Làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân gây ra ổ dịch COVID-19 ở Hà Nam

Thủ tướng yêu cầu làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ra ổ dịch bệnh COVID-19 ở Hà Nam, xử lý nghiêm theo quy định.

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.
Kết luận nêu, thực tế cho thấy tại nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị vẫn có tâm lý chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch, nhất là trong khâu quản lý, giám sát y tế trong và sau cách ly tập trung đối với bệnh nhân COVID-19. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lây nhiễm trong cộng đồng liên quan đến ổ dịch ở tỉnh Hà Nam từ ngày 29/4.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, UBND tỉnh Hà Nam và các tỉnh, thành phố liên quan đến chùm ca lây nhiễm bệnh vừa qua khẩn trương, thần tốc truy vết nhanh, phát hiện sớm, cách ly ngay, khoanh vùng gọn, điều trị tích cực.
Đồng thời, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân trực tiếp gây ra ổ dịch bệnh ở Hà Nam, xử lý nghiêm theo quy định.
Tại cuộc họp ngày 30/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tục nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới. Trong đó, Thủ tướng lưu ý, khâu tổ chức thực hiện các quy định, quy chế cần phải siết chặt hơn nữa, làm tốt, hiệu quả hơn nữa.
Lam ro trach nhiem to chuc, ca nhan gay ra o dich COVID-19 o Ha Nam
 Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Ông Phạm Minh Chính nhấn mạnh việc xem xét kiểm điểm trách nhiệm, xử lý nghiêm các cơ quan, đơn vị, địa phương, cá nhân lơ là, chủ quan, mất cảnh giác và thực hiện không đúng các quy định trong phòng chống dịch, để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng. Bởi, chỉ một người lơ là, cả xã hội vất vả.
Theo Thủ tướng, vừa qua có nơi, có lúc, người đứng đầu cũng chưa thực sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nên tình hình có những sơ hở, do đó, phải xem xét xử lý nghiêm minh trách nhiệm của người đứng đầu nếu để xảy ra dịch với tinh thần khách quan, công bằng, hợp lý.
Người đứng đầu Chính phủ kêu gọi toàn thể đồng bào và chiến sĩ cả nước chung tay với Chính phủ, nỗ lực cao nhất, gác lại việc chưa cần thiết, ngay lập tức thực hiện các quy định của Chính phủ, của Ban Chỉ đạo quốc gia, các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng trong phòng chống dịch vì sức khỏe của mỗi cá nhân, vì sức khỏe của cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc.
Kinh nghiệm một năm rưỡi kiên cường phòng chống dịch của Việt Nam cho thấy càng về sau, các đợt dịch càng khó khăn, phức tạp hơn, thời gian khống chế lâu hơn, song chúng ta có đầy đủ cơ sở để tin rằng vẫn có thể xử lý tốt tình hình.
Qua các đợt dịch, các giải pháp ngày càng được hoàn chỉnh, hoàn thiện, triển khai bài bản hơn trong thực tế. Có chiến lược đúng đắn, giải pháp phù hợp chưa đủ, một “bí quyết” của Việt Nam là triển khai quyết liệt, nhất quán, đồng bộ chiến lược, giải pháp đó khi xảy ra tình huống dịch.
Cuôc họp khẩn của Thủ tướng được tổ chức trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ lễ dài ngày, lượng người đi lại và tập trung ở nhiều nơi rất lớn. Cùng với chiến lược vaccine đang được Chính phủ tích cực triển khai với quyết tâm cao nhất, mỗi người trong gần 100 triệu đồng bào cần gác lại những thói quen bình thường trong điều kiện cũ nhưng không còn phù hợp trong bối cảnh mới, mà trước hết là hạn chế tụ tập đông người, thực hiện nghiêm túc 5K…
Trước mắt chúng ta là rất nhiều việc quan trọng phải làm, trong đó, có cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp vào ngày 23/5 tới. Yêu cầu của Trung ương, Chính phủ, Thủ tướng, mục tiêu cao nhất của chúng ta là bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe cho người dân, cho cộng đồng, vì lợi ích quốc gia, dân tộc và thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa phát triển kinh tế-xã hội, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra, đưa đất nước tiếp tục tiến về phía trước.

Bản tin COVID-19: Sáng 28/2, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới

Theo bản tin cập nhật tình hình dịch COVID-19 của Bộ Y tế, tính từ 18h ngày 27//2 đến 6h ngày 28/2, Bộ Y tế cho biết nước ta tạm thời chưa ghi nhận thêm ca COVID-19, cả trường hợp lây nhiễm cộng đồng và ca nhập cảnh.

Như vậy, đến 6h sáng nay, Việt Nam ghi nhận tổng cộng 2432 ca COVID-19, trong đó có 1.530 ca mắc do lây nhiễm trong nước.

Quảng Ninh tạm dừng các trạm kiểm soát COVID-19 từ 0h ngày 22/3

Việc tạm dừng các trạm kiểm soát người và phường tiện ra vào tỉnh Quảng Ninh được thực hiện sau khi các địa phương lân cận đã kiểm soát được dịch COVID-19.

Hôm nay (21/3), Ban Chỉ đạo cấp tỉnh phòng, chống dịch COVID-19 giao Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo UBND các địa phương Quảng Yên, Uông Bí, Tiên Yên, Hạ Long tạm dừng hoạt động của các chốt kiểm soát đối với phương tiện, người ra vào tỉnh từ 0h ngày 22/3.

Các hoạt động kinh doanh có điều kiện trên cơ sở thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong trạng thái bình thường mới được hoạt động trở lại.

25 người ở TP.HCM tiếp xúc gần ca mắc COVID-19

Ngành y tế TP.HCM đã rà soát được 25 F1 và 21 F2 liên quan bệnh nhân mắc COVID-19 nhập cảnh trái phép.

Trao đổi với Zing sáng 26/3, đại diện Trung tâm Y tế huyện Bình Chánh cho biết lực lượng chức năng đã phong tỏa khách sạn Quốc Thái ở đường số 7, khu dân cư Trung Sơn, xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh, từ 0h cùng ngày. Địa phương đã xác định 25 người tiếp xúc gần (F1) liên quan bệnh nhân mắc COVID-19 đã lưu trú tại đây.

Tin mới