Lãnh đạo ngân hàng MSB nói về vụ 'khách hàng bốc hơi 51 tỷ đồng'

Ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi những sự cố gần đây liên quan tới khách hàng mất tiền tại ngân hàng. 

Lanh dao ngan hang MSB noi ve vu 'khach hang boc hoi 51 ty dong'

ĐHĐCĐ thường niên 2024 MSB. Ảnh: NT

Ngày 23/4, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ thường niên 2024.

Đại hội đã thông qua phương hướng, kế hoạch kinh doanh ngân hàng năm 2024 và phương án tăng vốn điều lệ; miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT; xuất toán khỏi ngoại bảng đổi với các khoản đã sử dụng dự phòng.

Cụ thể, năm 2024, MSB đặt kế hoạch tổng tài sản đạt 280.000 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2023; vốn huy động tại thị trường I và trái phiếu đạt 178.900 tỷ đồng, tăng 27%; tăng trưởng tín dụng kỳ vọng tăng 18%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến tăng 17% so với năm 2023, đạt 6.800 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 3%.

MSB thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 20.000 tỷ đồng lên 26.000 tỷ đồng thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30% từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối tính đến thời điểm 31/12/2023 theo báo cáo tài chính kiểm toán và sau khi trích các quỹ theo luật định. Việc chia cổ tức này sẽ được thực hiện trong năm 2024.

Bên cạnh đó, lợi nhuận được tạo ra trong năm 2024 cùng với lợi nhuận để lại sau khi hoàn thành tăng vốn điều lệ dự kiến sẽ được MSB trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt kế hoạch chia cổ tức từ nguồn lợi nhuận có thể dùng để chi trả cổ tức này với tỷ lệ ≤15% bằng tiền hoặc/và bằng cổ phiếu, thời điểm tạm ứng cổ tức tùy theo diễn biến tình hình thị trường và hoạt động kinh doanh của MSB.

Đại hội cũng thông qua tờ trình xuất toán khỏi ngoại bảng đối với các khoản đã sử dụng dự phòng. Theo đó, cổ đông giao và uỷ quyền cho HĐQT xem xét, quyết định thực hiện việc xuất toán khỏi ngoại bảng đối với từng khoản nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro cụ thể (tên khách hàng, số tiền và thời điểm xuất toán).

Đại hội cũng thông qua việc miễn nhiệm bà Nguyễn Thị Thiên Hương, Phó Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ (2022 - 2026). Bầu bổ sung 01 thành viên HĐQT là ông Võ Tấn Long.

Như vậy HĐQT MSB nhiệm kỳ VII (2022-2026) có 8 thành viên, gồm: Ông Trần Anh Tuấn (Chủ tịch HĐQT); ông Nguyễn hoàng An; ông Trần Xuân Quảng; bà Lê Thị Liên; ông Nguyễn Hoàng Linh; ông Tạ Ngọc Đa; ông Võ Tấn Long.

Trả lời câu hỏi của cổ đông liên quan tới các vụ việc khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng bị mất tiền trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Hoàng Linh, Tổng giám đốc MSB cho biết, hàng năm, ngân hàng đều có khoản dự phòng rủi ro cho các khoản tiền gửi của khách hàng khoảng 2.000 tỷ đồng. Ngân hàng đảm bảo đầy đủ quyền lợi của các khách hàng chân chính. Với ngân hàng, để đền bù khoản tiền gửi vài chục tỷ đồng so với số dự phòng là rất nhỏ. Tuy nhiên, cần làm rõ vấn đề ở đâu. Nếu có sự thông đồng của khách hàng và nhân viên ngân hàng thì ngân hàng sẽ không bị thiệt hại khoản này.

Giải thích cụ thể hơn, ông Linh cho biết, vụ việc đã được MSB chủ động phát hiện, báo cáo lên cơ quan công an để làm rõ. Ngân hàng tôn trọng phán quyết của cơ quan chức năng. Nếu khách hàng không liên quan gì tới vụ việc, chỉ là bị hại, ngân hàng sẵn sàng bồi thường tổn thất. Ngược lại, nếu khách hàng làm sai quy trình, chứng minh được có sự cấu kết giữa khách hàng và nhân viên ngân hàng để trục lợi từ ngân hàng thì khách hàng và nhân viên ngân hàng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Trả lời thêm câu hỏi, liệu MSB có bị ảnh hưởng khi thông tin khách hàng bị mất tiền lan rộng, ông Linh cho biết, quan hệ tiền gửi của ngân hàng và khách hàng vẫn ổn định. Cụ thể, số dư tiền gửi của ngân hàng các tháng 1, 2, 3/2024 vẫn tăng trưởng tốt. Tháng 1 là trên 58.000 tỷ đồng; tháng 2 là trên 60.000 tỷ; tháng 3 khoảng 62.000 tỷ đã được gửi vào ngân hàng. Điều này cho thấy, ngân hàng không bị ảnh hưởng bởi sự cố.

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.

Tiếp tục được đánh giá cao về xuất khẩu
Mảng xuất khẩu đã giúp Vinamilk trở thành một trong số ít doanh nghiệp “đảo chiều” thành công khi tình hình chung gặp nhiều khó khăn. Năm 2023, “ông lớn” ngành sữa công bố doanh thu thuần từ hoạt động xuất khẩu đạt hơn 5.000 tỷ đồng, tăng trưởng 4,4% so với năm trước, giúp doanh thu thuần của Vinamilk tăng 0,7% lên 60.369 tỷ đồng. Tính riêng quý IV/2023, doanh thu thuần xuất khẩu bứt phá mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng 19,3% so với cùng kỳ 2022.
Điểm lại, có thể nói 2023 là một năm sôi động của Vinamilk khi mở đầu với các hợp đồng được kí kết tại hội chợ lớn Gulfoods Dubai cho thị trường Trung Đông. Tiếp đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… với chuỗi hoạt động xúc tiến thương mại liên tiếp của doanh nghiệp này. Quý III/2023, điểm sáng là việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với 2 doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nhập khẩu, phân phối sữa và nông sản tại Trung Quốc.

Các công ty tài chính đua nhau báo lỗ đậm

Kinh tế trong năm 2023 khó khăn, kéo theo thị trường tài chính tiêu dùng không mấy tươi sáng, làm cho lợi nhuận của các công ty tài chính sụt giảm rõ rệt. 

 

Công ty tài chính gặp khó năm 2023

Công ty Tài chính TNHH Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng SMBC (FE Credit) ghi nhận lỗ sau thuế năm 2023 hơn 2,965 tỷ đồng, trong khi năm trước lỗ hơn 2,376 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu giảm 22%, còn 10,275 tỷ đồng. Tỷ lệ an toàn vốn là 14.33%.