Lạnh gáy trước khung cảnh trên đảo “ma” giữa Ấn Độ Dương

Lạnh gáy trước khung cảnh trên đảo “ma” giữa Ấn Độ Dương

Đảo Ross nằm giữa Ấn Độ Dương từng là nơi giam giữ tù nhân và sau đó trở thành một khu định cư sầm uất trước khi biến thành một hòn đảo "ma" kỳ bí.

Xem toàn bộ ảnh
Trải qua hàng chục năm bị bỏ hoang, đảo Ross nằm trên quần đảo Andaman hẻo lánh giữa Ấn Độ Dương ngày nay gần như đã bị các thảm thực vật xâm chiếm hoàn toàn. (Nguồn ảnh: Neelinma Vallangi, Ravenouslegs)
Trải qua hàng chục năm bị bỏ hoang, đảo Ross nằm trên quần đảo Andaman hẻo lánh giữa Ấn Độ Dương ngày nay gần như đã bị các thảm thực vật xâm chiếm hoàn toàn. (Nguồn ảnh: Neelinma Vallangi, Ravenouslegs)
Ross từng là nơi giam giữ tù nhân và sau đó trở thành một khu định cư sầm uất trước khi biến thành một  hòn đảo "ma" kỳ bí.
Ross từng là nơi giam giữ tù nhân và sau đó trở thành một khu định cư sầm uất trước khi biến thành một hòn đảo "ma" kỳ bí.
Ross là nơi lưu giữ những tàn tích về một thị trấn "ma" kỳ bí trong thế kỷ 19 của người Anh và bị bỏ hoang vào những năm 1940.
Ross là nơi lưu giữ những tàn tích về một thị trấn "ma" kỳ bí trong thế kỷ 19 của người Anh và bị bỏ hoang vào những năm 1940.
Sau hàng chục năm bị bỏ hoang, hòn đảo giờ đây đã bị thiên nhiên chiếm đóng hoàn toàn.
Sau hàng chục năm bị bỏ hoang, hòn đảo giờ đây đã bị thiên nhiên chiếm đóng hoàn toàn.
Những căn nhà rộng lớn, một nhà thờ, các phòng hội trường và một khu sân vườn đều bị hư hỏng nặng, bao phủ bởi một khu rừng.
Những căn nhà rộng lớn, một nhà thờ, các phòng hội trường và một khu sân vườn đều bị hư hỏng nặng, bao phủ bởi một khu rừng.
Năm 1857, khi đàn áp một cuộc nổi dậy của người Ấn Độ, Anh đã chọn các hòn đảo xa xôi này để làm nơi phạt tù những người chống đối. Vào năm 1858, khi những người Anh đầu tiên tới cùng 200 người Ấn bị bắt, quần đảo bị bao phủ bởi toàn rừng rậm nguyên sơ.
Năm 1857, khi đàn áp một cuộc nổi dậy của người Ấn Độ, Anh đã chọn các hòn đảo xa xôi này để làm nơi phạt tù những người chống đối. Vào năm 1858, khi những người Anh đầu tiên tới cùng 200 người Ấn bị bắt, quần đảo bị bao phủ bởi toàn rừng rậm nguyên sơ.
Đảo Ross ước tính chỉ rộng 0,3 km2, được chọn làm nơi đầu tiên giam giữ những kẻ nổi loạn vì có nguồn nước. Nhiệm vụ chết người của những kẻ bị phạt là phát quang cánh rừng rậm rạp trong khi các quân lính Anh lưu lại trên tàu.
Đảo Ross ước tính chỉ rộng 0,3 km2, được chọn làm nơi đầu tiên giam giữ những kẻ nổi loạn vì có nguồn nước. Nhiệm vụ chết người của những kẻ bị phạt là phát quang cánh rừng rậm rạp trong khi các quân lính Anh lưu lại trên tàu.
Khi cuộc đàn áp mở rộng, những tù nhân bị chuyển tới các nhà tù và doanh trại trên các đảo lân cận. Đảo Ross trở thành căn cứ đầu não, đồng thời là nơi ở của nhiều sĩ quan cấp cao và gia đình họ. Các biệt thự rộng lớn, sân tennis, nhà thờ Presbyterian, nhà máy lọc nước, trại lính và một bệnh xá dần được xây dựng trên đảo.
Khi cuộc đàn áp mở rộng, những tù nhân bị chuyển tới các nhà tù và doanh trại trên các đảo lân cận. Đảo Ross trở thành căn cứ đầu não, đồng thời là nơi ở của nhiều sĩ quan cấp cao và gia đình họ. Các biệt thự rộng lớn, sân tennis, nhà thờ Presbyterian, nhà máy lọc nước, trại lính và một bệnh xá dần được xây dựng trên đảo.
Ngày nay, Ross là hòn đảo không người ở và là nơi sinh sống của hươu, nai, thỏ rừng, công.
Ngày nay, Ross là hòn đảo không người ở và là nơi sinh sống của hươu, nai, thỏ rừng, công.
Vào đầu những năm 1900, các sĩ quan Anh đã đưa nhiều loài hươu khác nhau đến quần đảo Andaman để săn bắn và phục vụ các trò chơi.
Vào đầu những năm 1900, các sĩ quan Anh đã đưa nhiều loài hươu khác nhau đến quần đảo Andaman để săn bắn và phục vụ các trò chơi.
Từ khi chấm dứt thời kỳ thuộc địa của Anh, đảo Ross bị lãng quên giữa Ấn Độ Dương.
Từ khi chấm dứt thời kỳ thuộc địa của Anh, đảo Ross bị lãng quên giữa Ấn Độ Dương.
Giờ đây, các ngôi nhà trên đảo dường như đã bị "mẹ thiên nhiên" hoàn toàn xâm chiếm.
Giờ đây, các ngôi nhà trên đảo dường như đã bị "mẹ thiên nhiên" hoàn toàn xâm chiếm.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Đến thăm hòn đảo kỳ lạ, nơi “dư thừa” hàng nghìn nam giới

GALLERY MỚI NHẤT