Lào Cai: Tăng cường đảm bảo công tác y tế ứng phó mưa lũ

Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản số yêu cầu sở, ngành, địa phương tăng cường đảm bảo công tác y tế ứng phó mưa lũ.

Trong những ngày qua do ảnh hưởng của cơn bão số 3, nhiều địa phương của tỉnh Lào Cai bị lũ quét, sạt lở đất, ngập úng cục bộ. Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản số 5022/UBND-VX ngày 11/9/2024 yêu cầu sở, ngành, địa phương tăng cường đảm bảo công tác y tế ứng phó mưa lũ.
Lao Cai: Tang cuong dam bao cong tac y te ung pho mua lu
Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu tăng cường đảm bảo công tác y tế ứng phó mưa lũ. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Lào Cai

Nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người dân để khắc phục các hậu quả do thiên tai gây ra, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai yêu cầu Sở Y tế:

Về công tác khám, chữa bệnh

Chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức thực hiện trực 24/24 giờ, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.Bảo đảm đủ cơ số thuốc, máu, dịch truyền, vật tư, hóa chất, thiết bị y tế, ô xy y tế; chuẩn bị phương án cấp cứu trong trường hợp có đông người bệnh đến đồng thời; bố trí cơ số giường bệnh, phương tiện, sẵn sàng đáp ứng, phục vụ công tác điều trị, cấp cứu và điều trị người bệnh mắc các dịch bệnh trong và sau mưa lũ.

Quán triệt nhân viên y tế thực hiện tốt nội quy, quy định của bệnh viện, nâng cao ý thức phục vụ, văn hóa ứng xử với người bệnh và người nhà người bệnh khi đến khám, điều trị. Thăm hỏi, động viên người bệnh điều trị nội trú, đặc biệt người có hoàn cảnh khó khăn, người nghèo, người thuộc diện chính sách.

Về công tác giám sát và đáp ứng dịch bệnh

Chủ động rà soát và đánh giá nguy cơ về dịch bệnh tại các vùng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng do cơn bão số 3; nhất là vùng có mưa lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất; sẵn sàng và chủ động triển khai các phương án phòng, chống dịch bệnh khi có tình huống xảy ra; củng cố và duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch hỗ trợ tuyến dưới trong giám sát, xử lý dịch bệnh, các bệnh truyền nhiễm lưu hành trong điều kiện mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Tổ chức giám sát, phát hiện kịp thời và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra trong và sau cơn bão số 3, vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, nhất là cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn....

Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường.

Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại các địa phương trong vùng bị mưa lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất.

Về công tác an toàn, vệ sinh thực phẩm

Chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan đảm bảo xử lý nước ăn uống, vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân. Thực hiện nguyên tắc “Ăn chín, uống chín”, đảm bảo an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về an toàn thực phẩm bằng nhiều hình thức, phương tiện truyền thông thích hợp.

Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các ban, ngành có liên quan, các xã, phường, thị trấn thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, không chủ quan, lơ là, thực hiện hiệu quả việc ngăn chặn lây lan dịch bệnh.

Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và phòng ban chuyên môn của huyện tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, xử lí kịp thời các ổ dịch, không để ổ dịch lây lan rộng ra cộng đồng.

Chủ động phối hợp với các Sở Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong công tác giám sát bệnh gia cầm, lấy mẫu xét nghiệm các đối tượng nghi ngờ (bao gồm động vật, con người), báo cáo kịp thời để có các biện pháp sớm hiệu quả.

Những trận lụt gây thiệt hại nặng nề ở Việt Nam thời gian gần đây

Những trận lũ lụt ở Việt Nam từng gây thiệt hại nặng nề về người và của, mang theo bao nỗi đau, tang thương sẽ mãi là những vết thương hằn sâu.

Nhung tran lut gay thiet hai nang ne o Viet Nam thoi gian gan day

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 17h30, ngày 11/9, đã có 324 người chết, mất tích (gồm 179 người chết và 145 người mất tích) do lũ quét, sạt lở đất và ảnh hưởng của bão số 3 Yagi. Trong đó, Lào Cai thiệt hại nặng nhất khi có đến 72 người chết và 111 người mất tích.  

Nhung tran lut gay thiet hai nang ne o Viet Nam thoi gian gan day-Hinh-2

Hiện cảnh báo lũ ở cấp báo động đã được ban bố tại nhiều con sông lớn, gây nguy cơ cho các bờ đê, bờ bao. Lực lượng chức năng đang gồng mình, chạy đua để bảo đảm an toàn cho đời sống Nhân dân. 

Lào Cai tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 14/9

Sở GD&ĐT Lào Cai tiếp tục cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh nghỉ học đến hết thứ Bảy (ngày 14/9) để đảm bảo an toàn. Ngày 16/9, học sinh sẽ đi học trở lại.

Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai vừa có công văn hỏa tốc thông báo tiếp tục cho học sinh, học viên, sinh viên trên địa bàn tỉnh nghỉ học đến hết thứ Bảy (ngày 14/9) để phòng, tránh mưa lũ do hoàn lưu bão số 3 Yagi gây ra.

Lao Cai  tiep tuc cho hoc sinh nghi hoc den het ngay 14/9
Trường THCS Tân An (Văn Bàn) bị ngập nước. Ảnh: địa phương cung cấp. 

Theo công văn của Sở GD&ĐT Lào Cai, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, hiện tại trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp, giao thông nhiều nơi đang bị chia cắt, đường truyền thông tin, nước sạch chưa ổn định. Cùng với đó, nguy cơ sụt lún cao; một số nơi vẫn đang bị cô lập.

Để đảm bảo an toàn cho công tác phòng, tránh mưa lũ, sạt lở đất, Giám đốc Sở GD&ĐT đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; Hiệu trưởng, Giám đốc các đơn vị trực thuộc Sở; Giám đốc các trung tâm GDNN&GDTX huyện, thị xã, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học từ ngày 12/9 đến hết ngày 14/9.

Đồng thời, yêu cầu rà soát các trường học có nguy cơ sụt lún, mất an toàn thì có phương án khắc phục ngay hoặc di chuyển sang địa điểm khác đảm bảo an toàn (có thể tính phương án học 2 ca) để học sinh đi học bình thường từ ngày 16/9.

Đối với các trường PTDTNT THCS&THPT, trường bán trú, nếu không đảm bảo an toàn hoặc không có đủ nước sạch sinh hoạt cho học sinh ở tại trường thì thông báo tới phụ huynh và tổ chức bàn giao học sinh về với gia đình.

Sở GD&ĐT cũng yêu cầu bố trí lực lượng tại các cơ sở giáo dục trực 24/24 giờ để kịp thời xử lý các tình huống do diễn biến sau bão gây ra. Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền đến cán bộ giáo viên, học sinh trong trường tuyệt đối không chủ quan trong phòng tránh bão lũ. Huy động các lực lượng tổ chức dọn dẹp vệ sinh, tu sửa trường lớp trước khi đón học sinh trở lại trường học.

Hiện tại, có 30/39 trường THPT trực thuộc Sở GD&ĐT Lào Cai cho học sinh nghỉ học (9/39 trường vẫn tổ chức dạy học và ôn tập cho học sinh là Trường THPT dân tộc nội trú tỉnh và các trường phổ thông dân tộc nội trú THCS&THPT huyện, thị xã; Trường THPT số 1 Mường Khương).

Mời độc giả xem video Cung ứng thực phẩm cho người dân khi mưa lũ ra sao?

 

Hải Phòng: cho học sinh nghỉ học tiếp ngày 12/9 vì ngập lụt

Sở GD&ĐT Hải Phòng đã quyết định cho học sinh toàn thành phố nghỉ học ngày 12/9 để đảm bảo an toàn trong điều kiện mưa lũ, ngập lụt.

Sở GD&ĐT Hải Phòng đã có công văn gửi UBND các quận, huyện; các đơn vị giáo dục trên toàn thành phố về việc cho học sinh nghỉ học ngày 12/9.
Hai Phong: cho hoc sinh nghi hoc tiep ngay 12/9 vi ngap lut
 Trường THCS Tiên Thắng bị tốc mái. Ảnh: Vĩnh Quân

Tin mới