Lãnh đạo Sở Giáo dục Sơn La không bị truy cứu dù nhờ nâng điểm

VKSND tỉnh Sơn La vừa hoàn tất cáo trạng vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Ông Hoàng Tiến Đức, Giám đốc Sở chuyển thông tin 10 thí sinh cho bị can Trần Xuân Yến không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

VKSND tỉnh Sơn La vừa hoàn tất cáo trạng vụ án gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 tại tỉnh này. Trong đó, Trần Xuân Yến - nguyên Phó GĐ Sở GD&ĐT; Lò Văn Huynh - Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục; Nguyễn Thị Hồng Nga - chuyên viên Phòng Khảo thí; Cầm Bun Sọn - Phó trưởng phòng Chính trị Sở GD&ĐT; Đặng Văn Thủy - Phó hiệu trưởng Trường THPT Tô Hiệu; Đinh Hải Sơn - nguyên thiếu tá công an bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo Khoản 2, Điều 356 BLHS với khung hình phạt từ 5 - 10 năm tù. Cùng tội danh, Nguyễn Thanh Nhàn - Phó trưởng phòng Khảo thí và Đỗ Khắc Hưng- nguyên trung tá công an bị truy tố theo khoản 1 với khung hình phạt 1 - 5 năm tù.
Lanh dao So Giao duc Son La khong bi truy cuu du nho nang diem
 
Theo cáo trạng, các bị can trên đã cấu kết nhận thông tin của 44 thí sinh để tìm bài thi, sửa theo hướng nâng từ 2 đến 6,55 điểm/thí sinh. Đáng chú ý, chính các lãnh đạo khác của Sở GD&ĐT tỉnh Sơn La cũng chuyển thông tin cho các bị can để nâng điểm.
Trong đó, ông Hoàng Tiến Đức - GĐ Sở chuyển thông tin 10 thí sinh cho Trần Xuân Yến; bị can Nguyễn Thị Hồng Nga nhận từ ông Nguyễn Duy Hoàng - Phó GĐ Sở thông tin về 1 thí sinh để nâng điểm các môn Sử, Địa; ông Nguyễn Ngọc Hà - Trưởng phòng Giáo dục THPT chuyển thông tin 10 thí sinh… Tuy nhiên, các cán bộ lãnh đạo này hiện nay không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
>>> Xem thêm video: Khởi tố các đối tượng gian lận thi cử tại Sơn La

Nguồn VTC now

Gian lận thi cử bằng FaceTime, tai nghe Bluetooth màu da

Nhóm tổ chức gian lận bằng công nghệ này đã ra mức giá 9.000 USD (khoảng 205 triệu đồng) để đảm bảo thí sinh sẽ vượt qua kỳ thi và đậu vào một trường đại học Singapore.

Một gia sư dạy kèm người Trung Quốc đã lên kế hoạch giúp sinh viên gian lận các bài kiểm tra tiếng Anh, toán, vật lý, hóa học... bằng công nghệ như FaceTime, tai nghe Bluetooth.

Cụ thể, theo các công tố viên, trong một kỳ thi tổ chức bởi Ban Khảo thí và Đánh giá Singapore (SEAB), một nữ sinh đã đeo tai nghe Bluetooth ngụy trang màu da người, kết nối FaceTime với iPhone giấu trong áo khoác.

Gian lận thi cử ở trời Tây: Cách xử lý “tâm phục khẩu phục“

(Kiến Thức) - Không riêng Việt Nam, một số nước trên thế giới cũng từng xảy ra bê bối gian lận thi cử gây rúng động dư luận. Đặc biệt, không chỉ học sinh, sinh viên, phụ huynh mà cả hiệu trưởng cũng liên quan đến gian lận thi cử. Một số trường hợp phải ra hầu tòa và bị kết án tù.

Những ngày qua, dư luận và truyền thông trong nước theo dõi sát sao diễn biến về điểm thi THPT ở tỉnh Hà Giang cao bất thường. Liên quan đến sự việc này, Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn tất việc chấm thẩm định toàn bộ bài thi trắc nghiệm ở Hà Giang.

Tin mới