Làng nghèo mê chữ

Nhắc đến đường vào xã Pờ Tó, dân huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) ai cũng ngao ngán với địa hình hiểm trở nhưng ở bản làng nghèo này ai cũng mê chữ.

Làng nghèo mê chữ
Gian khổ đủ bề
Nằm dưới chân dãy núi miền Đông Nam, vào mùa khô, con đường đến trường tiểu học & trung học cơ sở Đinh Núp ở xã Pờ Tó dày chi chít ổ gà, ổ voi. Còn mùa mưa, tay lái nào “lụa” tới đâu cũng khó tránh lao xuống hố nước vài lần trên chặng đường này. Vậy nên đây luôn là hành trình ê ẩm với các thầy cô.
Ngôi trường này mở tại làng Bi Yông, nhằm phục vụ học sinh 2 làng Bi Yông và Bi Ya. Trường chỉ có 10 lớp tiểu học và 4 lớp THCS, tổng số 323 học sinh, hầu hết là người Bah Nar, chỉ có vài em người Kinh, với 7 phòng, 1 phòng nhỏ dành cho ban giám hiệu, 1 phòng cho giáo viên nghỉ chờ vào tiết dạy và 1 nhà rông được trường mượn thêm của làng để làm lớp. Còn phòng thí nghiệm, tin học, thư viện thì vẫn là ước mơ.
Cô giáo Nguyễn Thị Nghìn dạy chữ cho học sinh.
 Cô giáo Nguyễn Thị Nghìn dạy chữ cho học sinh.
Trước năm học, các thầy cô giáo phải vận động quyên góp từng chiếc quần, cái áo cho học sinh. Có những chiếc áo trắng sờn vai, ố vàng vẫn được trò nghèo quý như báu vật. Có thầy cô tự bỏ tiền túi mua ghế cho các em ngồi trong buổi chào cờ.
Thầy Lê Công Tấn - Hiệu trưởng trường Tiểu học & THCS Đinh Núp cho biết: “Mỗi ngày, tính cả đi lẫn về, các thầy cô giáo phải vượt chặng đường hơn 80km. Nếu ai ở lại dạy cả ngày thì đùm cơm theo hoặc ăn tạm ổ bánh mì, gói mì tôm rồi lại đứng lớp. Trong ngăn kéo của tôi lúc nào cũng có sẵn vài gói mì tôm dự trữ. Khó khăn là vậy nhưng thầy cô nào cũng rất nhiệt tình, chăm lo cho học sinh vì các em rất hiếu học. Mỗi lớp mỗi năm bình quân có 5 học sinh giỏi , nhiều học sinh khá, là động lực để thầy cô bám trường, bám lớp”.
Vừa chăn bò vừa học
Vừa thấy căn nhà rông làng Bi Yông thì trời đổ mưa tầm tã, chúng tôi vội lao xe thẳng vào gầm nhà. Tiếng đọc bài đầm ấm trong giờ Ngữ văn của cô giáo Nguyễn Thị Nghìn vang lên giữa cơn rào dội xuống mái nhà, lớp học nghèo vẫn chăm chỉ học, chẳng để ý gió tạt mưa cả vào người các em.
Thấy lớp học say mê, chúng tôi ngồi bên dưới sàn đợi đến giờ ra chơi gặp cô giáo. Nhưng đến giờ ra chơi, cô trò vẫn tận dụng hết thời gian cho học sinh hỏi những gì chưa hiểu.
Đường đến trường Tiểu học & THCS Đinh Núp, làng Bi Yông dày chi chít ổ gà.
 Đường đến trường Tiểu học & THCS Đinh Núp, làng Bi Yông dày chi chít ổ gà.
Chia sẻ với chúng tôi về sự hiếu học của trẻ em nơi này, cô Nghìn đưa mắt về hướng làng Bi Yông, chậm rãi kể: Có lần tôi hỏi học sinh lớp 9 ước mơ điều gì nhất ? Một em đứng dậy trả lời rằng thích đi thị trấn Ia Pa để nhìn những ngôi nhà cao tầng, vì chỉ được nghe người lớn kể. Trong lớp có em Đinh Lan là học sinh giỏi, bố mẹ đã mất, một mình vừa đi học vừa đi làm thuê. Vài tuần trở lại đây, em thường phải nghỉ học vì đã đến vụ thu hoạch mía, phải tranh thủ đi chặt kiếm tiền phụ giúp chú nuôi 4 đứa em mồ côi.
Nghe tin Đinh Lan sáng nay lại nghỉ buổi kiểm tra, cuối tiết học tôi cùng cô Nghìn đến nhà động viên em trở lại trường, gặp Lan đang chăn bò thuê ở chân núi cách đó không xa. Vừa nhìn thấy cô giáo Nghìn và tôi đến, Lan vội cất quyển sách đi. Hỏi vì sao lại làm vậy, Lan rơm rớm nước mắt thưa: “Đây là quyển sách mà cô Nghìn tặng em nhưng do đọc nhiều lần, không có tiền mua sách khác, mấy hôm trước lại gặp trời mưa nên sách bị nhàu nát. Em sợ cô buồn nghĩ em không trân trọng quà cô tặng…”.
Nói về cách động viên học trò nghèo dân tộc thiểu số đều đặn đến trường, thầy Tấn chia sẻ: Ban giám hiệu nhà trường lập quỹ bằng cách mỗi giáo viên góp 10 nghìn đồng mỗi tháng, lấy tên là quỹ “Tiếp bước đến trường”. Trong trường nếu có học sinh nào nghỉ học quá 3 ngày vì hoàn cảnh quá khó khăn, quỹ sẽ trích tiền mua mắm muối, dầu ăn, gạo đến nhà thăm hỏi, vận động các em đi học trở lại. Từ khi thành lập quỹ đến này, tỉ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể. Quỹ hoạt động rất hiệu qủa, bởi giáo viên người Bah Nar kết hợp với trưởng thôn xuống vận động từng em.

Lạ lùng ngôi trường không giáo viên, không sách vở ở Pháp

Các nhà ngôn ngữ học có lẽ phải xem xét lại khái niệm “trường học” nếu có dịp ghé thăm một ngôi trường không giáo viên, không sách vở.

Lạ lùng ngôi trường không giáo viên, không sách vở ở Pháp
Tất cả những gì sinh viên cần làm là… sáng tạo. Trong đó, họ sẽ có được kiến thức và kỹ năng nhờ làm việc trong một thời gian dài và tự đúc rút tìm câu trả lời bằng cách kết hợp giữa việc "học từ bạn" và học qua các dự án.

Học sinh Syria trở lại ngôi trường bị IS biến thành nhà tù

(Kiến Thức) - Các em học sinh Syria ở thị trấn nhỏ al-Rai háo hức quay trở lại với ngôi trường từng bị IS biến thành nhà tù.

Học sinh Syria trở lại ngôi trường bị IS biến thành nhà tù
Hoc sinh Syria tro lai ngoi truong bi IS bien thanh nha tu
 Ngày 16/1, nhiều học sinh Syria vui vẻ trở lại học tại ngôi trường "Mẹ Aisha của các tín đồ". Ngôi trường này gần đây mới được mở cửa lại sau khi lực lượng nổi dậy Syria giành quyền kiểm soát thị trấn al-Rai từ tay phiến quân IS. Ảnh Reuters

Lạ lùng ngôi trường có 28 cặp sinh đôi, sinh ba ở Trung Quốc

(Kiến Thức) - Giáo viên trong ngôi trường có 28 cặp sinh đôi, sinh ba này cũng gặp khó khăn trong việc phân biệt các học sinh, nhất là khi chúng mặc đồ giống nhau.

Lạ lùng ngôi trường có 28 cặp sinh đôi, sinh ba ở Trung Quốc
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc
Ngôi trường có 28 cặp sinh đôi và sinh ba này ở Thập Yển, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. 
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-2
Hai chị em sinh đôi Peng Yuetong và Peng Yueke đang học lớp 3 trong ngôi trường tiểu học đặc biệt ở tỉnh Hồ Bắc.
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-3
Hai anh em sinh đôi ngồi cạnh nhau trong lớp học. 
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-4
Cặp sinh ba Yu Chunxiao, Yu Xiaxu và Yu Qiushi giống nhau đến mức bố mẹ của các em cũng có lúc nhầm lẫn. 
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-5
 Chị em sinh đôi Shi Xu (phải) và Shi Chen đang theo học lớp 2.
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-6
Liu Yiran và Liu Xinran mới chỉ 11 tuổi nhưng đã cao tới 1,5 mét. Đây là cặp song sinh cao nhất trong trường. Các bạn cùng lớp không thể phân biệt nổi hai chị em Liu vì hai em “giống nhau như hai giọt nước”. 
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-7
Hai chị em sinh đôi Xiao Wenqing và Xiao Wenli. 
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-8
Một trong 28 cặp sinh đôi-sinh ba đang theo học trong cùng một ngôi trường ở Trung Quốc. 
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-9
 Cặp song sinh cùng mặc chiếc áo khoác giống nhau.
La lung ngoi truong co 28 cap sinh doi, sinh ba o Trung Quoc-Hinh-10
 Hai anh em sinh đôi Peng Zhihan và Peng Jiahan đang theo học lớp 2 trong trường. Có thể nói, Zhihan và Jiahan không chỉ là anh em mà còn là những người bạn tốt của nhau. (Nguồn ảnh: China Daily).

Tin mới