Trao đổi với Kiến Thức về vụ việc gần 20 lao động Việt Nam đang bị “kẹt” ở Ả Rập Xê Út nhiều tháng qua, ông Đoàn Kiến Trung - Phó phòng Quản lý lao động Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Những người lao động này do các công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong nước đưa đi đã gửi đơn, thư phản ánh rằng, ở Ả Rập Xê Út, họ không được làm việc và trả lương theo hợp đồng ký kết. Đến nay, họ muốn xin về nước nhưng cũng không được.
Ông Trung khẳng định, các doanh nghiệp XKLĐ trong nước đã nhận được thông tin, lao động Việt Nam ở Ả Rập Xê Út không được chủ sử dụng trả đúng lương như hợp đồng ký kết. Họ cũng đã tìm cách can thiệp qua môi giới, qua điện thoại nhưng không có kết quả. Phía Công ty Vĩnh Cát (doanh nghiệp đưa 8 lao động Việt Nam sang Ả Rập Xê Út – PV) có người bảo lãnh, đã có giấy mời, chỉ chờ được visa là họ sẽ sang đàm phán giải quyết. Chỉ có điều, họ đã xin visa gần 1 tháng nay nhưng vẫn chưa được cấp.
"Trước đó, Đại sứ quán Việt Nam ở Ả Rập đã can thiệp, có ý kiến, có công hàm với Bộ Ngoại giao, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội nhưng chưa giải quyết được. Nhân dịp ân xá ở Ả Rập Xê Út, tới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội có cử đoàn thanh tra, công tác sang đó. Một số doanh nghiệp có liên quan có đăng ký xin Bộ bảo lãnh. Tuy nhiên, đoàn kiểm tra này cũng "vướng" hơn một tuần rồi vẫn chưa được cấp visa", ông Trung bày tỏ.
Ông Trung cho biết thêm, hiện nay một số nước như Philippines, Sri Lanka, Indonesia… không cấp visa cho người lao động sang Ả Rập giúp việc gia đình nữa. Bởi lẽ, ngoài vấn đề lương, cách cư xử của người Ả Rập với công việc gia đình lâu nay không tốt. Các nước yêu cầu phía Ả Rập phải cải thiện tình hình rồi họ mới tiếp tục cấp visa trở lại. Ở Ả Rập, hiện nay thiếu lao động giúp việc gia đình, họ tìm cách lấy người Việt Nam. Có thể vì mức lương, vì những lời đồn… chính là nguyên nhân chậm trễ việc cấp visa cho đoàn đàm phán.
Ông Trung cho biết thêm, hiện nay một số nước như Philippines, Sri Lanka, Indonesia… không cấp visa cho người lao động sang Ả Rập giúp việc gia đình nữa. Bởi lẽ, ngoài vấn đề lương, cách cư xử của người Ả Rập với công việc gia đình lâu nay không tốt. Các nước yêu cầu phía Ả Rập phải cải thiện tình hình rồi họ mới tiếp tục cấp visa trở lại. Ở Ả Rập, hiện nay thiếu lao động giúp việc gia đình, họ tìm cách lấy người Việt Nam. Có thể vì mức lương, vì những lời đồn… chính là nguyên nhân chậm trễ việc cấp visa cho đoàn đàm phán.
Gần 20 lao động sống trong căn phòng 20 m2. Ảnh: Thanh Niên |
Về vấn đề người lao động phản ánh, sang đó họ bị chủ bắt ép làm việc quá sức, ông Trung nói: "Việc này làm tôi nhớ lại câu chuyện năm 2002, khi tôi sang Malaysia. Khi đó, anh Trần Trọng Toàn làm đại sứ Việt Nam ở Malaysia có nói với tôi rằng, lao động than rằng "chủ toàn bắt cháu bê gạch với đánh vữa". Thế nhưng, khi hỏi ra, người này nói ký hợp đồng sang làm xây dựng, xây dựng mà không biết xây thì phải làm thợ phụ là đúng rồi."
"Ở đây, có lỗi của các doanh nghiệp không phổ biến cho anh em biết cụ thể về công việc họ phải làm khi sang nước bạn. Nên nói rõ xây dựng thì phải làm những công việc gì, khi không xây thì phải làm gì… Tất cả phải được nói rõ, phải sòng phẳng", ông Trung nói.
Với những trường hợp người lao động phản ánh ký hợp đồng sang để lái xe mà bắt đi chăn cừu, ông Trung khẳng định: “Thế là không được! Lao động trong nhà máy mà trồng cỏ, cuốc đất… thì không được. Tôi vẫn nhắc nhở phía các doanh nghiệp là các anh phải sang đó trực tiếp thực tế công việc, điều kiện sinh hoạt ăn ở của người lao động rồi hãy đưa đi. Nếu không có điều kiện vì chi phí đi lại tốn kém thì có thể 3-4 doanh nghiệp chung tiền cử một người đi. Hoặc ít nhất các doanh nghiệp phải nhờ bộ phận lãnh sự Đại sứ quán đi thẩm tra, chụp ảnh, yêu cầu họ cho xem bảng lương có chữ ký của người lao động hàng tháng…".
Cũng theo ông Trung, phía Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng nhắc nhở các doanh nghiệp chỉ đưa 7-8 người sang xem lương, cuộc sống thế nào mới đưa tiếp, chứ đưa cả trăm người sang liền một lúc thì rủi ro lớn quá. Ông Trung cho rằng, về việc này cần phải sang tận nơi, tìm hiểu từng trường hợp, có đúng là vi phạm hợp đồng không mới biết cách xử lý.
Cũng theo ông Trung, phía Cục Quản lý lao động ngoài nước cũng nhắc nhở các doanh nghiệp chỉ đưa 7-8 người sang xem lương, cuộc sống thế nào mới đưa tiếp, chứ đưa cả trăm người sang liền một lúc thì rủi ro lớn quá. Ông Trung cho rằng, về việc này cần phải sang tận nơi, tìm hiểu từng trường hợp, có đúng là vi phạm hợp đồng không mới biết cách xử lý.
Trong trường hợp chủ sử dụng lao động - phía bạn không làm đúng hợp đồng đã ký kết, ông Đoàn Kiến Trung khẳng định: "Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm sang đàm phán với chủ sử dụng để yêu cầu họ phải thực hiện đúng như cam kết hợp đồng. Nếu không đàm phán được, doanh nghiệp phải đưa lao động về, hoàn trả các chi phí cho người lao động theo quy định của pháp luật".
"Chuyện rủi do tránh hoàn toàn không được, nhưng phải hạn chế một cách tối đa. Vấn đề là khi chuyện xảy ra, doanh nghiệp nhận thức như thế nào, hành động như thế nào, có vì người lao động hay không.
Chúng tôi là cơ quan quản lý, luôn giám sát việc thực hiện trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Có những việc quá sức của doanh nghiệp, chúng tôi phải xắn tay làm giúp, chúng tôi phải sang đàm phán với cơ quan nhà nước phía bạn yêu cầu người địa phương tuân thủ những điều đã cam kết", ông Trung nói.
Hiện, phía cơ quan quản lý đã yêu cầu các doanh nghiệp liên quan tham gia đoàn công tác sang Ả Rập Xê Út để có biện pháp khắc phục sớm nhất. Dù muộn thì cũng phải khắc phục vì quyền lợi của người lao động. Tuy nhiên, ông Trung nhắc lại "... vẫn phải đợi visa".
Các công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) trong nước đưa lao động Việt Nam sang Ả Rập Xê Út gồm: Công ty CP đầu tư Vĩnh Cát, Công ty cổ phần quốc tế Việt Thắng, Công ty Glo-tech, Công ty TNHH MTV XKLĐ-TM-DL Sovilaco...
Người lao động ở Ả Rập Xê Út phản ánh, công việc và mức lương họ nhận được thấp hơn rất nhiều so với hợp đồng đã ký trước khi đi. Hầu hết đều bị công ty môi giới yêu cầu phải ký lại hợp đồng với công việc hoàn toàn khác công việc theo hợp đồng với đã ký với các công ty XKLĐ ở VN. Có người hợp đồng lái xe thì bị ký lại đi chăn dê cừu. Nhiều người không biết, đặt bút ký thì bị các chủ trang trại “ép” làm việc quá sức, tiền lương bị cắt xén...
Hợp đồng lao động ký kết 2 năm, nhưng visa cấp cho các lao động sang Ả Rập Xê Út là visa du lịch chỉ có thời hạn 3 tháng. Đến nay, visa đã hết hạn, họ trở thành những lao động cư trú bất hợp pháp nơi xứ người.
Các lao động cũng phản ánh hiện đời sống của họ rất cơ cực: không việc làm, không tiền bạc, đói khổ, sống chen chúc, tạm bợ trong căn phòng diện tích 20 m2 của Công ty môi giới AL.Babtaiin. |
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU: