Lan tràn tin "vịt" đề nghị cấm xuất cảnh ông chủ Khaisilk

Một số trang tin không rõ nguồn gốc đang tung tin bịa đặt việc đề nghị cấm xuất cảnh với ông chủ Khaisilk.

Chiều ngày 1/11, một số trang tin không rõ nguồn gốc đang tung tin bịa đặt về vụ việc Khaisilk.
Nội dung bản tin trên trang mạng không rõ nguồn gốc này nêu tin thất thiệt rằng: Sau khi xem xét nhiều khía cạnh của hồ sơ, PC460 đã lập ban chuyên án gấp rút điều tra sự việc trên. Ra quyết định tạm thời phong tỏa toàn bộ khối tài sản mà Tập đoàn Khaisilk đang có. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đề nghị cơ quan điều tra khẩn cấp ra quyết định cấm xuất cảnh và không được rời khỏi nơi cư trú đối với cá nhân Ông Hoàng Khải, Chủ tịch Tập đoàn Khaisilk cho đến khi có những kết luận điều tra chính thức về những sai phạm trên của Tập đoàn.
Tuy nhiên, trao đổi vào tối muộn 1/11, đại diện Bộ Công Thương khẳng định đây là thông tin không chính xác. Bộ không có đề nghị nào cấm xuất cảnh và đi khỏi nơi cư trú với ông Hoàng Khải.
Ngoài ra, không hiểu vô tình hay hữu ý, bản tin này cũng đã viết đơn vị “lập ban chuyên án” là “PC460”. Trên thực tế không có cơ quan bảo vệ pháp luật nào có tên kể trên.
Lan tran tin "vit" de nghi cam xuat canh ong chu Khaisilk
 Trang tin này mới đây cũng đã tung tin bịa đặt việc Hiệp hội xăng dầu Việt Nam đề nghị cấm công chức Hà Nội mua xăng ở trạm xăng Nhật.
Liên quan đến diễn biến vụ việc ông chủ Khaisilk bán khăn lụa có hai nhãn mác “Made in China” và “Made in Vietnam”, ngày 31/10 Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về việc việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo về quyền lợi của người tiêu dùng đối với đơn vị này tại TP HCM.
Theo đó, đoàn kiểm tra sẽ tiến hành làm việc các nội dung trên tại Công ty TNHH Thương mại Khải Đức có địa chỉ trụ sở chính ở số 02 Phan Văn Chương, Phường Tân Phú, Quận 7, TP HCM. Mã số doanh nghiệp số 0302695848; và các chi nhánh địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp này.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu, đoàn kiểm tra có nhiệm vụ: xây dựng kế hoạch và thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật có liên quan; phát hiện, xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật; báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất nhiệm vụ; giải pháp trong công tác quản lý nhà nước liên quan.
Trước đó 1 ngày, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã chỉ đạo Cục Quản lý thị trường chỉ đạo đơn vị chức năng ra quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự sang Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Thành phố Hà Nội đối với cơ sở kinh doanh hàng dệt may do bà Nguyễn Thu Nga là chủ hộ kinh doanh, địa chỉ số 113 Hàng Gai, Hoàn Kiếm, Hà Nội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Đại diện Chi cục Quản lý thị trường TP.Hà Nội cho hay, toàn bộ hồ sơ và tang vật thu giữ được tại cửa hàng số 113 Hàng Gai của Khaisilk đã được chuyển sang PC46, Công an TP. Hà Nội. Vụ việc có dấu hiệu tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo quy định tại điều 156 Bộ Luật hình sự.

Độc giả vạch trần khuất tất của Khaisilk vụ khăn gắn mác Trung Quốc

(Kiến Thức) - Trước lý giải của Khaisilk về việc khăn lụa thương hiệu Khaisilk gắn mác Trung Quốc, nhiều độc giả đã vạch ra những dấu hiệu đáng ngờ, khó tin.

Liên quan đến thông tin khăn lụa mang thương hiệu Khaisilk gắn cùng lúc hai mác “Made in China” và “Khaisilk Made in Vietnam” khiến dư luận xôn xao những ngày qua, Khaisilk đã có văn bản trả lời khách hàng và cho rằng mẫu khăn 55x55 cm có 2 nhãn là do nhân viên bộ phận kho khi soạn lô hàng 60 khăn cho Vinacom thấy thiếu 1 chiếc đã lấy ngay chiếc khác trên máy may hiện đang sản xuất cho khách hàng khác mà không kiểm tra kỹ.
Doc gia vach tran khuat tat cua Khaisilk vu khan gan mac Trung Quoc
 Chiếc khăn gắn cùng lúc hai mác “Made in China” và “Khaisilk Made in Vietnam” khiến dư luận xôn xao. Ảnh: FB Dang Nhu Quynh.

Đại gia Khaisilk “dửng dưng” trước nghi vấn bán khăn lụa gắn mác Trung Quốc

Giữa tâm “bão” khăn lụa tơ tằm “nhập nhèm xuất xứ” khi gắn mác Trung Quốc, ông chủ thương hiệu Khaisilk được cho là có động thái không ngờ.

Những ngày qua, cộng đồng mạng khá sôi sục trước thông tin khăn lụa mua từ thương hiệu Khaisilk có sản phẩm vừa gắn mác thương hiệu Việt vừa gắn mác Trung Quốc. Bên cạnh đó, một số khăn khác cũng mua từ Khaisilk bị nghi ngờ có dấu hiệu bị cắt tem mác “Made in China”.

Tin mới