Lãnh đạo lên tiếng giải trình khi KLF bị đình chỉ giao dịch

(Vietnamdaily) - Sau thời gian nỗ lực tìm kiếm và thương thảo với các công ty kiểm toán, đến nay, Xuất nhập khẩu CFS đã tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp và đang tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng.
 

CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS (KLF) đã có văn bản giải trình cổ phiếu bị đình chỉ giao dịch và phương án khắc phục gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).

Theo đó, phía KLF thông báo đã nhận được quyết định ngày 7/3 của HNX về việc chuyển cổ phiếu sang diện bị đình chỉ giao dịch vì tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 6 tháng so với quy định.

Đại diện KFL cho biết, sau thời gian nỗ lực tìm kiếm và thương thảo với các công ty kiểm toán, đến nay, Xuất nhập khẩu CFS đã tìm được đơn vị kiểm toán phù hợp và đang tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng.

Lanh dao len tieng giai trinh khi KLF bi dinh chi giao dich
 KLF bị đình chỉ giao dịch, ban lãnh đạo lên tiếng giải trình.

CTCP Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu CFS đang rất nỗ lực để khắc phục tình trạng cổ phiếu bị chuyển sang diện bị đình chỉ giao dịch. Công ty sẽ thực hiện công bố thông tin báo cáo tài chính bán niên năm 2022 ngay sau khi hoàn thành công việc soát xét.” - thông báo của KLF.

Nếu KLF không thể công bố BCTC đã được kiểm toán, nguy cơ bị hủy niêm yết là hiện hữu.

Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu CFS tiền thân là CTCP Dịch vụ, Thương mại và Đầu tư Tân Mỹ Đình. Doanh nghiệp hoạt động từ tháng 9/2009 với mảng kinh doanh chính là thương mại, bất động sản và du lịch. Vốn điều lệ của KLF là 1.653 tỷ đồng.

KLF được biết tới là cổ phiếu liên quan đến FLC. Do đó tại ĐHĐCĐ 2022, Tổng giám đốc KLF Nguyễn Đức Công thông báo hoạt động của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng từ sau vụ ông Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng giá cổ phiếu.

Về tình hình kinh doanh, năm 2022 KLF ghi nhận doanh thu thuần lao dốc 68% về vỏn vẹn 458 tỷ đồng. Sau khi trừ các loại chi phí, đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp tăng vọt gấp 17 lần khi chiếm 115 tỷ đồng, khiến KLF lỗ ròng gần 90 tỷ đồng trong năm 2022, trong khi năm 2021 vẫn có lãi 8,5 tỷ đồng.

Với mục tiêu cả năm đạt 1.500 tỷ đồng doanh thu và 9,6 tỷ đồng lãi sau thuế, rõ ràng KLF đã vỡ kế hoạch đặt ra.

KLF chỉ có một công ty liên kết là Công ty TNHH Hải Châu với giá gốc đầu tư là 156 tỷ đồng, chiếm 23,48% vốn. Đơn vị liên kết này tại Vĩnh Phúc với hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản. Tuy nhiên, tháng 2 vừa qua, KLF đã quyết định thoái toàn bộ vốn góp tại Hải Châu.

Thêm cổ phiếu họ FLC bị đình chỉ giao dịch

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa ra quyết định chuyển cổ phiếu GAB của CTCP Đầu tư Khai khoáng và Quản lý tài sản FLC (FLC GAB) sang diện đình chỉ giao dịch.
 

Trước đó, ngày 30/9/2022, HoSE đã ra quyết định chuyển cổ phiếu GAB từ diện kiểm soát sang diện hạn chế giao dịch do công ty chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2022 quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

FLC GAB đồng thời được theo dõi ở diện kiểm soát do cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 9 tháng theo quyết định số 915/QĐ-SGDHCM ngày 28/12/2022.

Nối gót FLC, KLF cũng bị đình chỉ giao dịch trên HNX

(Vietnamdaily) - Ngày 7/3, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) quyết định đưa cổ phiếu KLF của CTCP Đầu tư Thương mại và Xuất nhập khẩu CFS sang diện bị đình chỉ giao dịch.

Nguyên nhân do KLF chậm nộp BCTC soát xét bán niên 2022 quá 6 tháng so với thời hạn quy định. Theo đó, KLF sẽ phải giải trình nguyên nhân, đưa ra biện pháp khắc phục tình trạng chứng khoán bị đình chỉ giao dịch và công bố thông tin.