Lãnh đạo Bộ GD&ĐT nói gì về việc tăng học phí khi giá cả leo thang?

Bộ GD&ĐT đề nghị chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc xác định mức học phí cũng như lộ trình tăng học phí phù hợp.

Ngày 4/6, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ.
Lanh dao Bo GD&DT noi gi ve viec tang hoc phi khi gia ca leo thang?

Phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 4/6 tại Hà Nội - Ảnh: VGP/Nhật Bắc. 

Trả lời câu hỏi về việc hiện nay có một số địa phương đề xuất tăng học phí trong bối cảnh giá cả leo thang rất cao tạo áp lực cho cuộc sống người dân và đề nghị Bộ GD&ĐT cho biết về lộ trình tăng học phí và kiểm soát sao cho phù hợp lộ trình?, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết, theo quy định của luật, Bộ GD&ĐT tham mưu Chính phủ ban hành quy định về khung học phí. Trước đây chúng ta có Nghị định 86, hiệu lực đến hết năm học 2020-2021.
Năm 2021, chúng tôi tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 81 quy định khung học phí của các cơ sở giáo dục công lập từ năm 2021, 2022 trở đi. Vào thời điểm chuẩn bị ban hành, dịch dã tương đối phức tạp, Bộ đã đề xuất và được giữ nguyên học phí năm học 2021-2022 như năm 2020-2021.
Về khung học phí đối với các năm học tiếp theo, đối với giáo dục phổ thông thì năm 2022 khung học phí đã đưa cụ thể trong Nghị định 81. Từ các năm sau trở đi, HĐND các địa phương căn cứ tình hình cụ thể về điều kiện kinh tế xã hội, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, đặc điểm của địa phương, khả năng đóng góp thực tế của người dân… để quyết định khung học phí hoặc mức học áp dụng tại địa phương cho mầm non và giáo dục phổ thông; mức này quy định không quá 7,5% /năm.
Theo lộ trình học phí dự kiến đến năm 2025 mới tính đủ chi phí cho cấp đại học, còn đối với giáo dục mầm non và phổ thông thì đến năm 2030 tính đủ chi phí, đã kéo dài trong chủ trương tại Nghị quyết 19 của Trung ương. Nghị định quy định khung học phí, mức trần, sàn, các địa phương quy định mức học phí theo khung học phí.
Mặc dù dịch dã đã đến thời gian trở lại bình thường, nhưng việc phục hồi kinh tế xã hội cần nhiều thời gian. Tại các địa phương còn nhiều gia đình khó khăn nên các địa phương công bố mức học phí. Còn ở các trường đại học mức độ tự chủ tài chính khác nhau.
Bộ đã có công văn ngày 23/5 gửi các bộ, ngành, địa phương đề nghị chỉ đạo các cơ sở giáo dục trực thuộc xác định mức học phí cũng như lộ trình tăng học phí phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương, chia sẻ khó khăn với người dân, khả năng đóng góp của người dân. Bộ cũng tăng cường thanh tra kiểm tra khoản thu học phí của các cơ sở giáo dục để đảm bảo tuyệt đối không xảy ra lạm thu đầu năm học.
Lanh dao Bo GD&DT noi gi ve viec tang hoc phi khi gia ca leo thang?-Hinh-2
 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cũng cho biết, trong buổi họp sáng nay, Bộ cũng được giao tiếp tục nghiên cứu để xây dựng lộ trình điều chỉnh tăng học phí, đặc biệt nghiên cứu toàn diện tác động của việc tăng học phí tới các đối tượng khác nhau, nhất là đối với học sinh sinh viên, gia đình khó khăn. Trên cơ sở đó đề xuất Chính phủ có những biện pháp hỗ trợ cần thiết. Cái này cần có đánh giá kỹ tác động đối với các bậc học khác nhau để có đề xuất phù hợp. Bộ cũng tiếp tục có những hướng dẫn để trong khung đó, các địa phương, các cơ sở đại học theo tình hình cụ thể có điều chỉnh cho phù hợp với từng trường, từng địa phương, khả năng chi trả của người dân, nhu cầu tổ chức dạy và học trong tình hình mới.

Tổ chức thu các khoản tiền đầu năm học 2021-2022: Giảm 'gánh nặng' học phí

Hơn 1,5 triệu học sinh thành phố Hà Nội đã bước sang tuần học thứ ba của năm học 2021-2022 theo hình thức trực tuyến. Tuy nhiên, khác với cùng kỳ năm học trước, việc tổ chức thu các khoản tiền đầu năm học này chưa phát sinh các vấn đề 'nóng'. 

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, thành phố Hà Nội và ngành Giáo dục Thủ đô đã, đang đồng hành, kịp thời có nhiều giải pháp nhằm chia sẻ khó khăn, giúp giảm 'gánh nặng' học phí cho gia đình học sinh.
To chuc thu cac khoan tien dau nam hoc 2021-2022: Giam 'ganh nang' hoc phi
Ngành Giáo dục Thủ đô đang nỗ lực huy động các nguồn lực để có chính sách miễn, giảm học phí, giảm áp lực kinh tế cho gia đình học sinh. Trong ảnh: Học sinh dự lễ khai giảng năm học 2021-2022 tại Trường Trung học cơ sở Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm). Ảnh: Thành Nguyễn 

Hành trình phá án: Xác nữ giới trong hầm biogas tiết lộ tội ác kinh hoàng

Do mâu thuẫn trong chuyện tiền nong nên con nợ đã giết chủ nợ rồi phi tang thi thể nạn nhân xuống hầm biogas. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Xac nu gioi trong ham biogas tiet lo toi ac kinh hoang

Theo hồ sơ vụ án, tối muộn 28/1/2022, khác với thường lệ, gia đình chị Đặng Thị T. (SN 1983, ngụ xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá) chờ mãi vẫn không thấy chị trở về nhà. Linh cảm có chuyện chẳng lành, gia đình chị T. cùng một số hàng xóm đã toả đi khắp nơi tìm chị, đồng thời trình báo cơ quan Công an.

Hanh trinh pha an: Xac nu gioi trong ham biogas tiet lo toi ac kinh hoang-Hinh-2

Ngay sau đó, cơ quan chức năng đã cử lực lượng phối hợp với người nhà, bà con trên địa bàn cùng tích cực truy tìm tung tích nạn nhân, đồng thời xét thấy gia đình chị T. có quan hệ rộng, kinh tế khá giả nên ngay trong đêm, Công an xã Thạch Quảng lên danh sách hàng loạt đối tượng hình sự, ma tuý có nghi vấn trên địa bàn và các xã lân cận.

Tin mới