Lần giở bí ẩn “nước thăng quan” ở ngã ba Bạch Hạc

(Kiến Thức) - Chẳng biết có tự bao giờ, nhưng năm nào cũng vậy, khi tiết xuân vừa chớm nở thì người dân tứ xứ kéo về ngã ba Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ) để lấy nước cầu may.

Lần giở bí ẩn “nước thăng quan” ở ngã ba Bạch Hạc

Chẳng biết dòng nước ô nhiễm ấy có mang đến vận may cho người cầu tin hay không. Nhưng chuyện phong thủy khí tụ ở ngã ba Bạch Hạc thì rõ rành từ thời Hùng Vương.

"Anh muốn đến ngã ba Bạch Hạc thì đừng đến chỗ mà người ta chỉ lối bây giờ. Chỗ ấy là sai. Ngã ba Bạch Hạc làm gì có doi đất nào nổi lên. Chỗ mới bây giờ là do đất cát bồi từ khi ngăn đập Sơn La. Anh cứ nhắm thẳng đền Tam Giang hướng khoảng trăm mét chỗ nước cuộn mới là ngã ba Bạch Hạc" - Lời của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương dặn chúng tôi trước lúc tìm đến ngã ba thiêng liêng cổ kính nhất nước Việt. 

Ngã ba trời đất
Khi chạm vào tiếng cung văn của những đồng cô bóng cậu đền Tam Giang, chúng tôi đứng lại ngắm cảnh, may gặp một người tuổi cỡ 40 hỏi về ngã ba Bạch Hạc. Anh này chỉ tay ra chỗ doi cát nổi lên giữa sông. Một cụ già tuổi 74 tên là Nguyễn Văn Nụ đến bảo không phải, đấy là chỗ mới, chỗ cũ cách chân cầu Việt Trì vài trăm nhịp chèo. So với lời của cụ Nguyễn Khắc Xương thì quả đúng như vậy. 
Ông Nụ bảo: "Lớp trẻ không biết, thấy người ta lấy nước ở cái doi đất mới thì nghĩ đó là ngã ba Bạch Hạc. Tôi sống 74 năm rồi, tôi biết hết. Cái ngã ba cổ xưa ở chỗ cuộn nước, lại có ba màu khác nhau cùng ba vị nước mặn, ngọt, lợ".
Chùa Tam Giang trấn trước ngã ba Bạch Hạc.
Chùa Tam Giang trấn trước ngã ba Bạch Hạc.  
Thấy chúng tôi tâm huyết với ngã ba Hạc nên ông Nụ tự nguyện chèo thuyền làm hoa tiêu dẫn lối. Dòng nước xoáy khiến ông phải cứng chân đạp mái chèo liên tục. Đến chỗ nước xoáy, ông mới chỉ tay bảo là ngã ba Bạch Hạc. Lúc này, tôi để ý ông Nụ không điều khiển mái chèo nữa nhưng thuyền vẫn đứng vững một chỗ, không suy xuyển.
Chỗ khí tụ trời đất là đây. Nơi giao thoa của ba dòng sông lớn Thao - Lô - Đà cũng là đây. Và nghe đâu ngã ba thiêng khí này đã nghìn đời vào câu đối trên ban thờ Cơ Miếu Hùng Vương bằng Hán ngữ mà người sau lược dịch: Sách trời đã định, chính thống dựng kinh đô Bách Việt non sông có Tổ/Núi sáng khí thiêng, cố cung thành miếu mạo, ba sông quanh quất hướng chầu vua.
Theo quan sát tường tận, ở vũng xoáy Bạch Hạc có ba dòng nước khác biệt vần vũ liên tục. Nếm vị nước cũng ba kiểu khác nhau. Một dòng nước rất ngọt, dòng khác lại vị tanh mặn, dòng khác nữa thì lờ lợ. Chẳng biết thực hư có khí tụ hay không nhưng khí trời xung quanh sáng láng lạ thường. Chính chỗ ấy, nơi Lạc Long Quân "chia con" lên rừng xuống biển mà tạo thành dân Việt.
Cũng trước ngã ba thủy tụ ấy, vì thấy nhiều sự lạ nên người dân lập chùa Tam Giang án ngữ, ngõ hầu thờ tụng thần linh và Đức Phật cho đất yên ổn. Sau này, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật đưa tướng lĩnh đến bái Tổ mong xin phù hộ đại quân vững chí cự địch Nguyên Mông trên dòng Đà giang.
Nhiều người lấy nước ở ngã ba Bạch Hạc để mong thăng quan.
Nhiều người lấy nước ở ngã ba Bạch Hạc để mong thăng quan.
Lấy nước thăng quan
Từ xa xưa, cổ tục lấy nước ở ngã ba Bạch Hạc đã có. Nhưng theo nghiên cứu của cụ Nguyễn Khắc Xương từ thời theo cha là thi sĩ Tản Đà du ngoạn Việt Trì, tục lấy nước ở Ngã ba Hạc rất đa dạng. Nhưng chủ yếu chỉ là lấy nước ở nơi linh khí thủy tụ về rửa xương cho tổ tiên khi sang cát cất mộ, hoặc lấy ít cát nơi đáy sông về để xây mồ mả.
Tục truyền kể lại, nước ngã ba Bạch Hạc rất thơm. Nước ngũ vị hương để rửa xương cho tiền nhân cũng thua xa dòng nước này. Vả lại, được nước thủy tụ linh khí vào xương thì đời đời yên ổn, con cháu phát đạt an gia. Nhưng được thế, phải có cái tâm, cái đức khi đến nơi này.
Các nho sĩ thời xưa đến đây lấy nước đều rũ bỏ hết những muộn phiền, âu lo. Họ bình thản hòa mình cùng trời đất để xin nước, một để rửa bút, hai để rửa xương chứ tịnh không hề có ý xin nước cầu may, phát quan phát tài.
Đi lấy nước ở ngã ba Bạch Hạc.
Đi lấy nước ở ngã ba Bạch Hạc. 
Thời nay lại khác, theo như ông Nụ lúc dò dẫm đưa khách ra cái doi cát múc nước: "Họ cứ lấy tàn chứ chẳng có thành tâm thành ý gì cả. Hỏi thì họ trả lời lấy nước về thờ mong năm mới thăng quan tiến chức. Năm sau lại đến lấy để thăng chức cao hơn".
Vào ngày 22/2 và 10/3 âm lịch hằng năm là người tứ xứ đến lấy nước đông nhất. Một phần cũng vì khi ấy đền Tam Giang mở cổ tục "rước nước", phần nữa lại trùng với giỗ Tổ Hùng Vương. Nhưng điều mà ông Nụ cũng như các cao niên ở đây buồn bã là tệ nạn kinh doanh nước thiêng. 
Nhiều người múc nước dưới sông đựng vào chai hoặc can to rồi bán cho những người không thể ra được nơi thủy tụ linh khí. Mỗi can vài chục, có khi vài trăm nghìn. Sự linh thiêng cùng cổ tục bỗng dưng bị biến tướng kiểu buôn thần bán thánh vô tội vạ. 
Dịch vụ bán "nước thiêng" hình thành ở Việt Trì.
Dịch vụ bán "nước thiêng" hình thành ở Việt Trì. 
Hầm cá Anh Vũ
Là lão ngư ở ngã ba Hạc nên ông Nụ tỏ ra rành rẽ mọi chuyện. Chuyện trên mặt nước thì thôi không kể, vì nó là phần nổi dễ thấy, dễ tin. Chuyện dưới mặt nước mới đáng ngẫm, đáng suy. "Dưới ngã ba Bạch Hạc có một quần thể đá kỳ thú lắm. Tôi và vài lão ngư từng lặn xuống ấy dò dẫm vào tận trong hang. Có ba hang cả thảy, trong đó có một hang rộng đến 30m", ông Nụ kể.
Những ngư dân ngã ba sông thường đồn về loài quái thú dị kỳ quẩn quanh nơi hầm đá, nhưng ông Nụ khẳng định là không có. Đó chỉ là loài cá lăng khổng lồ, chúng hay tụ lại quần nhau rồi tạo ra sóng vần vũ đêm ngày. Bây giờ, nước ô nhiễm quá, nạn đánh bắt bằng xung điện nở rộ nên cá lăng hoặc chết hoặc di tản nơi khác cho yên ổn.
Rồi còn chuyện cá Anh Vũ nữa. Khắp nước Việt ta thì chỉ cá Anh Vũ là quý dùng để tiến vua. Loài cá này còn hơn cả thần thoại vì có thật. Giá cả lên tới trăm triệu một con là bình thường, bởi quan niệm nuôi cá lấy may. Ngày trước, chúng hiển hiện ngay trong ba cái hầm đá dưới ngã ba Bạch Hạc. Hồi còn nhỏ, ông Nụ vẫn thấy chúng nhưng chẳng dám bắt. Người làng bảo, cá ấy là "cá vua", cá của Hùng Vương. 
Những năm bao cấp, có một nhóm khảo sát đường thủy chẳng tường lịch sử thiêng khí của ngã ba này nên dùng mìn định phá hầm đá phía dưới. Ai ngờ, mìn nổ không sập nổi đá mà ba người thiệt mạng. Từ ấy, chỗ ngã ba thi thoảng lại có người chết. Đấy là chuyện ông Nụ kể, người ta còn đổ cho thần thánh bắt người nhưng ngẫm lại, những kẻ phải bỏ mạng nơi đây, ít nhiều đều có dính dáng đến những việc mờ ám đối với hang ở của loài "cá vua" ngự vùng linh khí Bạch Hạc.
"Tục rước nước có từ thời Lý - Lê cùng tín ngưỡng thờ lúa nước của cư dân nông nghiệp. Tục rước nước cổ xưa là mong ước cầu cho mùa màng thắng lợi. Tục này không chỉ Việt Nam, mà Lào và Trung Quốc cũng có. Hơn chục năm trở lại đây, tục lấy nước với mục đích cầu thăng quan tiến chức chính là những biến tướng của thời đại. Nhưng đó âu cũng là sự thích hợp với những đổi thay tín ngưỡng mà mỗi địa vị lại có cách hiểu khác nhau".
Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Khắc Xương

10 phóng viên huyền thoại trong chiến tranh VN

(Kiến Thức) - Cuộc chiến ở Việt Nam là nơi sản sinh ra nhiều tên tuổi huyền thoại trong làng phóng viên ảnh chiến trường thế giới.

10 phóng viên huyền thoại trong chiến tranh VN
Eddie Adams (1933 – 2004) là nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến qua các bức chân dung của nhân vật nổi tiếng, chính trị gia, đồng thời là phóng viên chiến trường, nhà báo ảnh xuất sắc. Ông đã có mặt tại 13 cuộc chiến, từ chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.
 Eddie Adams (1933 – 2004) là nhiếp ảnh gia người Mỹ được biết đến qua các bức chân dung của nhân vật nổi tiếng, chính trị gia, đồng thời là phóng viên chiến trường, nhà báo ảnh xuất sắc. Ông đã có mặt tại 13 cuộc chiến, từ chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đến chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Eddie Adams được chụp khi ông là phóng viên của hãng thông tấn Associated Press (AP). Đó là bức ảnh Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia của chế độ Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ cộng sản trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Adams đã giành được giải Pulitzer năm 1969 cho hạng mục Ảnh sự kiện và giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1968 nhờ bức ảnh này.
 Bức ảnh nổi tiếng nhất trong sự nghiệp của Eddie Adams được chụp khi ông là phóng viên của hãng thông tấn Associated Press (AP). Đó là bức ảnh Tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia của chế độ Sài Gòn Nguyễn Ngọc Loan bắn thẳng vào đầu một chiến sĩ cộng sản trên đường phố Sài Gòn ngày 1/2/1968. Adams đã giành được giải Pulitzer năm 1969 cho hạng mục Ảnh sự kiện và giải thưởng Ảnh Báo chí Thế giới năm 1968 nhờ bức ảnh này.

Françoise Demulder (1947 - 2008) là một nữ phóng viên nhiếp ảnh chiến tranh người Pháp. Từng học triết học tại Paris và có thời gian ngắn làm người mẫu, nhưng bà đã bỏ tất cả vì sự đam mê công việc của một phóng viên chiến trường. Bà bắt đầu sự nghiệp năm 1972 tại Việt Nam, ở tuổi 25. Ngày 30/4/1975, Demulder là phóng viên duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng Giải phóng húc đổ cổng của Dinh Độc Lập, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam.
 Françoise Demulder (1947 - 2008) là một nữ phóng viên nhiếp ảnh chiến tranh người Pháp. Từng học triết học tại Paris và có thời gian ngắn làm người mẫu, nhưng bà đã bỏ tất cả vì sự đam mê công việc của một phóng viên chiến trường. Bà bắt đầu sự nghiệp năm 1972 tại Việt Nam, ở tuổi 25. Ngày 30/4/1975, Demulder là phóng viên duy nhất chụp được khoảnh khắc chiếc xe tăng Giải phóng húc đổ cổng của Dinh Độc Lập, đánh dấu sự kết thúc của chiến tranh Việt Nam.

Henri Huet (1927 –1971, quốc tịch Pháp, có mẹ là người Việt) là một phóng viên ảnh nổi tiếng của AP trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Đến Việt Nam từ năm 1965, ông đã bị thương nặng vào năm 1967 và đã được AP chuyển về văn phòng tại Tokyo. Nhưng ngay sau đó ông lại yêu cầu được chuyển trở lại chiến trường Việt Nam. Henri Huet mất do tai nạn máy bay trực thăng tại Lào cùng 3 phóng viên khác năm 1971.
 Henri Huet (1927 –1971, quốc tịch Pháp, có mẹ là người Việt) là một phóng viên ảnh nổi tiếng của AP trong thời gian chiến tranh Việt Nam. Đến Việt Nam từ năm 1965, ông đã bị thương nặng vào năm 1967 và đã được AP chuyển về văn phòng tại Tokyo. Nhưng ngay sau đó ông lại yêu cầu được chuyển trở lại chiến trường Việt Nam. Henri Huet mất do tai nạn máy bay trực thăng tại Lào cùng 3 phóng viên khác năm 1971.

Các hình ảnh của Huet có ảnh hưởng mạnh đến dư luận tại Mỹ. Một trong những ảnh đáng nhớ nhất của ông có Binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh I của quân đội Mỹ, đang săn sóc các binh sĩ bạn mặc dù anh ta cũng đã bị thương.
 Các hình ảnh của Huet có ảnh hưởng mạnh đến dư luận tại Mỹ. Một trong những ảnh đáng nhớ nhất của ông có Binh nhất Thomas Cole, một người cứu thương trẻ của Sư đoàn Kỵ binh I của quân đội Mỹ, đang săn sóc các binh sĩ bạn mặc dù anh ta cũng đã bị thương.

Horst Faas (người Đức, 1933-2012) là một phóng viên ảnh huyền thoại của hãng thông tấn AP và thế giới nói chung. Ông đến Việt Nam năm 1962 và là người đứng đầu bộ phận ảnh của AP tại Sài Gòn suốt cho đến 1970. Trực tiếp cầm máy trên chiến trường, ông từng bị thương nặng ở chân năm 1967 do bom đạn. Không chỉ chụp ảnh về chiến sự, Faas còn tuyển dụng và đào tạo nhiều tay máy, trong đó có Huỳnh Công Út, nổi tiếng với cái tên Nick Út.
 Horst Faas (người Đức, 1933-2012) là một phóng viên ảnh huyền thoại của hãng thông tấn AP và thế giới nói chung. Ông đến Việt Nam năm 1962 và là người đứng đầu bộ phận ảnh của AP tại Sài Gòn suốt cho đến 1970. Trực tiếp cầm máy trên chiến trường, ông từng bị thương nặng ở chân năm 1967 do bom đạn. Không chỉ chụp ảnh về chiến sự, Faas còn tuyển dụng và đào tạo nhiều tay máy, trong đó có Huỳnh Công Út, nổi tiếng với cái tên Nick Út.

Một tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam của Horst Faas đã đoạt giải Pulitzer năm 1965. Bức ảnh ghi lại cảnh một người cha ôm xác con nhìn lên chiếc xe chở lính Sài Gòn. Đứa bé thiệt mạng khi quân lực Sài Gòn tấn công vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
 Một tấm ảnh về chiến tranh Việt Nam của Horst Faas đã đoạt giải Pulitzer năm 1965. Bức ảnh ghi lại cảnh một người cha ôm xác con nhìn lên chiếc xe chở lính Sài Gòn. Đứa bé thiệt mạng khi quân lực Sài Gòn tấn công vào một ngôi làng gần biên giới Campuchia.

Hubert van Es (1941 - 2009) là một nhiếp ảnh gia người Hà Lan có mặt tại Việt Nam để làm việc cho hãng thông tấn và United Press International (UPI) vào năm 1975, thời điểm cuộc chiến đã đến hồi kết. Ông là người đã thực hiện bức ảnh nổi tiếng ngày 29/4/1975, ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA tại Sài Gòn.
 Hubert van Es (1941 - 2009) là một nhiếp ảnh gia người Hà Lan có mặt tại Việt Nam để làm việc cho hãng thông tấn và United Press International (UPI) vào năm 1975, thời điểm cuộc chiến đã đến hồi kết. Ông là người đã thực hiện bức ảnh nổi tiếng ngày 29/4/1975, ghi lại cảnh đám đông di tản chen nhau lên một máy bay trực thăng đậu trên nóc một tòa nhà của CIA tại Sài Gòn.

Larry Burrows (người Anh, 1926 - 1971) là phóng viên ảnh của tạp chí Life. Đến Việt nam từ năm 1962, ông một trong những nhiếp ảnh gia có mặt sớm và xây dựng được sự nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Ông mất năm 1971 cùng Henri Huet và hai phóng viên khác trong vụ rơi trực thăng ở Lào.
 Larry Burrows (người Anh, 1926 - 1971) là phóng viên ảnh của tạp chí Life. Đến Việt nam từ năm 1962, ông một trong những nhiếp ảnh gia có mặt sớm và xây dựng được sự nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Ông mất năm 1971 cùng Henri Huet và hai phóng viên khác trong vụ rơi trực thăng ở Lào.

Những phóng sự ảnh của Larry Burrows xuất hiện trên tạp chí Life đã làm bàng hoàng về sự tàn khốc cuộc chiến ở Việt Nam. Một trong những loạt ảnh nổi tiếng nhất của ông xuất bản trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965, có tựa đề "Một ngày bay cùng Yankee Papa 13" đã tái hiện lại một ngày chết chóc của binh sĩ Mỹ tại một đơn vị Trực Thăng ở Việt Nam.
 Những phóng sự ảnh của Larry Burrows xuất  hiện trên tạp chí Life đã làm bàng hoàng về sự tàn khốc cuộc chiến ở Việt Nam. Một trong những loạt ảnh nổi tiếng nhất của ông xuất bản trên tạp chí LIFE ngày 16/4/1965, có tựa đề "Một ngày bay cùng Yankee Papa 13" đã tái hiện lại một ngày chết chóc của binh sĩ Mỹ tại một đơn vị Trực Thăng ở Việt Nam.

Malcolm W. Browne (người Mỹ, 1933 - 2012) vốn là một nhà hóa học nhưng tham gia quân dịch vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên, sau đó gia nhập hãng thông tấn AP và làm trưởng đại diện AP ở Đông Dương từ 1961 - 1968. Ông là một trong những nhà báo đầu tiên thường trú đưa tin về Chiến tranh Việt Nam.
 Malcolm W. Browne (người Mỹ, 1933 - 2012) vốn là một nhà hóa học nhưng tham gia quân dịch vào cuối cuộc Chiến tranh Triều Tiên, sau đó gia nhập hãng thông tấn AP và làm trưởng đại diện AP ở Đông Dương từ 1961 - 1968. Ông là một trong những nhà báo đầu tiên thường trú đưa tin về Chiến tranh Việt Nam.

Bức ảnh nổi tiếng làm nên tên tuổi của Browne là ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963. Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 và được đánh giá là bức ảnh làm đổi thay lịch sử. Bức ảnh đã khiến Tổng thống Mỹ giận dữ, mở đường cho việc nước Mỹ chấm dứt sự ủng hộ của mình với chính quyền Ngô Đình Diệm.
 Bức ảnh nổi tiếng làm nên tên tuổi của Browne là ảnh chụp cảnh tự thiêu của hòa thượng Thích Quảng Đức năm 1963. Bức ảnh giành giải Ảnh Báo chí Thế giới năm 1963 và được đánh giá là bức ảnh làm đổi thay lịch sử. Bức ảnh đã khiến Tổng thống Mỹ giận dữ, mở đường cho việc nước Mỹ chấm dứt sự ủng hộ của mình với chính quyền Ngô Đình Diệm.

Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1951 sinh tại Long An) là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn AP tại Việt Nam từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam. Bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam.
 Nick Út, tên thật Huỳnh Công Út, (người Mỹ gốc Việt, sinh năm 1951 sinh tại Long An) là phóng viên ảnh cho hãng thông tấn AP tại Việt Nam từ năm 16 tuổi. Anh ruột của ông - Huỳnh Thanh Mỹ cũng là một phóng viên chiến trường làm việc cho AP - đã chết trong Chiến tranh Việt Nam. Bản thân Nick Út cũng bị thương 3 lần trong Chiến tranh Việt Nam.

Ông là người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh ngày 8/6/1972. Sau khi công bố, bức ảnh trở nên nổi tiếng và mang lại cho ông giải Pulitzer 1973. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”, được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.
 Ông là người chụp bức ảnh em bé Phan Thị Kim Phúc và những đứa trẻ khác bị bỏng do bom napalm của Mỹ tại Trảng Bàng - Tây Ninh ngày 8/6/1972. Sau khi công bố, bức ảnh trở nên nổi tiếng và mang lại cho ông giải Pulitzer 1973. Bức ảnh này đã đi vào lịch sử với cái tên “Em bé Napalm”, được xếp thứ 41 trong 100 bức ảnh có tầm ảnh hưởng nhất thế kỷ 20 do Đại học Columbia bình chọn.

Philip Jones Griffiths (bên trái ảnh, người xứ Wales, 1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường nổi bật trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.
 Philip Jones Griffiths (bên trái ảnh, người xứ Wales, 1936 - 2008) là một trong những phóng viên ảnh chiến trường nổi bật trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Đến miền Nam Việt Nam để đưa tin cho hãng thông tấn Magnum (Anh) vào năm 1965, ông đã thực hiện nhiều bức ảnh gây sốc, phơi bày sự thật trần trụi về cuộc chiến phi nghĩa do Mỹ tiến hành ở Việt Nam.

Năm 1971, cuốn sách ảnh Vietnam Inc của ông về cuộc chiến đã tạo ra cú sốc lớn khi cho người xem một góc nhìn chân thực hơn về cuộc chiến khủng khiếp ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Ảnh: Một phụ nữ Việt Nam bị thương trong cuộc giao tranh trên đường phố Sài Gòn năm 1968.
 Năm 1971, cuốn sách ảnh Vietnam Inc của ông về cuộc chiến đã tạo ra cú sốc lớn khi cho người xem một góc nhìn chân thực hơn về cuộc chiến khủng khiếp ở Việt Nam. Những bức ảnh đó đã góp phần thức tỉnh trái tim hàng triệu người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Ảnh: Một phụ nữ Việt Nam bị thương trong cuộc giao tranh trên đường phố Sài Gòn năm 1968.

Wilfred Graham Burchett (người Australia, 1911- 1983) là một phóng viên cánh tả nổi tiếng, là phóng viên phương Tây đầu tiên có mặt và đưa tin tại Hiroshima, Nhật Bản sau khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ông cũng là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ.
 Wilfred Graham Burchett (người Australia, 1911- 1983) là một phóng viên cánh tả nổi tiếng, là phóng viên phương Tây đầu tiên có mặt và đưa tin tại Hiroshima, Nhật Bản sau khi Mỹ thả bom nguyên tử. Ông cũng là phóng viên phương Tây hiếm hoi từng sống cùng với bộ đội Việt Nam tại chiến khu Việt Bắc và chiến trường miền Nam trong hai cuộc chiến tranh của người Việt Nam chống lại quân đội Pháp và Mỹ.

Trong sự nghiệp của mình, Wilfred Burchett đặt biệt gắn bó với Việt Nam. Mặc dù đã 60 tuổi, Burchett vẫn đi hàng trăm km qua nhiều chiến trường, đã từng ở trong địa đạo Củ Chi với các du kích. Bên cạnh hình ảnh chiến tranh, ông cũng thực hiện nhiều bức ảnh đời thường, ghi lại các góc cạnh đời sống của người dân miền Bắc. Những hình ảnh và bài viết của ông đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn của công chúng thế giới về cuộc chiến giải phóng dân tộc của người Việt Nam.
 Trong sự nghiệp của mình, Wilfred Burchett đặt biệt gắn bó với Việt Nam. Mặc dù đã 60 tuổi, Burchett vẫn đi hàng trăm km qua nhiều chiến trường, đã từng ở trong địa đạo Củ Chi với các du kích. Bên cạnh hình ảnh chiến tranh, ông cũng thực hiện nhiều bức ảnh đời thường, ghi lại các góc cạnh đời sống của người dân miền Bắc. Những hình ảnh và bài viết của ông đã tác động mạnh mẽ đến cái nhìn của công chúng thế giới về cuộc chiến giải phóng dân tộc của người Việt Nam. 

Vì sao cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975?

(Kiến Thức) - Nếu không có sự kiện 30/4 thì sớm muộn quân đội Sài Gòn cũng chỉ có nước giải tán vì hết tiền, một phụ tá của Thiệu viết trong hồi ký.

Vì sao cuộc chiến Việt Nam kết thúc năm 1975?
Sài Gòn cạn tiền hết đạn
Trong hồi ký Đại thắng mùa xuân, Đại tướng Văn Tiến Dũng cho biết vào cuối năm 1974, ta biết được sức chiến đấu của quân đội Sài Gòn suy giảm nghiêm trọng vì thiếu xăng dầu, đạn dược. Chính điều đó đưa đến quyết tâm lập kế hoạch mở chiến dịch của ta. Tuy nhiên, phía ta không biết rằng, vào thời điểm đó, tình hình chính quyền và quân đội Sài Gòn còn bi đát hơn nhiều.

Ảnh “độc” về con lai Việt – Mỹ sau chiến tranh VN

(Kiến Thức) - Cuộc sống của những đứa trẻ con lai mẹ Việt - bố Mỹ đã được nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths lột tả chân thực qua những bức ảnh chụp năm 1985.

Ảnh “độc” về con lai Việt – Mỹ sau chiến tranh VN
Trong chiến tranh Việt Nam, nhiều quân nhân, nhân viên phục vụ trong quân đội và các cơ quan, tổ chức của Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã “kết đôi” với phụ nữ địa phương và sinh ra những em bé con lai Việt – Mỹ. Hầu hết những đứa trẻ đó đã lớn lên trong hoàn cảnh không có cha khi người Mỹ rút khỏi Việt Nam…
 Trong chiến tranh Việt Nam, nhiều quân nhân, nhân viên phục vụ trong quân đội và các cơ quan, tổ chức của Mỹ tại miền Nam Việt Nam đã “kết đôi” với phụ nữ địa phương và sinh ra những em bé con lai Việt – Mỹ. Hầu hết những đứa trẻ đó đã lớn lên trong hoàn cảnh không có cha khi người Mỹ rút khỏi Việt Nam…

Tuyết Mai là cô con gái 13 tuổi của bà Nguyễn Thị Ba. Em sinh ra ở Nha Trang, nhưng hiện sống ở Vũng Tàu cùng gia đình. Cùng đứa em gái tên là Anh mới 5 tuổi, Mai đi bán đậu phộng trên bãi biển cho du khách. Khu vực em bán hàng là nơi tập trung du khách Nga và Đông Âu, và dung mạo “lai Tây” giúp em thu hút sự chú ý hơn. Mai không biết gì về cha mình. Sau khi bức ảnh này được đăng trên tạp chí Life năm 1985, nhiều cựu binh Mỹ, và cả vợ của một số cựu binh, đã yêu cầu công bố danh tính của cô bé. Một người đã thu xếp để đưa Mai sang Mỹ, dù tuyên bố về việc ông là cha đẻ của Mai bị nghi ngờ.
 Tuyết Mai là cô con gái 13 tuổi của bà Nguyễn Thị Ba. Em sinh ra ở Nha Trang, nhưng hiện sống ở Vũng Tàu cùng gia đình. Cùng đứa em gái tên là Anh mới 5 tuổi, Mai đi bán đậu phộng trên bãi biển cho du khách. Khu vực em bán hàng là nơi tập trung du khách Nga và Đông Âu, và dung mạo “lai Tây” giúp em thu hút sự chú ý hơn. Mai không biết gì về cha mình. Sau khi bức ảnh này được đăng trên tạp chí Life năm 1985, nhiều cựu binh Mỹ, và cả vợ của một số cựu binh, đã yêu cầu công bố danh tính của cô bé. Một người đã thu xếp để đưa Mai sang Mỹ, dù tuyên bố về việc ông là cha đẻ của Mai bị nghi ngờ.

Hai em Nguyễn Thị Xuân Trang và Nguyễn Anh Tuấn là con của bà Nguyễn Thị Hợp và ông Robert Z. Lewis, người đến từ Nam Carolina, từng phục vụ trong đơn vị không quân Mỹ đóng tại Cần Thơ. Bà Hợp đã sống cùng tình nhân trong vài năm, dù biết rằng ông đã có vợ và hai con bên Mỹ. Robert đã không liên lạc lại, dù từng hứa hẹn đưa bà sang Mỹ sinh sống. Cho tới thời điểm năm 1985, bà Hợp và hai con sống tại TP HCM tại một căn nhà tạm bợ.
 Hai em Nguyễn Thị Xuân Trang và Nguyễn Anh Tuấn là con của bà Nguyễn Thị Hợp và ông Robert Z. Lewis, người đến từ Nam Carolina, từng phục vụ trong đơn vị không quân Mỹ đóng tại Cần Thơ. Bà Hợp đã sống cùng tình nhân trong vài năm, dù biết rằng ông đã có vợ và hai con bên Mỹ. Robert đã không liên lạc lại, dù từng hứa hẹn đưa bà sang Mỹ sinh sống. Cho tới thời điểm năm 1985, bà Hợp và hai con sống tại TP HCM tại một căn nhà tạm bợ.

Cu Tèo sống với bố mẹ nuôi của mình là ông Trần Văn Bảo và bà Trần Thị Hằng trên mảnh đất nhỏ cách phía Bắc của Bến Tre khoảng 10 km. Em đã bỏ học để làm ruộng như mọi người nông dân khác trong vùng vì thường bị bẹn bè trêu chọc về nguồn gốc con lai của mình. Cu Tèo bị mẹ bỏ rơi trong một khu rừng khi di tản khỏi Kontum trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, khi đó em mới 5 tuổi. Sau chiến tranh, một số người đã ngỏ ý muốn “mua” cậu bé Việt lai Mỹ này, nhưng đều đã bị từ chối. Khi gặp phóng viên, Cu Tèo đã bỏ chạy, và chỉ bình tĩnh lại khi biết rằng người đàn ông lạ mặt đến đây không phải để bắt mình đi.
 Cu Tèo sống với bố mẹ nuôi của mình là ông Trần Văn Bảo và bà Trần Thị Hằng trên mảnh đất nhỏ cách phía Bắc của Bến Tre khoảng 10 km. Em đã bỏ học để làm ruộng như mọi người nông dân khác trong vùng vì thường bị bẹn bè trêu chọc về nguồn gốc con lai của mình. Cu Tèo bị mẹ bỏ rơi trong một khu rừng khi di tản khỏi Kontum trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975, khi đó em mới 5 tuổi. Sau chiến tranh, một số người đã ngỏ ý muốn “mua” cậu bé Việt lai Mỹ này, nhưng đều đã bị từ chối. Khi gặp phóng viên, Cu Tèo đã bỏ chạy, và chỉ bình tĩnh lại khi biết rằng người đàn ông lạ mặt đến đây không phải để bắt mình đi.

Em Lê Thị Liên sống với mẹ nuôi của mình là bà Trần Thị Sinh trong một cửa hàng văn phòng phẩm ở Chợ Lớn sau khi mẹ đẻ qua đời khi mới 3 tháng tuổi. Cha của Liên là một kĩ sư Mỹ làm việc ở Sài Gòn rồi về nước năm 1970. Khi nghe tin mẹ Liên mất, ông đã hỗ trợ tài chính để nuôi Liên. Nhưng sau đó ít lâu, bà Sinh đã nhận được một bức thư từ vợ của người kĩ sư Mỹ, viết rằng: “Đừng bao giờ cố gắng để liên lạc với chồng tôi nữa”. Hiện Liên học ở ngôi trường đối diện với cửa hàng của mình. Em tỏ ra có năng khiếu ở môn điền kinh, thể dục dụng cụ và đã giành giải nhất nội dung chạy cự li ngắn trong một cuộc thi.
 Em Lê Thị Liên sống với mẹ nuôi của mình là bà Trần Thị Sinh trong một cửa hàng văn phòng phẩm ở Chợ Lớn sau khi mẹ đẻ qua đời khi mới 3 tháng tuổi. Cha của Liên là một kĩ sư Mỹ làm việc ở Sài Gòn rồi về nước năm 1970. Khi nghe tin mẹ Liên mất, ông đã hỗ trợ tài chính để nuôi Liên. Nhưng sau đó ít lâu, bà Sinh đã nhận được một bức thư từ vợ của người kĩ sư Mỹ, viết rằng: “Đừng bao giờ cố gắng để liên lạc với chồng tôi nữa”. Hiện Liên học ở ngôi trường đối diện với cửa hàng của mình. Em tỏ ra có năng khiếu ở môn điền kinh, thể dục dụng cụ và đã giành giải nhất nội dung chạy cự li ngắn trong một cuộc thi.

Lê Thị Út, 13 tuổi, là con gái của bà Lê Thị Mai với một lính Mỹ da đen. Ngoài Út, bà Mai còn có nhiều đứa con khác với một người đàn ông Việt Nam. Lê Thị Út hiện theo học ở trường tiểu học mang tên Vĩnh Phú ở tỉnh Bến Tre, nơi em được làm lớp trưởng. Em biết rất ít về người cha của mình – người không có tên trong hồ sơ nhập học – ngoại trừ việc ông đóng quân ở Bến Tre thời gian chiến tranh. Út quả quyết rằng mình muốn được ở lại Việt Nam, thay vì lựa chọn sang Mỹ như nhiều trường hợp con lai khác.
 Lê Thị Út, 13 tuổi, là con gái của bà Lê Thị Mai với một lính Mỹ da đen. Ngoài Út, bà Mai còn có nhiều đứa con khác với một người đàn ông Việt Nam. Lê Thị Út hiện theo học ở trường tiểu học mang tên Vĩnh Phú ở tỉnh Bến Tre, nơi em được làm lớp trưởng. Em biết rất ít về người cha của mình – người không có tên trong hồ sơ nhập học – ngoại trừ việc ông đóng quân ở Bến Tre thời gian chiến tranh. Út quả quyết rằng mình muốn được ở lại Việt Nam, thay vì lựa chọn sang Mỹ như nhiều trường hợp con lai khác.

Loan Anh, một cô bé có cha là người Mỹ ở bên mẹ là bà Hồ Thị Thu. Dù hiện tại sống ở Bến Tre, nhưng Loan Anh được sinh ra ở Đà Lạt, nơi mẹ em làm giáo viên thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hiện giờ bà Thu làm nghề thợ may, và bà đã dạy nghề này cho con gái mình. Ngoài việc học nghề, Loan Anh đang bận rộn học tiếng Anh để chờ cơ hội sang Mỹ sinh sống.
  Loan Anh, một cô bé có cha là người Mỹ ở bên mẹ là bà Hồ Thị Thu. Dù hiện tại sống ở Bến Tre, nhưng Loan Anh được sinh ra ở Đà Lạt, nơi mẹ em làm giáo viên thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Hiện giờ bà Thu làm nghề thợ may, và bà đã dạy nghề này cho con gái mình. Ngoài việc học nghề, Loan Anh đang bận rộn học tiếng Anh để chờ cơ hội sang Mỹ sinh sống.  

Vương Thị Mỹ Linh và mẹ cô bé là bà Vương Thị Mai Phương, người từng làm nhân viên trong câu lạc bộ của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ) trên đường Trần Quý Cáp ở Sài Gòn. Cha của Mỹ Linh là Robert C. Turner, một cựu nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Ông đã rời khỏi Việt Nam năm 1973.
Vương Thị Mỹ Linh và mẹ cô bé là bà Vương Thị Mai Phương, người từng làm nhân viên trong câu lạc bộ của USAID (Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ) trên đường Trần Quý Cáp ở Sài Gòn. Cha của Mỹ Linh là Robert C. Turner, một cựu nhân viên Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Ông đã rời khỏi Việt Nam năm 1973.

Vuong Tu Than (?) là con trai của bà Vương Thị Phụng Mai, trước kia làm thư ký trong văn phòng của Công ty Kỹ sư Thái Bình Dương ở Sài Gòn. Cha của em là Jerry E. Martin, đến từ thành phố Dallas, Texas, đã rời khỏi Việt Nam vào năm 1973. Bà Mai sống cùng con trai trong căn nhà do ông nội - một người giỏi tiếng Pháp và từng làm việc trong thư viện Đại sứ quán Pháp thời kỳ chiến tranh - để lại ở trung tâm TP HCM.
 Vuong Tu Than (?) là con trai của bà Vương Thị Phụng Mai, trước kia làm thư ký trong văn phòng của Công ty Kỹ sư Thái Bình Dương ở Sài Gòn. Cha của em là Jerry E. Martin, đến từ thành phố Dallas, Texas, đã rời khỏi Việt Nam vào năm 1973. Bà Mai sống cùng con trai trong căn nhà do ông nội - một người giỏi tiếng Pháp và từng làm việc trong thư viện Đại sứ quán Pháp thời kỳ chiến tranh - để lại ở trung tâm TP HCM.

Tin mới