ấy không nhận sinh viên tốt nghiệp loại giỏi hay xuất sắc của trường A, bởi trường đó toàn là "giỏi đểu, xuất sắc đểu".
Năm học mới bắt đầu, những vấn đề còn tồn tại của ngành sư phạm thì lúc nào cũng vẫn mới. Ông có còn trăn trở nhiều về những điều đó?
Nghĩ để làm gì, có làm được gì đâu. Nhiều khi nghiên cứu chỉ là nghiên cứu thế, chứ cũng chả chắc gì đã hiện thực hóa được. Chúng tôi cũng có nhiều kiến nghị về đào tạo giáo viên, nhưng cũng lo không biết có được tiếp nhận hay không. Vì ý tưởng hay thường khó thực hiện.
Ở góc độ nghiên cứu nhiều về thực trạng hoạt động của giáo viên, ông đánh giá thế nào về vai trò của nhà giáo?
Quan điểm của tôi muốn giáo viên là nguồn nhân lực cơ bản thì phải được đạo tạo, kế hoạch hóa đầu vào và đầu ra. Dự báo được hàng năm cần bao nhiêu giáo viên, sinh viên tốt nghiệp ra là có nơi làm việc. Chất lượng giáo viên quyết định chất lượng nền giáo dục. Không có một nền giáo dục nào chất lượng lại vượt quá chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nhưng đó lại chỉ là ý tưởng chứ làm được hay không thì lại là chuyện khác.
Xin cảm ơn ông!
Người Việt Nam nặng tâm lý sính bằng cấp mà không thấy được việc học mang lại lợi ích gì. Thế là nhà nhà, người người đi học, bán trâu bán bò bán ruộng cho con cái đi học. Bằng mọi giá phải có cái bằng đại học, bất kể là học trường nào. Đó không phải là hiếu học, mà là thích hư danh. Thế là lao đi học đại học, ra trường làng nhàng không xin được việc, lại trở về với bàn tay trắng.

Đằng sau việc 5 hiệu trưởng xin từ chức là gì?

(Kiến Thức) - "Việc một số hiệu trưởng nhường lại chức vụ cho người khác chắc hẳn phải có lý do chứ không dễ ai từ bỏ "ghế" của mình đâu", TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục chia sẻ.

Tự dưng từ bỏ quyền lợi thì khó lắm
Mới đây, ngành GD&ĐT Hà Nội tổ chức tổng kết năm học 2012 - 2013. Theo đó, lãnh đạo phòng GD&ĐT Hà Đông cho biết, địa phương này đã tham mưu miễn nhiệm 5 hiệu trưởng theo "văn hoá từ chức" xuống làm phó hiệu trưởng và luân chuyển đi nơi khác. Câu chuyện này khiến dư luận quan tâm, có đôi phần sửng sốt. Ông thì thế nào?

Bàn chuyện cấm nữ giáo viên “mặc quần không đáy“

(Kiến Thức) - "Ở thời đại tiên tiến, người ta rất khó chấp nhận những quy định cổ hủ, không hợp thời, bắt phải làm thế này hay thế khác", chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất.

Đầu năm học 2013 – 2014, hiệu trưởng trường THCS và THPT Việt Trung (Quảng Bình) đã ra văn bản cấm nữ giáo viên mặc váy lên lớp. Bên cạnh số ít người đồng tình, nhiều người đã lên tiếng phản đối, cho rằng quy định này hoàn toàn vô lý và không cần thiết.

Quy định vô lý

Tin mới