Làm thế nào phân biệt nốt ruồi với u hắc tố?

(Kiến Thức) - Nốt ruồi thực tế nó có thể đơn giản chỉ là nốt ruồi, nhưng cũng có thể là các u hắc tố.

Hỏi: Nốt ruồi to sần sùi có phải u hắc tố, có thể đốt được không? - Nguyễn Mỹ Thảo (Hà Nội).
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
ThS.BS Nguyễn Thị Thảo, Phòng khám da liễu Beauty Clinic: Nốt ruồi là từ để gọi chung những điểm, đốm đen trên da, thực tế nó có thể đơn giản chỉ là nốt ruồi, nhưng cũng có thể là các u hắc tố. Nếu không có chuyên môn về da liễu sẽ không thể xác định được. Muốn làm mất nốt ruồi cần có sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ. Có thể chỉ cần đến hóa chất, đốt laser, hoặc áp ni-tơ lỏng... 
Nếu là u hắc tố - biểu hiện phát triển phì đại, sần sùi, có bờ gồ ghề, màu sắc sẫm không đều, tổn thương lan rộng - thì cần phẫu thuật và xét nghiệm giải phẫu bệnh lý để xác định tế bào có lành tính hay không. Nếu đốt, hay sử dụng chất tẩy tùy tiện tác động vào u hắc tố sẽ gây nguy cơ ung thư tế bào hắc tố. 

Tiêu diệt khối u vú bằng laser trong 15 phút

(Kiến Thức) - Một nữ bệnh nhân ung thư vú ở Anh đã tiên phong trong việc tiêu diệt khối u bằng tia laser chỉ trong 15 phút, mà không cần cắt bỏ tuyến vú.

Bà Fiona Fisher - Bệnh nhân tiên phong điều trị khối u vú bằng tia laser.
Bà Fiona Fisher - Bệnh nhân tiên phong điều trị khối u vú bằng tia laser. 
Fiona Fisher, 57 tuổi, đến từ Primrose Hill, Bắc London là cựu nhân viên tư vấn lao động tự do, được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú và rất ngạc nhiên khi bác sĩ cố gắng tiêu diệt khối u bằng cách nổ mìn nó với tia laser trong 15 phút.

Mắc ung thư da hắc tố hiếm trong miệng

(Kiến Thức) - Một người đàn ông Trung Quốc (45 tuổi) kém may mắn mắc phải căn bệnh ung thư da hắc tố dạng hiếm bởi vị trí của khối u lại nằm ở lợi.

Vùng lợi bị đen được chẩn đoán là ung thư da hắc tố, một dạng ung thư hiếm gặp.
Vùng lợi bị đen được chẩn đoán là ung thư da hắc tố, một dạng ung thư hiếm gặp. 
Bệnh nhân này cho biết, ông không hề cảm thấy đau đớn khi lợi chuyển dần sang màu đen. Chỉ tới gần một tháng trở lại đây, sức khỏe của ông ngày càng trầm trọng và khi đi khám, ông mới biết mình mắc ung thư da hắc tố (u niêm mạc hắc tố).
Khối u màu đen lan rộng gần như toàn bộ phần lợi trên của người bệnh này. Theo Tạp chí Y khoa Anh, vùng lợi bị đen này có diện tích khoảng 1,5x4cm và nó là ung thư da hắc tố, một dạng ung thư hiếm gặp. Loại ung thư này chỉ chiếm chưa tới 5% các trường hợp ung thư da khác có liên quan đến melanocyte, tế bào sản sinh hắc sắc tố; nó có thể xuất hiện ở bề mặt niêm mạc của cơ thể, khoang mũi, miệng, âm đạo, hậu môn và một số vị trí khác.

Tin mới