Làm thế nào để có kinh trở lại?

(Kiến Thức) - Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này, chẳng hạn như thiếu máu, suy dinh dưỡng, yếu tố thần kinh, nhiễm trùng, yếu tố nội tiết...

Hỏi: Tôi mới 38 tuổi, 7 tháng nay bỗng dưng mất kinh. Do tôi mới có 1 con nên muốn sinh thêm 1 cháu nữa. Xin bác sĩ tư vấn giúp cách để tôi có kinh trở lại và có thể mang thai? - Hồ Mai Hiếu (quận 7, TPHCM).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
TS.BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M, Bệnh viện Từ Dũ TP HCM: Trước đây bạn vẫn có kinh và sinh con, hiện nay bạn không có kinh 7 tháng được gọi là vô kinh thứ phát. 
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng này, chẳng hạn như thiếu máu, suy dinh dưỡng, yếu tố thần kinh, nhiễm trùng, yếu tố nội tiết (buồng trứng, tuyến yên, tuyến giáp, tuyến thượng thận...)... Bạn nên đi khám phụ khoa để bác sĩ tìm nguyên nhân để có giải pháp thích hợp. 

Nguyên nhân kinh nguyệt màu đen bất thường

(Kiến Thức) - Những thói quen hàng ngày như ăn đồ lạnh, căng thẳng hoặc uống một số loại thuốc... có thể gây nên hiện tượng kinh nguyệt màu đen.

Căng thẳng. Vào thời điểm nang trứng phát triển, nó sẽ sản xuất ra các hormone sinh dục là estrogen và progesterone làm cho lớp niêm mạc lót bên trong tử cung dày lên. Khi sự cân bằng hormone bị xáo trộn sẽ dẫn đến việc lớp niêm mạc trở nên quá dày và bị bong tróc. Chính điều này là nguyên nhân làm lượng máu chảy nhiều hơn bình thường, thậm chí có thể gây ra hiện tượng máu vón cục khiến khí hư có màu nâu đen.
 Căng thẳng. Vào thời điểm nang trứng phát triển, nó sẽ sản xuất ra các hormone sinh dục là estrogen và progesterone làm cho lớp niêm mạc lót bên trong tử cung dày lên. Khi sự cân bằng hormone bị xáo trộn sẽ dẫn đến việc lớp niêm mạc trở nên quá dày và bị bong tróc. Chính điều này là nguyên nhân làm lượng máu chảy nhiều hơn bình thường, thậm chí có thể gây ra hiện tượng máu vón cục khiến khí hư có màu nâu đen.

Nguyên nhân chu kỳ kinh nguyệt đến muộn

(Kiến Thức) - Mang thai là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi chậm trễ kỳ kinh. Song, có thể không phải như vậy.

Hội chứng buồng trứng đa nang. Làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
 Hội chứng buồng trứng đa nang. Làm cho nồng độ estrogen và androgen cao kéo dài, không lên xuống như trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường vì tuyến yên giảm bài tiết hormone, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Hội chứng này hay đi kèm với béo phì, vô kinh hoặc chảy máu tử cung bất thường.
Căng thẳng. Căng thẳng ảnh hưởng đến nhiều điều trong cuộc sống bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Cơ thể căng thẳng làm giảm hoocmon GnRH (hoocmon kích thích nang trứng) làm cho trứng không rụng. Hãy tìm giải pháp xả stress để lấy lại mật độ kinh nguyệt bình thường. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn.
Căng thẳng. Căng thẳng ảnh hưởng đến nhiều điều trong cuộc sống bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt. Cơ thể căng thẳng làm giảm hoocmon GnRH (hoocmon kích thích nang trứng) làm cho trứng không rụng. Hãy tìm giải pháp xả stress để lấy lại mật độ kinh nguyệt bình thường. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của bạn. 

Tin mới