Làm thủ tục bay bằng VNeID người dân cần lưu ý gì?

Người dân sử dụng tài khoản định danh điện tử ở mức độ 2 tích hợp trên ứng dụng VNeID được chấp nhận thay cho căn cước công dân khi làm thủ tục đi máy bay.

Từ ngày 1/6, các cảng hàng không trên cả nước sẽ đồng loạt thí điểm chấp nhận hành khách sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 thay thế căn cước công dân. Theo Cục Hàng không Việt Nam, việc thí điểm trước mắt sẽ kéo dài trong 2 tháng (từ 1/6 - 1/8/2023), áp dụng với chuyến bay nội địa.
Lam thu tuc bay bang VNeID nguoi dan can luu y gi?
 Ảnh minh họa.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Bộ GTVT vừa chấp thuận đề xuất sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên app VNeID của hành khách để làm thủ tục đi máy bay. Tại quầy thủ tục check-in, cửa kiểm soát an ninh và khi ra cửa máy bay (boarding), hành khách tự mở tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên điện thoại của mình để nhân viên hàng không kiểm tra trực quan (bằng mắt thường). Nội dung kiểm tra gồm đối chiếu ảnh của khách trên tài khoản với người thật và đối chiếu với thông tin chuyến bay.
Riêng tại cửa kiểm soát an ninh, nhân viên có thể xác định các trường hợp bất thường, nghi ngờ... để yêu cầu xác thực điện tử kỹ càng theo hướng dẫn của Bộ Công an (quét mã QR để kiểm tra). Ngày 31/5, Cục Hàng không đã gửi quy trình hướng dẫn cho các hãng hàng không và sân bay để triển khai thực hiện từ 1/6. Tuy nhiên, thời điểm áp dụng chính thức còn phụ thuộc vào công tác chuẩn bị của các sân bay.
Theo lãnh đạo sân bay Nội Bài, sân bay vẫn chưa chính thức áp dụng quy trình mới. Các sân bay đang họp với Cục Hàng không để thống nhất thời điểm triển khai. Dự kiến, sân bay Nội Bài sẽ bố trí riêng một khu vực tại nhà ga để lực lượng công an kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 2 cho hành khách có nhu cầu.
Do lo ngại trục trặc, lỗi phát sinh từ công nghệ mới, đại diện sân bay khuyến cáo hành khách vẫn mang theo căn cước công dân và có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử trên tinh thần "trải nghiệm". Việc thí điểm chỉ thực hiện với hành khách tự nguyện. Nhân viên hàng không tham gia thí điểm tự nguyện sử dụng điện thoại và tài khoản định danh điện tử của mình vào việc thí điểm. Đặc biệt, nhân viên hàng không tham gia thí điểm cam kết không sử dụng thông tin hành khách vào mục đích trái pháp luật.
Đồng thời, tại quầy làm thủ tục hàng không, luồng kiểm tra an ninh hàng không, điểm lên máy bay đang thí điểm phải có biển bảng thông báo việc chấp nhận tài khoản định danh điện tử mức độ 2 khi hành khách làm thủ tục đi máy bay. Các đơn vị có liên quan trong ngành hàng không cũng được yêu cầu tập huấn, động viên và cử cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm, giỏi chuyên môn tham gia thí điểm. Kết thúc thí điểm, các cơ quan cần báo cáo kết quả thống kê, đánh giá các rủi ro cùng những khó khăn vướng mắc và đề xuất phương án chấp nhận tài khoản định danh điện tử mức độ 2 của hành khách trong thời gian tiếp theo.
 >>> Xem thêm video: Phát hiện gần 400.000 tài khoản đánh bạc qua mạng

Nguồn: VTV 24.

Có tài khoản định danh điện tử, người dân không cần mang theo CCCD

Sau khi đăng ký tài khoản định danh điện tử sẽ được tích hợp thông tin của thẻ căn cước công dân, người dân sẽ không phải mang theo bản cứng bên mình.

Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) vừa ra mắt ứng dụng định danh điện tử (VNeID).

Theo Cục C06, hiện các đơn vị của Bộ Công an đã thu thập được gần 6 triệu hồ sơ đăng ký định danh điện tử và đã phê duyệt, kích hoạt cho 10 công dân đầu tiên để sử dụng tài khoản này.

Tài khoản định danh điện tử là tập hợp gồm tên đăng nhập (mã số định danh cá nhân), mật khẩu. Tài khoản này được tạo bởi hệ thống định danh và xác thực điện tử của Bộ Công an.

Co tai khoan dinh danh dien tu, nguoi dan khong can mang theo CCCD

10 công dân đầu tiên được phê duyệt tài khoản định danh điện tử. 

Trung tá Nguyễn Thành Vĩnh, Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cho biết, việc sử dụng tài khoản định danh điện tử có hai cấp độ: “Mức một, công dân có thể trải nghiệm một số tiện ích cơ bản như đọc báo, khai báo y tế... Để đăng ký online, người dùng tải ứng dụng VNeID từ CH Play hoặc App Store. Khi tài khoản được phê duyệt, người dùng sẽ nhận được mật khẩu qua tin nhắn điện thoại, sau đó chỉ cần đăng nhập và sử dụng. Mức hai, người dân có thể sử dụng tất cả các dịch vụ tiện ích mà Bộ Công an cùng các bộ ngành liên quan xây dựng, liên kết”.

Phó Giám đốc Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư cũng cho biết thêm, ở mức hai, người dùng phải đến trực tiếp công an địa phương cung cấp số điện thoại, email, để đăng ký. Ai có nhu cầu tích hợp các loại giấy tờ Giấy phép lái xe, Đăng ký xe, thẻ Bảo hiểm y tế,... cần mang theo các giấy tờ gốc để đối chiếu.

Đặc biệt, khi người dân được kích hoạt tài khoản định danh có thể tích hợp mọi thông tin trên Căn cước công dân gắn chíp. Từ đó sẽ "cho ra đời" một "căn cước công dân điện tử thay thế căn cước bản cứng. Người dân sẽ không cần mang theo bản cứng căn cước công dân, tất cả thao tác đều trên điện thoại.

Bãi bỏ 37 thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu

Liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023, Bộ Tư pháp đã ban hành quyết định bãi bỏ 37 thủ tục, không yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy để làm thủ tục hành chính.

Chiều 26/12, tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thanh Hải - Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) khẳng định việc bỏ sổ hộ khẩu từ ngày 1/1/2023 đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của dư luận.

Theo ông Nguyễn Thanh Hải, Bộ Công an cũng đã có hướng dẫn với 7 phương thức để người dân dễ dàng thực hiện các thủ tục hành chính khi bỏ sổ hộ khẩu.

Các hướng dẫn được đưa ra bao gồm việc sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp điện tử chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú; Sử dụng thiết bị đọc mã QRCode trên thẻ Căn cước công dân có gắn chip; Sử dụng thiết bị đọc chip trên thẻ Căn cước công dân.

Bai bo 37 thu tuc lien quan den so ho khau

Sau ngày 31/12/2022, sổ hộ khẩu giấy hết giá trị. Ảnh: Phạm Hải.

Trong 7 phương thức được Bộ Công an hướng dẫn người dân thực hiện các thủ tục hành chính khi bỏ sổ hộ khẩu còn có việc tra cứu, khai thác thông tin cá nhân trực tuyến trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư; Sử dụng ứng dụng VneID; Sử dụng giấy xác nhận thông tin về cư trú; Sử dụng thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.

“Các hướng dẫn đó rất cụ thể và chi tiết, khi bỏ sổ hộ khẩu thì người dân áp dụng các phương thức của Bộ Công an”, ông Hải nói.

Liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu, Bộ Tư pháp cũng đã ban hành quyết định bãi bỏ 37 thủ tục, không yêu cầu người dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy để làm thủ tục hành chính.

Bộ Tư pháp phối hợp với Bộ Công an, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan thí điểm 2 dịch vụ công liên thông gồm: Đăng ký khai sinh - Đăng ký thường trú - Cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi và Đăng ký khai tử - Xóa đăng ký thường trú - Trợ cấp mai táng phí tại TP Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

Ông Nguyễn Thanh Hải cho biết, cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Tư pháp tiếp tục được khai thác và sử dụng hiệu quả, đặc biệt là Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với hơn 58 triệu dữ liệu hộ tịch các loại.

“Về cơ bản, sự kết nối giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử (Bộ Tư pháp) với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư (do Bộ Công an quản lý) đã sẵn sàng. Chúng tôi cũng đã kết nối với nhiều cơ sở dữ liệu khác”, ông Hải thông tin.

Tin mới