Lật tẩy trò “chơi bẩn” của thương lái Trung Quốc

(Kiến Thức) - Dồn dập gom hàng với giá cao rồi đột nhiên ngưng mua, không ít thương lái Trung Quốc đã nhiều lần khiến nông dân Việt Nam phải ôm hận.

Lật tẩy trò “chơi bẩn” của thương lái Trung Quốc

Câu chuyện hàng trăm ngư dân huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam) rơi vào cảnh nợ nần chồng chất vì đã trót làm ăn vơi thương lái Trung vẫn còn đó, liệu ngư dân miền Trung có rút ra bài học kinh nghiệm?

Những bài học còn nguyên giá trị

Câu chuyện dân buôn Trung Quốc nay mua thứ này, mai mua thứ khác luôn là chủ đề nóng từ làng quê ra thành thị suốt nhiều năm qua. Danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam càng được nối dài. Họ đã mua không biết bao thứ từ sừng, móng trâu bò, ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu, phân trâu… Dù mua bán công khai hay lén lút với thương lái Trung Quốc thì đa số người dân cũng không rõ “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Nhưng có một thực tế đau lòng là dù cho mua cái gì đi nữa thì cũng chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn rồi các thương lái này lẳng lặng “bỏ của chạy lấy người”, để lại thiệt hại nặng nề cho người dân Việt Nam.

Ngư dân cần tỉnh táo để không mắc bẫy thương lái Trung Quốc.
 Ngư dân cần tỉnh táo để không mắc bẫy thương lái Trung Quốc.

Dù vụ vỡ nợ đã xảy ra cách đây hơn một năm, nhưng đến nay chị Nguyễn Thị Phương, ngụ xã Đại An, huyện Đại Lộc và nhiều thương lái khác ở Quảng Nam vẫn chưa trả hết nợ vì đã trót làm ăn với thương lái Trung Quốc. Chị Phương kể: Cách đây hơn một năm, mỗi ngày có hàng chục người ra tận cánh đồng Bầu Tròn để thu mua ớt tươi về bán cho đầu nậu Trung Quốc. Lúc đó, 1 kg ớt tươi có giá 18.000 đồng nên nông dân rất phấn khởi. Thấy ớt tươi được giá, nhiều nông dân đã đua nhau phá bỏ vườn bầu, khổ qua… để chuyển sang trồng ớt. “Thế rồi, họ (thương lái Trung Quốc- PV) bỗng nhiên dừng mua ớt xanh. Không còn cách nào khác, nhiều nông dân đành bán ớt với giá rẻ mạt, khoảng 8.000 đồng/kg. Nhiều hộ để ớt chín mới thu hoạch, mang về phơi khô, chờ lên giá mới bán nhưng cuối cùng cũng chẳng ai mua” - chị Phương ngậm ngùi.

Không chỉ nông dân mà các thương lái người Việt cũng rơi vào cảnh khốn cùng. Đầu năm 2013, thấy việc bắt tay với Trung Quốc dễ kiếm tiền nên bà Trần Thị Hoa (trú Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) đã lặn lội vào tận Đại Lộc để thu mua ớt rồi bán lại cho các đầu nậu Trung Quốc để kiếm lời. Nhưng công việc làm ăn này cũng chỉ kéo dài chưa đầy một tháng thì bất ngờ các thương lái Trung Quốc “lặn không sủi bọt” khiến bà phải ôm hơn 1 tỷ đồng tiền nợ mua ớt của nông dân mà đến nay vẫn chưa thể trả hết. “Làm ăn với thương lái Trung Quốc giống như chơi với dao, rất nguy hiểm, bởi hai bên không hề cam kết ràng buộc về việc mua bán mà chỉ tin nhau ở chữ tín. Vì vậy, khi thương lái Trung Quốc dừng mua hàng đột ngột, các đầu mối người Việt đành ôm nợ”, bà Hoa ngậm ngùi cho biết.

Anh Trần Văn Thành (trú Đại Lộc, Quảng Nam) cũng xót xa, nhớ lại: “Trước Tết, có một người lạ mặt đến dọ mua 100 tấn bần ổi để xuất qua Trung Quốc làm thuốc với giá 100.000 đồng/kg cây, 50.000 đồng/kg lá. Tôi đồng ý và đã bỏ ra khoảng 1 tỉ đồng để cùng hàng chục người tổ chức thu mua bần ổi khắp nơi. Sau khi gom đủ bần ổi, tôi gọi điện cho người này đến lấy hàng nhưng chết điếng vì nghe trả lời không mua nữa”.

Đừng để “dính bẩy”

Hiện tại chưa thể thống kê được chính xác số lượng nông sản Việt Nam xuất sang Trung Quốc bởi trong đó có rất nhiều mặt hàng đi theo đường tiểu ngạch, khó quản lý. Liên tục trong những năm qua, đã có không ít doanh nghiệp và nông dân Việt Nam phải nếm trái đắng khi làm việc với các thương lái Trung Quốc. Một chuyên gia kinh tế cao cấp khuyến cáo, người dân nên tỉnh táo, thận trọng trong làm ăn, giao dịch với thương nhân nước ngoài đặc biệt qua hình thức biên mậu (giao hàng rồi mới trả tiền). Vì hình thức thanh toán này chứa đựng nhiều rủi ro. Thực tế cho thấy, không ít thương lái nước ngoài đã tìm cách kiếm lợi cho mình và đẩy phần thiệt thòi về phía người nông dân, doanh nghiệp Việt Nam. Họ mua hàng và sẵn sàng đẩy giá lên cao gây bất lợi cho các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, đó chỉ là một trong các chiêu bài “dụ” nông dân tập trung sản xuất loại nông sản đó dẫn đến tình trạng dư thừa, không thể tiêu thụ. Tiếp đó, các thương lái sẽ ép giá và mua rẻ…Một ví dụ nữa là khi nông sản của người dân vào chính vụ, nông dân dồn hàng đưa lên biên giới để xuất sang Trung Quốc. Tại đây, các thương lái sẽ bày ra trò kiểm dịch, nhằm đánh tụt chất lượng cũng như giá cả.

Các chuyên gia cho rằng nếu người dân cứ tiếp tục buôn bán với người Trung Quốc theo kiểu manh mún nhỏ lẻ như hiện nay, thì sẽ luôn bị dồn vào thế yếu. Còn thương nhân Trung Quốc sẽ giành thế chủ động, thao túng thị trường Việt Nam. Ông Trần Văn Lĩnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết: “Việc nhiều thương lái Trung Quốc tìm mọi cách thu mua nông, thủy hải sản, sẽ gây bất lợi rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước về lâu về dài. Bởi, doanh nghiệp của chúng ta sẽ không có hàng để xuất khẩu và dần dần sẽ mất bạn hàng. Người dân cũng phải tỉnh táo với chiu trò mua hàng giá cao của các thương lái Trung Quốc vì đây là hành vi không bình thường và thực tế đã chứng minh thương lái Trung Quốc đã nhiều lần giăng “bẩy” để người dân chúng ta bước xuống. Nếu không cẩn thận, người dân lại sẽ bị sập bẩy mà thương lái Trung Quốc đã giăng sẵn”.

Nóng: Thương lái TQ lại tận thu "vàng xanh" ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Thời gian gần đây, người dân ở một số tỉnh miền núi phía Bắc ồ ạt lên rừng "săn" lá cây khôi về bán cho thương lái Trung Quốc.

Nóng: Thương lái TQ lại tận thu "vàng xanh" ở Việt Nam
"Vàng xanh" sẽ tiếp tục bị "chảy máu" đến kiệt cùng nếu chúng ta muộn mằn lên phương án bảo tồn những cây thuốc quý.
Theo Đông y, cây khôi còn có tên khác là cây độc lực hoặc đơn tướng quân. Với công dụng chủ yếu là chữa các bệnh liên quan đến dạ dày. Cây khôi phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác cạn kiệt, thì hiện nay cây khôi chỉ còn nhiều ở một số xã thuộc huyện Chợ Mới (Bắc Kạn).

Nhà độc làm từ phế liệu

(Kiến Thức) - Ngôi nhà độc đáo Guest House tại bang Texas Mỹ được xây dựng bằng các vật liệu bỏ đi trở thành điểm hấp dẫn thu hút khách du lịch từ khắp nơi.

Nhà độc làm từ phế liệu
Ngôi nhà Guest House nằm tại San Antonio, bang Texas, Mỹ được xây dựng từ các vật dụng bỏ đi. Khung nhà làm bằng container cũ được sơn chống gỉ và cắt nhiều ô vuông lớn trên thân khung cửa sổ ốp kính.
 Ngôi nhà Guest House nằm tại San Antonio, bang Texas, Mỹ được xây dựng từ các vật dụng bỏ đi. Khung nhà làm bằng container cũ được sơn chống gỉ và cắt nhiều ô vuông lớn trên thân khung cửa sổ ốp kính.

Bãi đáp trực thăng hoành tráng ở các cao ốc Việt

(Kiến Thức) - Nhiều bãi đáp trực thăng được xây dựng với quy mô hàng nghìn m2 trên các tòa cao ốc của Việt Nam.

Bãi đáp trực thăng hoành tráng ở các cao ốc Việt
Tỉnh Bình Dương vừa khai trương trung tâm hành chính tập trung hoành tráng với tòa tháp đôi có diện tích sàn 104.000 m2, gồm 20 tầng lầu, 2 tầng để xe, được xây dựng tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một.
Tỉnh Bình Dương vừa khai trương trung tâm hành chính tập trung hoành tráng với tòa tháp đôi có diện tích sàn 104.000 m2, gồm 20 tầng lầu, 2 tầng để xe, được xây dựng tại phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một. 
Điểm đặc biệt nhất của tòa cao ốc này là một bãi đáp trực thăng do Singapore thiết kế với quy mô hàng nghìn m2, cho phép trực thăng dừng đỗ rộng rãi.
Điểm đặc biệt nhất của tòa cao ốc này là một bãi đáp trực thăng do Singapore thiết kế với quy mô hàng nghìn m2, cho phép trực thăng dừng đỗ rộng rãi. 
Việc xây bãi đáp trực thăng của trung tâm hành chính Bình Dương không phải là trường hợp hiếm ở Việt Nam. Trước đó, tòa tháp Bitexco tọa lạc tại số 45 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM cũng xây dựng một bãi đáp trực thăng độc đáo.
 Việc xây bãi đáp trực thăng của trung tâm hành chính Bình Dương không phải là trường hợp hiếm ở Việt Nam. Trước đó, tòa tháp Bitexco tọa lạc tại số 45 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP HCM cũng xây dựng một bãi đáp trực thăng độc đáo. 
Bãi đáp trực thăng nằm ở hướng Nam của tòa tháp Bitexco Financial Tower, tại tầng thứ 52 của tòa nhà. Kết hợp với hình khối của tòa tháp, bãi đáp trực thăng được ví như hình ảnh búp sen đang hé nở. Bãi đáp là sự kết hợp của trên 250 tấn kết cấu thép và hơn 4.000 bulông để liên kết.
Bãi đáp trực thăng nằm ở hướng Nam của tòa tháp Bitexco Financial Tower, tại tầng thứ 52 của tòa nhà. Kết hợp với hình khối của tòa tháp, bãi đáp trực thăng được ví như hình ảnh búp sen đang hé nở. Bãi đáp là sự kết hợp của trên 250 tấn kết cấu thép và hơn 4.000 bulông để liên kết. 
Ngoài hai tòa cao ốc trên, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cũng xây dựng bãi đáp dành cho trực thăng trên nóc tòa nhà để phục vụ mục đích cấp cứu. Với những ca bệnh nặng, cần cấp cứu khẩn cấp, bệnh viện sẽ điều máy bay chuyên chở bệnh nhân tới các cơ sở y tế uy tín trong khu vực và quốc tế nếu người bệnh có nhu cầu.
Ngoài hai tòa cao ốc trên, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai cũng xây dựng bãi đáp dành cho trực thăng trên nóc tòa nhà để phục vụ mục đích cấp cứu. Với những ca bệnh nặng, cần cấp cứu khẩn cấp, bệnh viện sẽ điều máy bay chuyên chở bệnh nhân tới các cơ sở y tế uy tín trong khu vực và quốc tế nếu người bệnh có nhu cầu.  
Bãi đáp sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2015 với sự phối hợp của bệnh viện với các sân bay dân dụng trong cả nước. Theo đó, khi dịch vụ hoạt động, cự ly cấp cứu bệnh nhân lên đến 430 km với vận tốc 278 km/h. Trong trực thăng sẽ có đầy đủ các thiết bị hồi sức cấp cứu, bình thở oxy...
Bãi đáp sẽ được đưa vào sử dụng từ năm 2015 với sự phối hợp của bệnh viện với các sân bay dân dụng trong cả nước. Theo đó, khi dịch vụ hoạt động, cự ly cấp cứu bệnh nhân lên đến 430 km với vận tốc 278 km/h. Trong trực thăng sẽ có đầy đủ các thiết bị hồi sức cấp cứu, bình thở oxy... 
Bệnh viện Tim Tâm Đức TP HCM (tọa lạc tại số 4 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7), được đưa vào hoạt động từ năm 2006 cũng xây dựng bãi đáp trực thăng cấp cứu nhận bệnh từ nơi xa chuyển đến... Bệnh viện cao 4 tầng với tổng diện tích sử dụng 18.000 m2.
Bệnh viện Tim Tâm Đức TP HCM (tọa lạc tại số 4 Nguyễn Lương Bằng, phường Tân Phú, quận 7), được đưa vào hoạt động từ năm 2006 cũng xây dựng bãi đáp trực thăng cấp cứu nhận bệnh từ nơi xa chuyển đến... Bệnh viện cao 4 tầng với tổng diện tích sử dụng 18.000 m2.
Trước đó, việc xây dựng sân bay trực thăng trên nóc tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (quận Từ Liêm, Hà Nội) khiến nhiều người lo ngại về sự không an toàn của nó.
 Trước đó, việc xây dựng sân bay trực thăng trên nóc tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower (quận Từ Liêm, Hà Nội) khiến nhiều người lo ngại về sự không an toàn của nó.
Tuy nhiên, sau khi chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế cơ sở đối với Keangnam, Bộ Xây dựng đã đồng ý với chủ trương này. Theo đó, Bộ Xây dựng chấp thuận với việc điều chỉnh thiết kế 2 khối nhà 48 tầng và tăng tổng số căn hộ từ 918 căn lên 922 căn, đồng thời Bộ đồng ý cho chủ đầu tư được lắp đặt thiết bị đủ tiêu chuẩn của sân bay trực thăng trên mái của tòa nhà.
 Tuy nhiên, sau khi chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế cơ sở đối với Keangnam, Bộ Xây dựng đã đồng ý với chủ trương này. Theo đó, Bộ Xây dựng chấp thuận với việc điều chỉnh thiết kế 2 khối nhà 48 tầng và tăng tổng số căn hộ từ 918 căn lên 922 căn, đồng thời Bộ đồng ý cho chủ đầu tư được lắp đặt thiết bị đủ tiêu chuẩn của sân bay trực thăng trên mái của tòa nhà.

Tin mới