Lãnh đạo APG đăng ký mua vào 3 triệu cổ phiếu

(Kiến Thức) - Hai vị lãnh đạo của CTCP Chứng khoán APG vừa đăng ký mua 3 triệu cổ phiếu APG nhằm gia tăng tỷ lệ sở hữu.
 

Theo đó, ông Trần Thiên Hà, Tổng giám đốc Chứng khoán APG đăng ký mua 1 triệu cổ phiếu APG từ ngày 11/10-9/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Hiện tại, ông Hà chưa nắm giữ bất kỳ cổ phiếu APG nào.
Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hồ Hưng, Chủ tịch HĐQT cũng đăng ký mua thêm 2 triệu cổ phiếu APG để nâng tỷ lệ sở hữu lên hơn 8,9 triệu cổ phiếu (tương đương 12,27% vốn điều lệ). Giao dịch cũng dự kiến thực hiện từ ngày 11/10-9/11 theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh.
Lanh dao APG dang ky mua vao 3 trieu co phieu truoc them Dai hoi bat thuong
 
Hiện tại, ĐHĐCĐ bất thường của APG đang được diễn ra, tại đây cổ đông sẽ xem xét thông qua việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2021 và phương án tăng vốn điều lệ của Công ty.
Cụ thể, APG dự kiến điều chỉnh chỉ tiêu doanh thu năm 2021 lên 140 tỷ đồng và chỉ tiêu lãi trước thuế lên 100 tỷ đồng, tăng lần lượt 77% và 43% so với trước điều chỉnh.
Trước đó, tại ĐHĐCĐ thường niên, APG thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2021 với mục tiêu doanh thu đạt 79 tỷ đồng và lãi trước thuế 70 tỷ đồng. Tuy nhiên, lũy kế 8 tháng đầu năm, Công ty đã ghi nhận doanh thu 75,4 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 64,5 tỷ đồng, lần lượt thực hiện được 95% và 92% mục tiêu đề ra.
Bên cạnh việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, ban lãnh đạo APG còn xây dựng phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ thông qua chào bán 75 triệu cổ phiếu riêng lẻ nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá 10.000 đồng/cp và 73.15 triệu cổ phiếu riêng lẻ ra công chúng cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ thực hiện quyền 1-1, với giá không thấp hơn 12.000 đồng/cp.
Tổng số tiền huy động về nhằm bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính và mở rộng quy mô doanh nghiệp. Nếu chào bán thành công, Công ty dự kiến thu về hơn 2002 tỷ đồng, nâng vốn điều lệ lên hơn 2.588 tỷ đồng.

Dự đoán kịch bản chứng khoán Việt Nam năm 2021

(Kiến Thức) - Dù còn có thể nhiều tác động từ dịch COVID-19 nhưng chứng khoán Việt Nam vẫn được dự báo tăng và chỉ số VN-Index có thể đạt mức 1.250 điểm. 

 

Thời điểm đầu năm 2020, khi đại dịch COVID-19 bùng phát, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có lúc giảm điểm khá sâu, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khá nhiều. Tuy nhiên, sau đó thị trường đã phục hồi và tăng trưởng ngoạn mục vào những tháng cuối năm 2020.

HoSE lộ nhiều yếu kém về quản trị

Ðể giảm tải cho hệ thống giao dịch, một số quyết định điều hành của Sở Giao dịch Chứng Khoán TPHCM (HoSE) thời gian qua đưa ra: nâng lô, kiểm soát huỷ/sửa lệnh. 

Quyết định này bị nhà đầu tư phản đối gay gắt vì không cho thấy tính hiệu quả, nhà đầu tư chịu thiệt hại nặng nề trong nhiều tháng. Từ sự cố nghẽn lệnh, những bất cập, yếu kém của của HoSE càng lộ rõ.
Các công ty chứng khoán (CTCK) hiện nay đang vừa kinh doanh chứng khoán vừa môi giới, do đó, gây nghi ngại cho nhà đầu tư. Ngày 10/6, trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng Thư ký Hiệp hội Kinh doanh Chứng khoán (VASB) đánh giá, sự cố nghẽn lệnh của HoSE tất yếu ảnh hưởng đến thị trường, nhà đầu tư, tuy nhiên vấn đề chỉ là trước mắt và đã có giải pháp khắc phục. Ông Kỳ bày tỏ tin tưởng, tháng 7/2021, hệ thống FPT đi vào hoạt động sẽ giải quyết đươc sự cố của HoSE.

Tin mới