Lật lại chiến tranh Nam - Bắc triều (2)

(Kiến Thức) - Đến lượt nội bộ Nam triều cũng xảy ra biến loạn.

Lật lại chiến tranh Nam - Bắc triều (2)
Năm 1570, Trịnh Kiểm mất, con trưởng là Trịnh Cối lên thay, nhưng lại ham mê tửu sắc, làm nhiều việc thất nhân tâm. Em là Trịnh Tùng tâu với vua Anh Tông rồi đem quân đánh nhau với Trịnh Cối.
Nhà Mạc chiếm ưu thế
Mạc Kính Điển nhân cơ hội đem 10 vạn quân và 700 chiến thuyền chia làm sáu đạo quân tiến đánh, các trại quân đóng san sát hai bờ sông Hà Trung, khói lửa bốc lên nghi ngút khắp trên mười dặm. Trịnh Cối bị kẹp giữa phía Bắc là quân Mạc, phía Nam là quân Trịnh Tùng, biết không chống cự được, bèn đem quân đầu hàng Mạc Kính Điển.
Suốt mười năm sau đó, không năm nào Mạc Kính Điển không động binh nhằm tiêu diệt quân Lê Trịnh. Trong tay Mạc Kính Điển lại có thêm hai tướng tài là Mạc Ngọc Liễn và Nguyễn Quyện (con trai Nguyễn Thiến theo Lê Bá Li đầu hàng nhà Lê, nhưng sau này trở về với nhà Mạc). Các vùng từ Ninh Bình trở vào đều là bãi chiến trường, dân kéo nhau chạy loạn, làng mạc hoang tàn. Trịnh Tùng một mặt chỉnh đốn quân đội, xây thành đắp lũy, cố thủ, mặt khác củng cố lực lượng, chiêu tập nhân tài, nắm quyền trong tay, chờ đợi cơ hội thuận lợi đánh trả.
Thời cơ đó đã đến. Năm 1580, Mạc Kính Điển chết, em là Mạc Đôn Nhượng lên thay thế anh phò tá Mạc Mậu Hợp. Mạc Mậu Hợp là ông vua đồi bại, hoang dâm, chỉ thích nghe bọn nịnh thần. Còn Mạc Đôn Nhượng thì tài đức đều tầm thường, chẳng làm được việc gì đáng để quan quân nể trọng cả.
Tranh minh họa.
Tranh minh họa. 

Nhà Trịnh ăn miếng trả miếng

Mười năm tiếp theo, năm nào vào mùa thu, Mạc Đôn Nhượng đều cầm quân đánh vào Thanh Hóa, nhưng đều vấp phải sự chống trả quyết liệt của Trịnh Tùng, khi thì bị phục binh đánh thua, khi thì hết lương thảo phải kéo quân về.
Bây giờ Trịnh Tùng đã có đủ lực để ăn miếng trả miếng. Năm 1583 kéo quân ra Sơn Nam thu thóc lúa rồi kéo về. Năm 1584 lại đánh Trường Yên (Ninh Bình). Năm 1585 tiến đánh xa hơn tới tận Mỹ Lương, Thạch Thất (Hà Tây). Nhà Mạc lúc này đã phải lo phòng thủ, đắp thêm ba bức lũy, đào thêm ba lần hào bên ngoài thành Đại La (Đông Kinh), trồng chông gai dài vài chục dặm bao xung quanh rất kiên cố.
Năm 1587, Trịnh Tùng kéo đại quân ra đánh lớn. Chiến trường diễn ra ở phía Tây kinh đô Thăng Long. Các tướng nhà Mạc là Nguyễn Quyện và Mạc Ngọc Liễn ra sức chống cự, bị thua to. Các năm tiếp theo, năm nào Trịnh Tùng cũng kéo quân tấn công ngày càng áp sát kinh thành.
Tình hình chiến sự nguy cấp như thế, nhưng vua Mạc Mậu Hợp vẫn chưa tỉnh ngộ, không biết nghe lời can gián của các trung thần. Đã vậy, năm 1592 ông vua này còn tìm cách chiếm đoạt vợ viên tướng Bùi Văn Khuê đang giữ trọng trách trấn giữ Sơn Nam. Bùi Văn Khuê đem quân đầu hàng Trịnh Tùng.
Không bỏ lỡ cơ hội, Trịnh Tùng đem toàn quân chia thành nhiều hướng tấn công ồ ạt kinh thành. Tướng Nguyễn Quyện đem quân chống giữ ở Cầu Dền bị bắt. Đại tướng Trịnh Tùng đích thân cầm cờ lệnh chỉ huy. Bốn mặt thành bị tan vỡ. Quân lính tan rã, tướng Mạc Ngọc Liễn phải bỏ thành chạy trốn. Đó là chiều mùng 6 Tết âm lịch năm 1592.
Vua Mạc Mậu Hợp giả làm sư ẩn núp trong chùa Mô Khuê (Bắc Giang) bị truy bắt về và bị treo sống trước cổng thành ba ngày trước khi bị giết chết. Con là Mạc Toàn được đưa lên ngôi, chưa từng một ngày ngồi trên ngai vàng cũng bị giết chết. Trịnh Tùng đưa Lê Thế Tông trở về kinh đô Thăng Long.
Cuộc chiến 60 năm Nam - Bắc triều được coi như kết thúc. Nhưng chiến tranh trên đất nước ta vẫn chưa thực sự chấm dứt. Các tôn thất nhà Mạc chạy thoát vẫn tập hợp lực lượng, khởi binh đánh lại ở nhiều địa phương. Nhà Mạc vẫn còn kéo dài được thêm bốn đời vua nữa hùng cứ ở đất Cao Bằng. Cuộc chinh phạt của họ Trịnh phải đến 85 năm sau nữa mới hoàn tất.

Ảnh chưa từng công bố về chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên


Cuộc chiến đã làm 5 triệu binh sĩ và dân thường đã thiệt mạng và Bán đảo Triều Tiên vẫn chia cắt đến ngày hôm nay.

Ảnh chưa từng công bố về chiến tranh Nam - Bắc Triều Tiên
Ngày 25/6/1950, chiến tranh giữa Nam (Hàn Quốc) - Bắc Triều Tiên (Triều Tiên) bắt đầu bùng nổ ở vĩ tuyến 38 - ranh giới quân sự do Mỹ ủng hộ Hàn Quốc và Liên Xô ủng hộ Triều Tiên đã thống nhất. Cuộc xâm lược này được cho là hành động quân sự đầu tiên của chiến tranh Lạnh. Tháng 7/1950, quân đội Mỹ đã thay mặt Hàn Quốc bước vào cuộc chiến tranh. Cuộc chiến này có thể là một ngọn lửa làm bùng nổ các cuộc chiến lớn hơn như giữa Nga và Trung Quốc hay thậm chí là xảy ra chiến tranh Thế giới thứ III. Cuối cùng, vào tháng 7/1953, chiến tranh Triều Tiên - Hàn Quốc cũng kết thúc.
 Ngày 25/6/1950, chiến tranh giữa Nam (Hàn Quốc) - Bắc Triều Tiên (Triều Tiên) bắt đầu bùng nổ ở vĩ tuyến 38 - ranh giới quân sự do Mỹ ủng hộ Hàn Quốc và Liên Xô ủng hộ Triều Tiên đã thống nhất. Cuộc xâm lược này được cho là hành động quân sự đầu tiên của chiến tranh Lạnh. Tháng 7/1950, quân đội Mỹ đã thay mặt Hàn Quốc bước vào cuộc chiến tranh. Cuộc chiến này có thể là một ngọn lửa làm bùng nổ các cuộc chiến lớn hơn như giữa Nga và Trung Quốc hay thậm chí là xảy ra chiến tranh Thế giới thứ III. Cuối cùng, vào tháng 7/1953, chiến tranh Triều Tiên - Hàn Quốc cũng kết thúc.
Tháng 6/1950, khi thế giới đang chao đảo với chiến tranh Thế giới II, thì cuộc chiến giữa Nam - Bắc Triều Tiên bùng nổ tại vĩ tuyến 38.
 Tháng 6/1950, khi thế giới đang chao đảo với chiến tranh Thế giới II, thì cuộc chiến giữa Nam - Bắc Triều Tiên bùng nổ tại vĩ tuyến 38.

Lật lại chiến tranh Nam - Bắc triều

(Kiến Thức) - Thế kỷ XVI, đất nước ta luôn diễn ra chiến tranh liên miên, chỉ riêng cuộc chiến Nam - Bắc triều cũng kéo dài suốt sáu thập kỷ.

Lật lại chiến tranh Nam - Bắc triều
Bắt đầu cuộc chiến tranh giữa nhà Mạc và nhà Lê

Bí ẩn những loài ma quỷ nổi tiếng xứ Phù Tang

(Kiến Thức) - Có người thích Kerakera-onna (ma cười), nhưng cũng có người rất ghét, vì tiếng cười của nó rất ám ảnh.

Bí ẩn những loài ma quỷ nổi tiếng xứ Phù Tang
Yuurei là một linh hồn không siêu thoát, thường có hình hài một người phụ nữ nhợt nhạt, không có chân, luôn xuất hiện trong bộ katabira (kimono trắng), thứ trang phục người ta mặc cho người chết trước khi chôn thời xưa. Con ma này hiếm khi hãm hại người khác, nhưng gây khiếp đảm cho bất cứ ai thấy chúng vật vờ vào nửa đêm. Cũng có khi Yuurei cất tiếng khóc ai oán khiến người nghe phải lạnh gáy.
 Yuurei là một linh hồn không siêu thoát, thường có hình hài một người phụ nữ nhợt nhạt, không có chân, luôn xuất hiện trong bộ katabira (kimono trắng), thứ trang phục người ta mặc cho người chết trước khi chôn thời xưa. Con ma này hiếm khi hãm hại người khác, nhưng gây khiếp đảm cho bất cứ ai thấy chúng vật vờ vào nửa đêm. Cũng có khi Yuurei cất tiếng khóc ai oán khiến người nghe phải lạnh gáy.
Kuchisake-onna là con ma nữ có phần miệng đẫm máu bị rạch đến mang tai. Chúng thường lang thang trên đường vào buổi đêm với khuôn mặt che kín mạng. Khi gặp một ai đó, con ma sẽ hỏi “Trông tôi có đẹp không?”, nếu người đó nói có, con ma sẽ bỏ mạng che, để lộ cái miệng bị rạch ghê rợn và lặp lại câu hỏi. Nạn nhân thường sẽ bỏ chạy và bị Kuchisake-onna đuổi. Nếu để bị bắt, nạn nhân sẽ bị giết nếu là nam giới và trở thành một Kuchisake-onna khác nếu là nữ.
 Kuchisake-onna là con ma nữ có phần miệng đẫm máu bị rạch đến mang tai. Chúng thường lang thang trên đường vào buổi đêm với khuôn mặt che kín mạng. Khi gặp một ai đó, con ma sẽ hỏi “Trông tôi có đẹp không?”, nếu người đó nói có, con ma sẽ bỏ mạng che, để lộ cái miệng bị rạch ghê rợn và lặp lại câu hỏi. Nạn nhân thường sẽ bỏ chạy và bị Kuchisake-onna đuổi. Nếu để bị bắt, nạn nhân sẽ bị giết nếu là nam giới và trở thành một Kuchisake-onna khác nếu là nữ.

Tin mới