Lãnh đạo Đài Loan nói gì về dự luật dẫn độ Hong Kong?

Bà Thái Anh Văn nói Đài Loan sẽ không chấp nhận mọi trường hợp chuyển giao nghi phạm, tội phạm căn cứ vào các điều khoản sửa đổi luật dẫn độ.

Liên quan dự luật dẫn độ đang gây tranh cãi lớn ở Hong Kong, khoảng 9 giờ tối 11/6, lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn viết trên trang Facebook của mình rằng bộ phận tư pháp lãnh thổ này sẽ không nhận chuyển giao Chan Tong-kai, báo SCMP đưa tin.
“Chúng tôi tuyệt đối sẽ không chấp nhận bất kỳ hành động nào nhằm loại trừ quyền tự chủ lãnh thổ, và chúng tôi từ chối mọi trường hợp chuyển giao căn cứ vào các điều khoản sửa đổi luật dẫn độ” – bà Thái Anh Văn viết trên Facebook.
Sở dĩ bà Thái Anh Văn lên tiếng như vậy là vì cơ sở để Hong Kong xúc tiến bàn thảo dự luật dẫn độ bắt nguồn từ vụ một thanh niên Hong Kong tên Chan Tong-kai bị cáo buộc giết bạn gái mình đang mang thai ở Đài Bắc (Đài Loan). Chan Tong-kai sau đó chạy về Hong Kong để tránh bị bắt và bị truy tố ở Đài Loan.
Lanh dao Dai Loan noi gi ve du luat dan do Hong Kong?
 Bà Thái Anh Văn lên tiếng về dự luật dẫn độ của Hong Kong, nói Đài Loan sẽ không nhận chuyển giao Chan Tong-kai. Ảnh: CHINA TIMES
Các điều khoản trong Sắc lệnh Tội phạm Bỏ trốn hiện tại của Hong Kong nói chính quyền Đặc khu có thể ký thỏa thuận chuyển giao nghi phạm, tội phạm với bất kỳ nước nào, trừ chính phủ trung ương hay với bất kỳ lãnh thổ nào của Trung Quốc. Và vì thế chính quyền Hong Kong không thể dẫn độ nghi phạm, tội phạm bỏ trốn – trong trường hợp này là Chan Tong-kai sang Đài Loan.
Chính quyền Hong Kong cho rằng Sắc lệnh Tội phạm Bỏ trốn hiện tại của mình cần phải được cập nhật để bịt lỗ hổng luật pháp này và mang lại công lý cho nạn nhân và gia đình nạn nhân. Chính quyền Hong Kong cho rằng dự luật dẫn độ sẽ góp phần làm hệ thống pháp luật hiện tại của TP này hoàn thiện hơn.
Tuy nhiên thời điểm này Đài Loan lại bước vào giai đoạn tranh cử lãnh đạo, và đương kim lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nói “không” với dự luật – điều bà cho là sẽ hủy hoại vị thế của Đài Loan dưới nguyên tắc “một Trung Quốc”. Phức tạp hơn, cảnh sát Đài Loan dù trước đó có nhờ đến sự giúp đỡ của các đồng nghiệp Hong Kong để bắt Chan Tong-kai thì giờ lại không đề nghị gì nữa.
Lanh dao Dai Loan noi gi ve du luat dan do Hong Kong?-Hinh-2
 Biểu tình sáng nay 12/6 ở Hong Kong phản đối dự luật dẫn độ. Ảnh: SCMP
Phần mình, hàng triệu người dân Hong Kong lo ngại dự luật này sẽ giúp Trung Quốc đại lục dễ dàng hơn trong bắt giữ người tại Hong Kong với nhiều lý do, kể cả các lý do chính trị. Dự luật này cũng bị cho là sẽ làm suy yếu sự độc lập về luật pháp của Hong Kong.
Hong Kong hôm nay đang hứng cuộc biểu tình thứ hai phản đối luật dẫn độ. Chính quyền Hong Kong đã triển khai 5.000 cảnh sát đối phó.

Những điểm đến không thể bỏ qua ở Hong Kong

Đài quan sát 360 độ, quán ăn Alfresco, ngôi làng 200 năm tuổi là những địa điểm nên đến ở Hong Kong, Trung Quốc.

Nhung diem den khong the bo qua o Hong Kong
Một trong những địa điểm nên đến ở Hong Kong là đường mòn Back’s Dragon. Con đường trên đỉnh núi này giống như sống lưng của một con rồng đang ngủ, trải dài dọc vườn quốc gia Shek O. Đây là một trong những tuyến đường mòn đi bộ tuyệt nhất Hong Kong. 

Hong Kong thập niên 1950 qua ống kính nhà tài phiệt

Một gia đình tài phiệt Hong Kong vừa công bố hơn 60 tấm ảnh về cuộc sống của thành phố này trong thời đại mà máy ảnh cầm tay còn khan hiếm.

Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet
Một loạt ảnh vừa được một trong những gia đình kinh doanh nổi tiếng nhất Hong Kong công bố. Lawrence Kadoorie, một nhà tư bản công nghiệp tại Hong Kong, đã chụp những tấm ảnh này vào thập niên 1950 với một chiếc máy ảnh Minox cầm tay dày 8 mm, vật dụng thường được các điệp viên sử dụng vào Thế chiến thứ 2. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-2
 "Vào thời mà cha tôi chụp những bức ảnh này, không ai cầm theo máy ảnh đi khắp nơi cả vì máy ảnh thường rất cồng kềnh", South China Morning Post dẫn lời Michael Kadoorie, con trai của Lawrence Kadoorie, cho biết.
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-3
Với chiếc máy ảnh nhỏ xíu trên tay, đặc quyền của người giàu thời đó, Lawrence Kadoorie đã chụp lại phong cảnh và cuộc sống của người Hong Kong những năm hậu Thế chiến thứ 2. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-4
Ông đã chụp từ người đưa cơm cho các nhân viên văn phòng ở Trung Hoàn, chợ truyền thống ở Du Ma Địa đến các sạp báo ven đường. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-5
Michael Kadoorie nói rằng ở Hong Kong thời nay, người ta tận hưởng mọi thứ trong thoáng chốc rồi đáp trả lại nó ngay. Nhiều thập niên trước, họ có đủ thời gian để suy xét mọi thứ rồi miêu tả lại nó, dù thường phải làm điều đó bằng thư từ. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-6
"Đó là một giai đoạn khác, bạn không có thông tin liên lạc tức thời. Tôi hy vọng những bức ảnh sẽ làm sống dậy thời đại đó và khơi gợi một số suy nghĩ", ông nói. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-7
Lawrence Kadoorie qua đời vào năm 1993. Gần đây, gia đình đã công bố 60 bức ảnh do ông chụp về cuộc sống đời thường ở Hong Kong những năm 1950. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-8
 Các tác phẩm của Lawrence Kadoorie hiện được gia đình trưng bày trong triển lãm Eye on Hong Kong (tạm dịch: Mắt nhìn Hong Kong).
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-9
Khi còn sống, Lawrence Kadoorie là một nhiếp ảnh gia năng nổ và giữ cả chức chủ tịch Hiệp hội Nhiếp ảnh Hoàng gia tại thành phố Hong Kong. Ông thường mời các thành viên của câu lạc bộ đến nhà mình tại Tân Giới để họ cùng nhau chụp ảnh các người mẫu. 
Hong Kong thap nien 1950 qua ong kinh nha tai phiet-Hinh-10
Kadoorie là một gia đình người Do Thái từ Iraq, họ nắm quyền kiểm soát các công ty lớn của Hong Kong như CLP Holdings, khách sạn The Peninsula và chuyến tàu chạy lên đỉnh núi Victoria. Ước tính tài sản ròng của dòng họ Kadoorie là 9,9 tỷ USD. 

Tin mới