Làm thế nào để tránh chiến tranh Nga-Mỹ ở Syria?

(Kiến Thức) - Chính quyền Donald Trump cần  suy nghĩ thấu đáo về các bước tiếp theo để không sa vào một cuộc chiến tranh Nga-Mỹ không mong muốn ở Syria.

Làm thế nào để tránh chiến tranh Nga-Mỹ ở Syria?
Đó là khuyến cáo của giáo sư nghiên cứu về an ninh quốc gia Nikolas K. Gvosdev tại Trường Cao đẳng Hải quân Mỹ và đồng thời là cộng tác viên của tạp chí The National Interest.
Lam the nao de tranh chien tranh Nga-My o Syria?
 Chiến đấu cơ F/A-18E Super Hornet trên bay qua Biển Hoa Đông trong cuộc tập trận Keen Sword 2013. Ảnh: US Navy
Sau một thời gian dài khá yên ổn kể từ khi Nga can thiệp ồ ạt vào Syria cuối năm 2015, vụ máy bay Mỹ bắn hạ máy bay ném bom Su-22 của Syria gần Raqqamới đây có thể khiến cho nguy cơ các lực lượng Nga-Mỹ xung đột trực tiếp với nhau trở nên nhãn tiền hơn.
Sự cố máy bay Mỹ bắn máy bay Syria - bị cáo buộc không kích lực lượng SDF được Washington hậu thuẫn - ở phía nam thành phố Raqqa đã khiến cho khả năng đó trở nên hiện thực hơn.
Moscow cảnh báo rằng Nga sẽ coi bất kỳ máy bay nào bay qua lãnh thổ Syria mà không có sự cho phép của chế độ Bashar al-Assad là thù địch. Vấn đề ở chỗ liệu Nga có biến “lời nói thành hành động” thực tế hay không .
Có vẻ như, Nga rất thận trọng trong khâu sử dụng ngôn từ để tránh vẽ một “vạch đỏ” ở Syria mà nước này không muốn thực thi hoặc có khả năng kỹ thuật trên thực địa. Có lẽ, các máy bay liên quân bay trong không phận Syria có thể sẽ bị các radar phòng không của Nga theo dõi, khiến cho các phi công Mỹ và các đồng minh đối mặt với rủi ro cao hơn trong khi tiến hành các phi vụ ở Syria. Chỉ có điều, giờ đây mối quan hệ Nga-Mỹ lại phụ thuộc vào phản ứng bột phát của các phi công và các nhân viên điều khiển không lưu ở dưới đất, chứ không phụ thuộc vào mong muốn của các vị tổng thống và các nhà ngoại giao.
Nếu xảy ra các sự cố tương tự ở Syria, Nga có thể không trực tiếp thách thức Quân đội Mỹ mà tìm cách sử dụng các phương tiện khác để gây khó khăn cho quân Mỹ trong khu vực. Khi Washington đang áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới đối với Moscow, Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể cảm thấy không còn gì để mất và chuyển sang theo đuổi lập trường thậm chí còn mang tính đối đầu hơn nữa.
Nga được cho là một đối thủ mạnh có khả năng thách thức sức mạnh kết hợp của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO.
Thế nhưng, cũng có ý kiến cho rằng Nga sắp sụp đổ và dễ bị Mỹ gây áp lực. Rủi ro của cách tiếp cận này cho thấy quan điểm đối đầu với Nga có thể được hiện thực hóa mà không có sự chuẩn bị tốt từ phía Mỹ.
Rõ ràng, các mục tiêu ban đầu của chính quyền Trump tìm cách tiến hành một vụ giao dịch lớn với điện Kremlin đã trở nên xa vời. Khác biệt quá lớn giữa các giá trị và lợi ích của Nga và Mỹ khiến cho việc đạt được bất kỳ thỏa hiệp nào cũng trở nên khó khả thi.
Giáo sư Nikolas K. Gvosdev khuyến cáo: Nếu đúng như vậy, Mỹ cần suy nghĩ nghiêm túc về các bước tiếp theo- và không sao vào một cuộc đụng độ với Nga mà nước này không mong muốn trên bầu trời Syria.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ

(Kiến Thức) - Theo đài Spunik, khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư.

Biên niên sử khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. Ngay từ đầu Liên bang Nga đã coi những vụ ném bom Nam Tư là hành động gây hấn xâm lược. Phản ứng đầu tiên là việc Thủ tướng Nga Evgeny Primakov hủy bỏ chuyến thăm chính thức Mỹ. Khi nghe tin về Nam Tư, Thủ tướng Evgeny Primakov lập tức ra lệnh cho chuyên cơ quay đầu khi đang ở trên Đại Tây Dương, không bay sang Mỹ mà trở về Moscow.  Liên bang Nga tạm ngừng hợp tác với NATO.
Bien nien su khung hoang quan he Nga-My
Khủng hoảng quan hệ Nga-Mỹ bắt đầu vào năm 1999,  với sự can thiệp của NATO do Mỹ cầm đầu chống lại Nam Tư. 
Quan hệ Nga-Mỹ xấu đi bởi chiến dịch chống Iraq mà liên quân thực hiện vào tháng 3/2003, tiếp theo đó là cuộc xâm lược  của quân đội Mỹ vào Iraq. Chiến dịch quân sự ở Iraq đã không nhận được sự chia sẻ của ban lãnh đạo và dư luận xã hội Nga. Theo quan điểm của người dân Nga, mục đích chiến tranh của Mỹ là chiếm hữu nguồn tài nguyên dầu mỏ và áp đặt quan điểm của họ về trật tự thế giới mà không thèm đếm xỉa đến vai trò của Liên Hợp Quốc.

Nga không nên tự lừa dối mình về Donald Trump

(Kiến Thức) - Nga không nên tự dối mình và không nên trông đợi sớm có những thay đổi cơ bản trong quan hệ Mỹ-Nga dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Nga không nên tự lừa dối mình về Donald Trump
Đó là ý kiến của Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Chính trị Alexander Gusev, Giám đốc Viện Kế hoạch Chiến lược và Dự báo (Nga).
Nga khong nen tu lua doi minh ve Donald Trump
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump. Ảnh Salon 

Ảnh: Quan hệ Nga-Mỹ nóng lên trước thềm năm mới 2017

(Kiến Thức) - Mối quan hệ Nga-Mỹ có chiều hướng xấu đi sau động thái trừng phạt Moscow của chính quyền Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama.

Ảnh: Quan hệ Nga-Mỹ nóng lên trước thềm năm mới 2017
Anh: Quan he Nga-My nong len truoc them nam moi 2017
Ngày 29/12, mối quan hệ Nga-Mỹ tiếp tục nóng lên vào dịp cuối năm 2016 khi vào ngày 29/12, Tổng thống Obama công  bố danh sách trừng phạt lên Nga: trục xuất 35 người nghi là tình báo Nga đồng thời yêu cầu đóng cửa hai cơ sở của Nga (một ở New York, một ở Maryland) do cáo buộc Moscow can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Ảnh chụp tại cơ sở do người Nga sở hữu ở Centreville, Maryland (bị phía Washington yêu cầu đóng cửa) hôm 30/12. Ảnh Daily Mail 

Tin mới