Lạnh người rừng cây quanh đền không ai dám vào ở Hà Giang

Bất kỳ thân cây cổ thụ kì quái nào trong rừng cấm đều là nơi trú ngụ của thần linh.

Lạnh người rừng cây quanh đền không ai dám vào ở Hà Giang
Từ nhà thầy cúng Lù Vần Xẻng một lát, thì khu rừng cấm linh thiêng của người Nùng ở núi Đản Kháo trên dãy Tây Côn Lĩnh, thuộc xã Pờ Ly Ngài (Hoàng Su Phì, Hà Giang) hiện ra trước mắt. Ông Xẻng đứng trước cổng rừng, quỳ gối lạy xin thần rừng cho cán bộ vào rừng cấm.
Sau khi thần rừng “đồng ý”, theo như lời ông Xẻng, thì ông quay sang bắt chúng tôi hứa sẽ không xâm phạm đến rừng. Ông Xẻng lại quay vào rừng cúng khấn, như trò chuyện với thần rừng đang đứng trước mặt bằng thứ ngôn ngữ lạ. Một lát sau, ông Xẻng bảo thần rừng cho vào rồi.
Bất kỳ ai muốn vào rừng cấm, kể cả người trong bản, đều phải có ông Xẻng, người giữ rừng cấm, trông đền thiêng dẫn đường, mới được vào.
Lanh nguoi rung cay quanh den khong ai dam vao o Ha Giang
Cây cổ thụ trong rừng cấm Pờ Ly Ngài. 
Cả một rừng cây cổ thụ mênh mông ngút tầm mắt. Cây kháo da vàng au, thân thẳng tắp, sừng sững như những vệ sĩ, chọc thẳng lên trời xanh. Ngửa cổ nhìn mỏi mắt mới thấy ngọn cây lẫn trong mây mù. Những cây đa mới thực sự to lớn, cây nào cây nấy cứ phình tướng lên, tuổi đời của nó dễ đến ngàn năm, rễ vằn vện luốn lượn trên mặt đất như những con trăn khổng lồ.
Có những giống cây cổ thụ mà bao năm đi rừng tôi chưa từng gặp. Từ gốc đến ngọn đầy những “ung bướu”, “mụn nhọt” to như cái thúng. Đồng bào ở đây gọi là cây máy mặc ma. Lúc đầu “mụn” ở thân cây chỉ bằng ngón tay, rồi to dần bằng cái thúng. Không ai biết bên trong “khối u” đó là cái gì.
Lanh nguoi rung cay quanh den khong ai dam vao o Ha Giang-Hinh-2
 Nhiều thân cây u cục kỳ quái.
Dân bản, kể cả thầy cúng Xẻng cũng tò mò lắm, muốn đục ra xem, nhưng đây là rừng cấm nên chịu. Bất kỳ thân cây nào trong rừng cấm đều là nơi trú ngụ của thần linh. Do đó, động vào cây là xúc phạm đến nơi ở của thần rừng. Tuổi của những thân cây lạ này có lẽ đến mấy trăm năm.
Đi bộ cả tiếng trong khu rừng cấm mà tuyệt nhiên không thấy có một con muỗi, con rĩn hoặc con vắt nào. Cây to, tán rộng phủ kín mít, dưới đất thiếu ánh sáng, cỏ không mọc được nên rất sạch sẽ.
Ngôi đền thiêng hiện ra giữa trung tâm rừng cấm. Duy nhất ngôi đền có ánh sáng lọt qua tán cây chiếu xuống, do đó, nhìn từ xa, ngôi đền lúp xúp chợt sáng bừng lên giữa bốn bề âm u tĩnh mịch.
Ngôi đền có tường trình đất rất dày, lợp bằng ngói đất nung, nằm trên một mỏm đất rộng và sạch sẽ. Ngôi đến này mới được dân bản làm lại 30 năm nay, trên nền ngôi đền cũ. Còn ngôi đền cũ có từ bao giờ thì không ai biết.
Lanh nguoi rung cay quanh den khong ai dam vao o Ha Giang-Hinh-3
Ngôi đền trình đất. 
Xung quanh ngôi đền rất sạch sẽ. Mỗi tuần, thầy cúng Lù Vần Xẻng đều vào rừng cấm, quét dọn đền.
Có một chi tiết độc đáo, là trước ngôi đền có hai thân cây lạ án ngữ. Loài cây này không bao giờ ra hoa, ra quả. Tổ tiên 5 đời trước của thầy cúng Xẻng kể cho con cháu rằng, khi ông tổ sinh ra đã thấy hai cây lạ này rồi. Mấy trăm năm tuổi, nó vẫn chỉ to bằng bắp đùi.
Ông Xẻng để ý thấy mấy năm liền nó không nảy chồi, cũng không thấy có cái lá vàng nào. Quá trình lớn lên, cỗi đi của nó cực chậm. Với hai cây này, hẳn thời gian không trôi. Trông nó nhang nhác cây chè, nhưng rõ ràng không phải chè. Ở các cánh rừng đều không có loài cây này, cũng không ai biết nó. Có một ông thầy cúng người Trung Quốc sang thăm rừng cấm và bảo nó là cây quỷ hóa và chỉ có ở Trung Quốc.
Ngôi đền có 3 gian và chỉ mở vào ngày lễ cúng rừng và khi đó, chỉ người đức cao vọng trọng, có uy tín với dân bản mới được vào. Kể cả những ngày hành lễ cúng rừng, những người khách lạ như chúng tôi cũng chỉ được đứng nhìn ngôi đền từ xa.
Không biết trong ngôi chùa thiêng huyền bí kia có điều gì bí ẩn mà người ta sợ đến vậy? Các vị thần rừng có thực sự ngự ở đó để tìm cách giúp đỡ con người như lời kể của ông thầy cúng và tất cả người Nùng ở xứ xở này hay không? Mọi sự thuyết phục được vào trong ngôi chùa của tôi đều thất bại.
Tuy nhiên, trí tò mò muốn khám phá bí ẩn trong ngôi đền thiêng đã chiến thắng sự sợ hãi của tôi. Sau đêm ăn ngủ ở nhà thầy cúng Lù Vần Xẻng, hôm sau tôi cáo biệt ông để… xuống núi. Tuy nhiên, tôi không vòng ra UBND xã để lấy xe máy mà cuốc bộ vào rừng cấm với tâm trạng hồi hộp.
Tôi mở cửa đền thiêng. Khác với tưởng tượng của tôi, bên trong ngôi đền rất đơn sơ. Lòng đền rộng chừng 30m2, nền đất và khá sạch sẽ. Kể cả bệ thờ thần rừng thiêng liêng cũng được đắp bằng đất. Trên bệ thờ có 2 chai rượu, ba hàng chén, mỗi hàng có 6 chiếc và một cổ vật bằng đồng, trông giống với cây để nến ở các bàn thờ dưới xuôi.
Tôi không có khả năng trông thấy hay giao tiếp được với vị thần linh nào cả, nhưng tôi tin rằng, Thần Rừng ngự trị trong tâm thức tất cả người Nùng nơi đây. Thế nên, những cánh rừng trên đỉnh Đản Kháo mờ sương vẫn còn hoang hoải.
Còn tiếp...

Kinh ngạc chuyện đồng bào Xê Đăng bảo vệ "khu rừng ngàn tỷ"

Tôi chưa từng thấy khu rừng nào được bảo vệ nghiêm ngặt như những khu rừng ngàn tỷ trồng sâm trên núi Ngọc Linh.

Kinh ngạc chuyện đồng bào Xê Đăng bảo vệ "khu rừng ngàn tỷ"
Thật khó có thể tin, ở một xã, mà mỗi hộ gia đình đều có tiền tỷ, có những đại gia nông dân sở hữu những vườn sâm trị giá hàng trăm tỷ đồng, mà đường sá không có, hoàn toàn cuốc bộ. Trụ sở UBND xã Trà Linh (Nam Trà My, Quảng Nam), vùng đất trồng nhiều sâm nhất và sâm ở đây có giá trị cao nhất, là ngôi nhà cấp 4 bằng gỗ xộc xệch, có tuổi đời 30 năm.

Lạ lùng ngôi nhà có 9 người câm điếc trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chẳng mấy khi nghe thấy tiếng nói của con người trong ngôi nhà sàn trên dãy Tây Côn Lĩnh ấy, bởi họ toàn câm và điếc.

Lạ lùng ngôi nhà có 9 người câm điếc trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
La lung ngoi nha co 9 nguoi cam diec tren dinh Tay Con Linh
Đại gia đình câm điếc của ông Nùng Seo Sấn. 
Trò chuyện bằng tay và chân
Xã Pờ Ly Ngài (Hoàng Su Phì, Hà Giang), có 100% người Nùng, sống vắt vẻo trên lưng dãy Tây Côn Lĩnh. Núi cao, mây mù, đại ngàn hoang thẳm. Bản Tà Đản nằm trên sườn núi Đản Kháo, ngày đêm chìm trong mây mù.
Bản Tà Đản có 58 hộ với 328 nhân khẩu sống rải rác trên sườn núi Đản Kháo. Gia đình nào ở Tà Đản cũng nghèo, nhưng gia đình ông Nùng Seo Sấn là bất hạnh nhất.
Ông bà đẻ 8 người con thì có tới 7 người cứ lớn lên, khỏe mạnh như cây tống quá sủ (pơ-mu), song lại chẳng biết nói, chẳng biết nghe. Đám con lớn lên trong cảnh ngơ ngơ ngáo ngáo, lành lẽ như đàn dê, suốt ngày quanh quẩn trong ngôi nhà sàn tồi tàn nơi góc núi.
Cuộc tình Facebook như cổ tích của hai số phận tật nguyền Cuộc tình Facebook như cổ tích của hai số phận tật nguyền
Chuyện tình lãng mạn như phim Hàn Quốc ở Lạng Sơn Chuyện tình lãng mạn như phim Hàn Quốc ở Lạng Sơn
Theo lời đồn đại của người dân quanh vùng, ông Sấn từng có vợ, lại quan hệ bất chính với bà Rích. Lý do ông bà gặp tai họa là vì hai người từng dắt nhau vào rừng cấm làm kinh động đến Thần Rừng.
Người Nùng nơi đây coi rừng cấm và ngôi đền trong rừng cực kỳ linh thiêng, cấm xâm phạm. Thậm chí, một cành củi khô, một cây măng cũng không dám lấy. Không phải ngày cúng rừng thì không ai dám bén mảng tới.
Sau khi ông Sấn bỏ vợ, bà Rích bỏ chồng, đến với nhau, ông Sấn đột nhiên cấm khẩu đến giờ.
La lung ngoi nha co 9 nguoi cam diec tren dinh Tay Con Linh-Hinh-2
 Những “bông hoa rừng” tội nghiệp.
Người con đầu tiên Nùng Seo Sến, 27 tuổi, sinh ra biết khóc, biết cười. Sến lớn nhanh như cây cỏ.
Tuy nhiên, khi muốn đánh thức Sến dậy chỉ có cách véo thật mạnh vào đùi, chứ có thét vào lỗ tai cũng chả thấy cậu phản ứng gì. Từ lúc sinh ra đến giờ, Sến vẫn câm như hến, không nói được từ nào.
Sau Sến là 6 đứa em gồm Át, Cháng, Lìu, Lừi, Lêng, Lưn, đều bị câm điếc bẩm sinh. Chỉ duy nhất cậu con út Nùng Seo Long là biết nghe, biết nói. Như vậy, ông Sấn, bà Rích sinh tổng cộng 8 người con, thì 7 người bị câm điếc.
Hơn 10 năm nay, ông Sấn sống một mình trong túp lều trên đỉnh Đản Kháo. Leo núi nửa ngày là đến túp lều của ông, nhưng ông ít về nhà lắm. Ông Sấn thả gà, chăn dê, rồi ngày ngày vái lạy Thần Rừng tha tội. Theo lời kể của người dân, sự ăn năn của ông đã hiệu nghiệm. Cậu con út Nùng Seo Long của ông đã biết nói, biết nghe, không phải gánh tội xúc phạm Thần Rừng của cha mẹ nữa.
Ngồi với gia đình ông Sấn, tôi chẳng hỏi được mấy câu vì vợ chồng họ không biết tiếng phổ thông. Mấy người con câm thì rất xấu hổ trước người lạ. Chúng giao tiếp với nhau bằng cách vặn vẹo đầu, cổ, tay chân…
Cứ hình dung cái cảnh 9 con người câm điếc (gồm ông Sấn, 7 người con và người em trai ở cùng cũng bị câm điếc), sống cùng nhau nơi xó rừng góc núi mà thấy lòng tê tái.
Giấc mơ câm lặng
Cậu con cả Seo Sến, dù bị câm điếc, song lại là trụ cột trong gia đình. Hàng ngày, Sến lên rừng kiếm củi đem ra chợ đổi gạo nuôi cả nhà.
Bằng tuổi này, bạn bè đều đã có vợ và mấy con rồi, thế nhưng, chẳng cô nào để ý đến Sến. Sến cũng không muốn lấy vợ. Sến sợ đẻ con ra lại bị câm điếc hết thì khổ. Sến nghĩ, bố Sến, chú Sến bị câm điếc nên mới đẻ ra lũ con câm như vậy đấy!
Mấy người con của ông Sấn, bà Rích bị câm điếc, song đều chăm chỉ, khỏe mạnh, làm lụng giỏi, vậy mà vẫn nghèo nhất bản. Mỗi năm chỉ đủ ăn 6 tháng, thức ăn quanh năm là mèn mén (ngô, sắn xay), nuốt mãi mới qua cổ họng. 6 tháng còn lại nhà trống hoác, không có gì ăn được.
Từng ấy con người phải làm lụng hùng hục mới kiếm được cái cho vào mồm. Hết lên nương trồng cấy, lại lên rừng kiếm củi, vào rừng đào măng, kiếm mầm thảo quả, đặt bẫy con sóc, con don...
La lung ngoi nha co 9 nguoi cam diec tren dinh Tay Con Linh-Hinh-3
Đại gia đình câm điếc của ông Nùng Seo Sấn. 
Điều đáng buồn là cô Lêng, cô Lìu, cô Cháng, cô Át đều đến tuổi lấy chồng, tràn trề nhựa sống, nhưng vẫn chẳng thấy có chàng trai nào ngó ngàng đến. Các cô chỉ biết ngắm nhìn những đôi tình nhân tỏ tình bên mép rừng mà nuốt nỗi buồn câm lặng.

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua (3/1 - 9/1/2016)

(Kiến Thức) - Cha mẹ bị cuốn vào gầm xe ben, chết thảm trước mặt con; va chạm xe khách, 2 người tử vong... là những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua.

Những vụ tai nạn giao thông thảm khốc tuần qua (3/1 - 9/1/2016)
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (3/1 - 9/1/2016)
 1. Bé trai 2 tuổi bị kẹt dưới bánh xe tải
Sáng 3/1, bà Đỗ Thị Lý (47 tuổi) chạy xe máy cùng con dâu và cháu nội 2 tuổi đi thăm con trai, hướng từ ngã tư Sở sao về huyện Phú Giáo (Bình Dương). Khi xe đến giao lộ Mỹ Phước Tân Vạn - ĐT 741 (TP Thủ Dầu Một) thì xảy ra tai nạn giao thông với xe ben chở cát của tài xế Phan Chí Cường (41 tuổi). Các nạn nhân bị kéo lê khoảng chục mét. Bà Lý tử vong tại chỗ, hai mẹ con bé trai nằm dưới gầm xe ben, bị thương nặng. 
Nhung vu tai nan giao thong tham khoc tuan qua (3/1 - 9/1/2016)-Hinh-2
 2. Tai nạn xe khách nghiêm trọng, 2 người chết
Khoảng 21h30 ngày 3/1, tại km 1009+800 trên nhánh Đông đường Hồ Chí Minh thuộc địa bàn xã An Ninh (huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình), xe giường nằm BKS 43S - 6492 do Trần Thanh Hải (SN 1972, trú tại  TP. Đà Nẵng) điều khiển đang chạy hướng Nam – Bắc thì bất ngờ va chạm với xe máy chạy cùng chiều không có BKS do Hồ Văn Phương điều khiển, chở theo sau Hoàng Văn Vàng (đều SN 1995, trú tại Quảng Ninh). Hậu quả của vụ tai nạn giao thông là 2 người ngồi trên xe máy chết tại chỗ.

Tin mới