Vụ giải cứu tàu lặn Pisces III ở Đại Tây Dương vào 50 năm trước là một trong những sự kiện lớn với nhiều sự kiện gây bất ngờ. Vụ việc xảy ra vào lúc 1h15 ngày 29/8/1973. Khi ấy, cựu thủy thủ hải quân Anh Roger Chapman, 28 tuổi và kỹ sư Roger Mallinson, 35 tuổi, bắt đầu chuyến lặn định kỳ bằng tàu Pisces III xuống đáy Đại Tây Dương, cách thành phố Cork của Ireland hơn 240 km.
Tàu lặn thương mại Pisces III dài 6m, rộng 2m và cao 3m. Tàu được chế tạo bởi công ty thủy động lực học quốc tế North Vancouver ở Canada. Nó được hạ thủy lần đầu năm 1969 và được thuê để lắp đặt hệ thống cáp điện thoại nối từ Mỹ tới châu Âu.
Theo ông Chapman, ca làm việc của ông và các đồng nghiệp trong tàu lặn Pisces III là 8 tiếng. Tàu sẽ di chuyển dọc theo đáy biển với tốc độ 0,8 km/h, đặt thiết bị xử lý bùn và đặt cáp.
Bên cạnh công việc đặt cáp, các thủy thủ phải để ý đến vấn đề duy trì sự sống trong tàu lặn. Cứ 40 phút/lần, họ phải bật thiết bị hấp thụ khí CO2 đã thở ra, trước khi xả oxy vào tàu để hít thở.
Đến 9h18 ngày 9/8, sự cố xảy ra khi tàu lặn Pisces III nổi lên, chờ được kéo lên mặt nước và đưa trở lại tàu mẹ. Bất ngờ các thủy thủ nghe thấy nhiều tiếng đập của dây thừng và xích trước khi tàu bị rơi ngược trở lại, rung lắc chìm xuống đáy biển.
Ông Chapman và Mallinson đã tắt hệ thống điện và mọi thứ trên tàu để giảm trọng lượng khi chìm xuống đáy. Họ làm như vậy để tránh bị thương cũng như giúp tàu lặn không bị hư hại quá nhiều, Sau đó, họ gửi tin nhắn thông báo với tàu mẹ rằng sức khỏe của họ đều ổn và các chỉ số cho biết nguồn cung oxy có thể kéo dài tới sáng 1/9/1973.
Tàu lặn Pisces III mang theo lượng dưỡng khí đủ dùng trong 72 giờ. Vào thời điểm gửi tin cầu cứu, họ đã sử dụng mất 8 giờ nên chỉ còn 66 giờ. Để tiết kiệm lượng dưỡng khí, ông Chapman và Mallinson quyết định giảm vận động. Theo đó, họ ít nói chuyện hoặc di chuyển.
Tàu lặn Pisces III được giải cứu thành công. |
Ngay sau khi nhận được tin tức, lực lượng cứu hộ triển khai chiến dịch giải cứu tàu lặn Pisces III. Tham gia công tác cứu hộ có các tàu, máy bay của Anh. Phía Mỹ và Canada cũng hỗ trợ chiến dịch giải cứu.
Vào ngày 30/8/1973, tàu mẹ Vickers Voyager cập cảng thành phố Cork lúc 8h để đón tàu lặn Pisces II và Pisces V được chuyển đến bằng máy bay đêm hôm trước để giải cứu 2 thủy thủ mắc kẹt trong tàu lặn Pisces III. Ngày hôm sau, Pisces II được hạ thủy nhưng sau đó gặp sự cố nên phải quay trở lại tàu mẹ để sửa chữa. Vì vậy, tàu Pisces V lặn xuống đáy biển để tìm kiếm nhưng không thể tìm thấy Pisces III trước khi hết năng lượng nên phải trở lại mặt nước. Trong chuyến lặn thứ hai, Pisces V tìm thấy Pisces III.
Tàu lặn CURV III và tàu John Cabot cũng được triển khai để giải cứu tàu lặn Pisces III nhưng đều gặp sự cố nên phải nổi lên mặt nước để sửa chữa. Sau nửa đêm 31/8, tàu lặn Pisces V được lệnh nổi lên mặt nước. Tới 4h02 sáng 1/9/1973, tàu Pisces II lặn xuống và mang theo sợi dây kéo được thiết kế đặc biệt. Đến khoảng 5h, sợi dây được gắn vào quả cầu phía sau tàu Pisces III. Vào 9h40, tàu CURV III lặn xuống và gắn thêm một sợi dây khác vào quả cầu. Lúc 10h50, tàu Pisces III bắt đầu được kéo lên. Tuy nhiên, quá trình kéo tàu Pisces III lên bị tạm ngưng 2 lần vì các dây kéo bị rối nên thợ lặn phải gắn thêm dây.
Thủy thủ Mallinson (đầu tiên từ bên trái) và ông Chapman (thứ hai từ bên trái) được giải cứu khỏi tàu lặn Pisces III sau 84,5 tiếng bị mắc kẹt trong tàu. |
Đến 13h17, tàu Pisces III được nâng lên khỏi mặt nước. Sau đó lực lượng cứu hộ mất 30 phút để mở cửa tàu, giải cứu thành công ông Chapman và Mallinson sau 84,5 tiếng bị mắc kẹt trong tàu. Hai thủy thủ kể rằng, vào lúc được cứu, lượng oxy trên tàu chỉ đủ dùng cho 12 phút. Mặc dù chỉ có dưỡng khí đủ trong 72 giờ nhưng họ đã giảm hoạt động nên đã duy trì sự sống thêm được 12,5 tiếng đồng hồ.
Mời độc giả xem video: Tỷ phú Anh mất tích cùng tàu ngầm thám hiểm xác tàu Titanic.