Lật lại vụ chìm tàu hơn 800 người chết ở châu Âu năm 1994
Vụ chìm tàu Estonia đã khiến thế giới chấn động khi xảy ra giữa châu Âu, khu vực phát triển bậc nhất thế giới. Trong các thảm họa chìm tàu thời bình, tác động về truyền thông của nó có lẽ chỉ xếp sau vụ chìm tàu Titanic tháng 12/1912.
T.B (tổng hợp)
Xem toàn bộ ảnh
Vào ngày 28/9/1994, 852 người đã thiệt mạng khi Estonia, một con tàu chuyên chở xe hơi và hành khách, chìm ở Biển Baltic. Đây là một trong những thảm họa chìm tàu tồi tệ nhất thế kỷ 20.
Tàu Estonia được chế tạo ở Đức, khi đó đang trên hành trình qua đêm từ Tallinn, thủ đô của Estonia, đến Stockholm, Thụy Điển. Địa điểm chìm là ngoài khơi Phần Lan. Khi đó, Estonia là điểm đến du lịch phổ biến với giá cả phải chăng cho người Thụy Điển.
Theo thiết kế, tàu Estonia thuộc loại phà “ro-ro”. Trên tàu thường xuyên tổ chức tiệc buffet kiểu Thụy Điển, nhạc sống, khiêu vũ và tiệc rượu. Còn tàu này cũng cho phép hành khách điều khiển xe hơi của mình chạy dọc con tàu để đi vào ở một đầu và đi ra ở đầu kia.
Theo các báo cáo, tàu Estonia đã chìm giữa màn đêm khi gặp phải giông bão với những con sóng ước tính cao từ 4,5 mét đến 6 mét. Nhiều hành khách bị mắc kẹt bên trong con tàu, trong khi những người khác chết đuối trong làn nước lạnh lẽo hoặc chết vì mất nhiệt.
Xuồng cứu sinh không có nhều tác dụng cứu người trong điều kiện biển động dữ dội và nhiệt độ lạnh giá. Máy bay trực thăng đã được sử dụng để giải cứu hầu hết trong số 137 người sống sót.
Sau thảm kịch, một ủy ban liên chính phủ Thụy Điển - Phần Lan - Estonia đã kết luận vụ việc là một tai nạn. Họ tuyên bố rằng cơn bão khiến nước tràn qua một cánh cửa mở vào khoang chứa xe hơi của Estonia, làm mất ổn định con tàu và khiến nó lật úp.
Tuy nhiên, có những người khác, gồm một số gia đình và bạn bè của các nạn nhân trên tàu Estonia, tin rằng vụ chìm tàu là kết quả của một lỗ hổng tồn tại từ trước do va chạm hoặc cháy nổ.
Vụ chìm tàu Estonia đã khiến thế giới chấn động khi xảy ra giữa châu Âu, khu vực phát triển bậc nhất thế giới. Trong các thảm họa chìm tàu thời bình, tác động về truyền thông của nó có lẽ chỉ xếp sau vụ chìm tàu Titanic tháng 12/1912, làm 1.500 người đã thiệt mạng.
Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.