Lãnh đạo VUSTA chúc mừng Báo Tri thức và Cuộc sống nhân ngày 21/6

Sáng 21/6, Ban lãnh đạo của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đã đến chúc mừng Báo Tri thức và Cuộc sống nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.

Lãnh đạo VUSTA chúc mừng Báo Tri thức và Cuộc sống nhân ngày 21/6
Thay mặt Thường trực Đoàn Chủ tịch VUSTA, ông Nguyễn Quyết Chiến, Tổng Thư ký VUSTA gửi lời chúc mừng tới toàn thể lãnh đạo, cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Tri thức và Cuộc sống nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
Lanh dao VUSTA chuc mung Bao Tri thuc va Cuoc song nhan ngay 21/6-Hinh-3
Lãnh đạo Báo Tri thức và Cuộc sống nhận bó hoa chúc mừng tươi thắm từ VUSTA. Ảnh: Trần Hải.  
Theo ông Nguyễn Quyết Chiến, Báo Tri thức và Cuộc sống là tờ báo chung, được sáp nhập từ 4 tờ báo của VUSTA. Trong những năm qua, VUSTA luôn quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện để tờ báo có được sự thuận lợi nhất, thực hiện được những chức năng, nhiệm vụ của mình, có đà phát triển tốt cùng với những tờ báo khác trong cả nước.
Về chủ trương chung, lãnh đạo VUSTA sẽ gỡ khó từng bước, vướng ở đâu gỡ ở đó. Trong bối cảnh mới sáp nhập, mọi điều kiện không phải dễ dàng, tuy nhiên, đến nay, cơ bản Báo đã ổn định. Thường trực Đoàn Chủ tịch tin tưởng, với đội ngũ rất mạnh và sự đoàn kết, đồng tâm, đồng lòng tờ báo sẽ tiếp tục phát triển.
“Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, thay mặt cho Đoàn Chủ tịch VUSTA xin gửi tới các lãnh đạo, tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên của Báo Tri thức và Cuộc sống những lời chúc mừng tốt đẹp nhất.
Chúc các đồng chí có sức khỏe tốt, có được dũng khí để làm cho tờ báo ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Đảng Đoàn, Đoàn Chủ tịch VUSTA giao phó. Và thực hiện tốt chức năng, tôn chỉ mục đích của mình, làm sao cho Báo Tri thức và Cuộc sống xứng đáng là tờ báo mạnh về phổ biến kiến thức, tuyên truyền, phổ biến, thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định xã hội của VUSTA, trở thành tờ báo mạnh trong trong nền báo chí Việt Nam”, Tổng Thư ký VUSTA nói.
Lanh dao VUSTA chuc mung Bao Tri thuc va Cuoc song nhan ngay 21/6-Hinh-2
 Ban lãnh đạo VUSTA chụp ảnh lưu niệm cùng Báo Tri thức và Cuộc sống. Ảnh: Trần Hải.
Thay mặt Báo Tri thức và Cuộc sống, bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó Tổng Biên tập Phụ trách Báo gửi lời cảm ơn chân thành tới các lãnh đạo của VUSTA đã luôn tạo điều kiện, quan tâm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của Báo Tri thức và Cuộc sống. Để đến hôm nay, sau 2 năm rưỡi sáp nhập, hoạt động của tờ báo tương đối ổn định.
Bà Hương gửi lời chúc tới các lãnh đạo, cán bộ của VUSTA luôn mạnh khỏe, bình an. Tập thể Báo Tri thức và Cuộc sống sẽ cố gắng để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Đảng Đoàn, Đoàn Chủ tịch VUSTA giao phó, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của tờ báo.
Mời quý độc giả xem video: Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Vusta) Phan Xuân Dũng đánh giá về kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện. 

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đại đoàn kết, đại thành công

"Liên hiệp Hội Việt Nam đã đoàn kết, đoàn kết thì càng đại đoàn kết hơn, đã thành công, thành công thì lại càng đại thành công hơn...", Chủ tịch Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.

Chủ tịch Phan Xuân Dũng: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam đại đoàn kết, đại thành công
Báo Tri thức và Cuộc sống trân trọng giới thiệu Toàn văn Diễn văn kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam của TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tại Tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ đội ngũ trí thức và 40 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (Liên hiệp Hội Việt Nam):

Kính thưa Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;

Kính thưa các Đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 

Kính thưa các đồng chí Ủy viên TW, các vị đại biểu đại diện cho các cơ quan, bộ ngành TW, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

Kính thưa các nhà khoa học; các quý vị đại biểu.

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, cha ông ta luôn quý trọng hiền tài và đội ngũ trí thức, coi hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu. Ngay từ khi mới thành lập nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã nói: “Nước nhà cần phải kiến thiết, kiến thiết cần phải có nhân tài”.

Hiến pháp năm 2013 của nước ta đã hiến định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.

Học tập, thấm nhuần tư tưởng của Bác Hồ trong việc trọng dụng người tài đức, trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu thế phát triển như vũ bão và vô cùng nhanh chóng của KH&CN, quan điểm của Đảng ta về phát triển đất nước là “phải bằng và dựa vào KH&CN”, “phát triển KH&CN là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”. Theo đó, nhiệm vụ trao cho đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà là hết sức to lớn và vẻ vang.

Nhớ lại cách đây 60 năm, ngày 18/5/1963 tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Hội Phổ biến khoa học và kỹ thuật Việt Nam - tiền thân của Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam ngày nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gặp gỡ, nói chuyên và giao nhiệm vụ cho đội ngũ trí thức nước nhà.

Thấm nhuần lời dạy của Bác kính yêu“Là một bộ phận trong lực lượng cách mạng, tri thức có nhiệm vụ thi đua phụng sự Tổ quốc, phụng sự Nhân dân”, đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam luôn mang trên mình nhiệt huyết cách mạng, khát vọng vươn lên, đưa KH&CN trở thành động lực, là quốc sách hàng đầu để phát triển đất nước; đội ngũ trí thức KH&CN nước ta đã ra sức, phát huy tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, cùng giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và Nhân dân cả nước đóng góp trí tuệ, sức lực xây dựng đất nước.

Hai mươi năm sau, ngày 26/3/1983 Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam được thành lập, Đảng ta đã phân công Thiếu tưởng, Anh hùng Lao động, GS.VS Trần Đại Nghĩa - một nhà khoa học lớn của đất nước, đã vì Tổ quốc, vì dân tộc để từ bỏ phú quý, giàu sang theo Bác về phụng sự Tổ quốc làm Chủ tịch đầu tiên. Từ đó đến nay, Liên hiệp Hội Việt Nam đã ngày càng khẳng định vị trí, vai trò quan trọng, là hạt nhân tập hợp, đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam trong nước và nước ngoài, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển tiềm lực KH&CN quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ổn định tư tưởng chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước, được Đảng, Nhà nước và Nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Hôm nay, đội ngũ trí thức KH&CN cả nước rất vinh dự và tự hào tổ chức lễ Kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp gỡ, nói chuyên và giao nhiệm vụ cho đội ngũ trí thức nước nhà (18/5/1963 – 18/5/2023); Kỷ niệm 40 năm thành lập Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam (26/3/1983 – 26/3/2023). Đặc biệt, tại buổi Lễ long trọng và đầy tự hào hôm nay, đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam được đón Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư kính mến của Đảng ta cùng các Đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tới dự và chỉ đạo.

Đây là sự kiện đặc biệt quan trọng, là nguồn động viên vô cùng to lớn của Đảng và Nhà nước, của cá nhân Đồng chí Tổng Bí thư và các Đồng chí Lãnh đạo các cơ quan Ban, bộ ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương đối với đội ngũ trí thức KH&CN nước nhà, đối với Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam.

Chu tich Phan Xuan Dung: Lien hiep cac Hoi Khoa hoc va Ky thuat Viet Nam dai doan ket, dai thanh cong-Hinh-2
 TSKH. Phan Xuân Dũng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.

Kính thưa Đồng chí Tổng Bí thư kính mến!

Kính thưa các quý vị đại biểu khách quý!

Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, đội ngũ trí thức KH&CN của cách mạng Việt Nam đã một lòng đi theo Đảng, theo Bác kính yêu, phấn đấu liên tục và đã có nhiều cống hiến, phát huy sức mạnh đoàn kết trong liên minh công - nông - trí vì sự nghiệp của Đất nước, của Dân tộc và Nhân dân đã cống hiến cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, để Việt Nam ta có cơ đồ sáng lạn, một vị thế như ngày nay.

Xin được trân trọng báo cáo với Đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí và quý vị đại biểu vài nét cơ bản về chặng đường 40 năm xây dựng và trưởng thành với những trang sử tự hào của Liên hiệp Hội Việt Nam như sau:

- Là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp Hội Việt Nam đã tập hợp được đông đảo đội ngũ trí thức KH&CN trong và ngoài nước, những ngày đầu thành lập chỉ có 15 hội thành viên với số lượng rất ít ỏi, nhưng đến nay, dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng đã tập hợp được trên 2,2 triệu trí thức trong số 3,7 triệu hội viên, chiếm 32,5% đội ngũ trí thức cả nước, đã tập hợp được 156 hội thành viên gồm 63 Liên hiệp Hội địa phương và 93 Hội ngành toàn quốc, thành lập gần 600 tổ chức KH&CN trực thuộc, Quỹ Hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Vifotec, Nhà xuất bản tri thức và Báo Tri thức và Cuộc sống.

- Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội là nội dung cơ bản của hoạt động Liên hiệp Hội Việt Nam, là kênh quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quốc hội trong việc lấy ý kiến để quyết định các vấn đề quan trọng của quốc gia, dân tộc. Trong những năm gần đây, mỗi năm Liên hiệp Hội Việt Nam triển khai khoảng 500 – 600 nhiệm vụ; trong 5 năm qua đã tư vấn, phản biện được khoảng 3000 nhiệm vụ. Các nhiệm vụ tập trung vào góp ý các dự thảo Báo cáo chính trị trình Đảng các cấp, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, KH&CN, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, y tế; các dự thảo luật quan trọng, các dự án đầu tư trọng điểm; các vấn đề nóng cần sự vào cuộc của trí thức KH&CN. Liên hiệp hội từ Trung ương tới tỉnh, thành trở thành cầu nối tin tưởng giữa trí thức với Đảng.

Thông qua Liên hiệp Hội, các cấp ủy Đảng và chính quyền lấy ý kiến đóng góp của trí thức KH&CN về các dự thảo văn kiện, qui hoạch phát triển, đề án, dự án lớn… được các ban, bộ ngành nghiên cứu tiếp thu. Nhiều nhiệm vụ đã nhận được sự quan tâm, động viên, khích lệ của Đồng chí Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đồng chí Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.

- Hoạt động KH&CN với nội dung nổi bật là nghiên cứu ứng dụng. Nhiều cán bộ khoa học có năng lực, tuy đã nghỉ hưu, nhưng còn sức khỏe đã tích cực tham gia nghiên cứu ở các hội. Hằng năm có hàng trăm để tài nghiên cứu từ cấp Nhà nước cho tới cơ sở đã được thực hiện ở các hội và các tổ chức KH&CN.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xã hội hóa các hoạt động KH&CN, giáo dục và đào tạo, bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe Nhân dân, Liên hiệp Hội ở Trung ương và địa phương cùng với các hội ngành thành viên, các tổ chức KH&CN trực thuộc đã có nhiều đóng góp quan trọng hiệu quả. Công tác xã hội hóa đã góp phần tích cực đưa tiến bộ KH&CN vào cuộc sống, góp phần phát triển cộng đồng, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững.. Đầu tư cho KH&CN từ Liên hiệp Hội Việt Nam đã góp phần quan trọng trong việc thu hút nguồn lực xã hội, từ 20% cách đây 10 năm, thì nay đã lên tới 60%.

- Công tác phổ biến kiến thức KH&CN vào cuộc sống được đẩy mạnh, đặc biệt là việc chuyển giao công nghệ tới các hợp tác xã, các hộ gia đình, vùng sâu, vùng xa, góp phần tham gia công tác xóa đói, giảm nghèo, đã được Nhân dân đánh giá cao về hiệu quả của hoạt động này.

- Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên, nhất là các hội ngành toàn quốc đã đẩy mạnh việc quan hệ quốc tế, tiếp tục phát triển mối quan hệ tốt đẹp với Liên đoàn các tổ chức kỹ sư ASEAN và mở rộng mối quan hệ với Hiệp hội KH&CN Trung Quốc, Hàn Quốc, với các tổ chức quốc tế. Nhiều hội nghị khoa học do Liên hiệp Hội, các hội thành viên tổ chức ngày càng có nhiều nhà khoa học các nước và Việt kiều tham gia. Liên hiệp hội các tỉnh, thành phố cũng đã mở rộng mối quan hệ với các tổ chức hội ở các nước. Nhiều tổ chức KH&CN trực thuộc đã tiếp cận được nguồn viện trợ ODA, các nguồn tài trợ hợp pháp để triển khai hàng ngàn dự án tập trung vào các lĩnh vực phát triển kinh tế tổng hợp, giảm nghèo bền vững, y tế, giáo dục, giải quyết các vấn đề xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, cứu trợ và phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Mối quan hệ quốc tế đang đi vào chiều sâu.

- Công tác tôn vinh trí thức được đề cao, là sự khẳng định, khích lệ đội ngũ trí thức phấn đấu nhiều hơn, đóng góp nhiều hơn, đã tạo nên một phong trào thi đua yêu nước trong hoạt động KH&CN thông qua tổ chức các cuộc thi, hội thi, giải thưởng KH&CN, phổ biến Sách vàng sáng tạo…

Đánh giá cao những thành tích hoạt động của Liên hiệp Hội Việt Nam trong suốt 40 năm qua, Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho Liên hiệp Hội Việt Nam và các hội thành viên nhiều phần thưởng cao quý, trong đó có Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Độc lập và Huân chương Lao động; nhiều nhà khoa học đã được vinh danh Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và có nhiều giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về KH&CN.

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển và hội nhập ngày càng sâu rộng trong bối cảnh sự lan tỏa, tác động mạnh mẽ của KH&CN đến mọi mặt đời sống, xã hội. Liên hiệp Hội Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tập hợp, đoàn kết và tạo điều kiện thuận lợi cho các hội thành viên và giới trí thức phát huy tiềm nǎng trí tuệ để phục vụ hiệu quả sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, góp phần xứng đáng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội; kế thừa truyền thống của dân tộc, của cha anh, góp phần đưa KH&CN nước nhà trở thành động lực hàng đầu trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của KH&CN trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế trên nền tảng KH&CN và đổi mới sáng tạo.

Xin hứa với Đồng chí Tổng Bí thư, với Đảng là đội ngũ trí thức KH&CN đất nước tập hợp xung quanh mái nhà chung là Liên hiệp Hội Việt Nam đã đoàn kết, đoàn kết thì càng đại đoàn kết hơn, đã thành công, thành công thì lại càng đại thành công hơn, để thực hiện tốt mong muốn của Đồng chí Tổng Bí thư đã phát biểu tại Đại hội đại biểu lần thứ VII của Liên hiệp Hội Việt Nam ngày 03/6/2015, đó là “Liên hiệp Hội Việt Nam phải thực sự là nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp xây dựng đội ngũ trí thức Việt Nam”, và phải “làm tròn bổn phận của mình đối với đất nước, dân tộc, phát huy những phẩm chất tốt đẹp như lòng yêu nước, tính tích cực xã hội, tính nhân văn, tính đạo đức, lối sống theo truyền thống dân tộc”.

Trong niềm vui hân hoan và tự hào hôm nay, thay mặt cho đội ngũ trí thức KH&CN Việt Nam, xin trân trọng cảm ơn và kính chúc sức khỏe nồng nhiệt nhất tới Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương Đảng, Lãnh đạo các cơ quan Trung ương, địa phương; và các quý vị đại biểu.

Xin chúc các nhà khoa học cả nước luôn luôn phát huy trí tuệ, đổi mới sáng tạo, có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, cho sự phồn vinh của đất nước, dân tộc.

Chúc Lễ Kỷ niệm của chúng ta thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự

Sáng 19/5, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đã tổ chức họp báo về dự kiến chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV.

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội thông qua 8 dự án Luật, xem xét công tác nhân sự
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường chủ trì họp báo.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su
 Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: QH.
Dự kiến kỳ họp thứ 5 của Quốc hội khóa XV sẽ diễn ra trong 22 ngày tại Nhà Quốc hội; khai mạc vào ngày 22/5 và bế mạc vào ngày 23/6. Quốc hội sẽ họp tập trung và tiến hành họp theo 2 đợt. Đợt 1 kéo dài 17 ngày, từ 22/5 đến 10/6. Đợt 2 diễn ra trong 5 ngày, từ 19/6 đến 23/6.
Theo Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, việc bố trí Kỳ họp thành 2 đợt để cơ bản thảo luận xong các nội dung và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan hữu quan có thời gian tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện các dự thảo trong khoảng 1 tuần nghỉ giữa 2 đợt; tạo điều kiện để các đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm giải quyết các công việc ở bộ, ngành, địa phương.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); Luật Đấu thầu (sửa đổi); Luật Giá (sửa đổi); Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Luật Hợp tác xã (sửa đổi); Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM.
Quốc hội sẽ xem xét, cho ý kiến 9 dự án Luật, gồm: Luật Đất đai (sửa đổi) (cho ý kiến lần 2); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Ky hop thu 5, Quoc hoi thong qua 8 du an Luat, xem xet cong tac nhan su-Hinh-2
Các phóng viên tham dự buổi Họp báo. Ảnh: Mai Loan. 
Trả lời câu hỏi của phóng viên về công tác nhân sự tại kỳ họp, Phó Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Tuấn Anh cho biết, Quốc hội xem xét, thảo luận, cho ý kiến, biểu quyết đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc miễn nhiệm, cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với nhân sự do Quốc hội khóa XV bầu. Đồng thời, Quốc hội sẽ xem xét đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhiệm kỳ 2021-2026.
Về trường hợp Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Nguyễn Phú Cường, ông Tuấn Anh cho biết, ngày 15/5 vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết cho ông Nguyễn Phú Cường thôi giữ chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XV.
Ngày 16/5, ông Nguyễn Phú Cường đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội và xin thôi giữ chức vụ do Quốc hội khóa XV bầu. “Như vậy, theo trình tự, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét, quyết định”, ông Nguyễn Tuấn Anh nói.
Về lý do Trung ương cho thôi và Quốc hội tiến hành các quy trình miễn nhiệm đối với ông Nguyễn Phú Cường, Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, lý do chỉ được công bố khi Quốc hội xem xét miễn nhiệm. 
Mời quý độc giả xem thêm video: Tân Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chia sẻ cảm xúc đầu tiên bên hành lang Quốc hội
 

Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Ngày mai (22/5), Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc tại Nhà Quốc hội (Hà Nội). Kỳ họp này dự kiến diễn ra trong 22 ngày, chia làm 2 đợt.

Ngày mai, khai mạc kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV
Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các đại biểu Quốc hội và cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan đã khẩn trương chuẩn bị nội dung trình Quốc hội khóa XV xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 5 lần này.

Tin mới