Lấy chồng lần hai, khổ cũng không dám bỏ

Nhiều phụ nữ đủ dũng cảm dứt bỏ cuộc hôn nhân bất hạnh để tìm hạnh phúc, nhưng nếu cuộc hôn nhân mới cũng sai lầm, họ cũng đành chấp nhận.

 Lấy chồng lần hai, khổ cũng không dám bỏ

Đã lỡ một lần, khổ cũng cắn răng mà chịu

"Cái thứ đàn bà đã qua một lần đò", câu miệt thị ấy ai cũng thấy là nó đầy thành kiến và sặc mùi phong kiến, lạc hậu. Nhưng sự thực là phụ nữ từng có một đời chồng sẽ "mất giá" vô cùng khi muốn kết hôn lần hai. Và nếu người đó tiếp tục thất bại trong lần tái hôn, cô ấy không chỉ "mất giá" mà còn dễ bị "đặt vấn đề" về đạo đức, con người. Bởi khi đó, sự tan vỡ sau cả hai lần lên xe hoa không được nhìn nhận như một thất bại, hay một sự kém may mắn của người phụ nữ.

Tất cả những người quen biết Nhung đều biết, chị ly hôn vì ông chồng không bỏ được thói bướm ong gái gú. Ai cũng thương chị, bảo ông chồng bồ bịch liên miên như thế, bỏ cũng phải chứ chịu sao nổi.

Nhưng 7 năm sau, khi Nhung ly hôn người chồng thứ hai vì anh vừa vũ phu, lười biếng vừa vô trách nhiệm, chính nhiều người trong số họ lại nói: "Hay ho gì cái thứ đàn bà bỏ chồng", và: "Chắc là chồng nó bỏ chứ bỏ chồng cái gì, làm gì có ai dại bỏ chồng lần nữa", "Chắc cũng không biết làm vợ nên ông chồng trước mới đi ngoại tình, còn chồng sau thì đánh cho suốt ngày"...

Và thay vì thông cảm, họ quay ra xem thường Nhung. Mấy bà già thậm chí còn nói, sau này hai đứa con gái của chị khó mà lấy được chồng vì hạnh kiểm của mẹ.

 

Những "tấm gương" như của chị Nhung vậy chính là lý do mà không nhiều phụ nữ dám sửa sai cho cuộc hôn nhân thứ hai. Thu Hồng, 34 tuổi, sống ở thành phố Hải Dương, đang cảm thấy mình mắc cạn trong cuộc sống chung với người chồng "rổ rá cạp lại". Người đàn ông này dùng những lời hứa đường mật để dụ dỗ chị - người phụ nữ vốn đã định ở vậy suốt đời bởi đã quá sợ hôn nhân - về làm vợ anh ta. Nhưng hóa ra anh cũng chỉ muốn có người thế chỗ vợ cũ chăm sóc bố mẹ và các con mình.

"Anh ấy chỉ tốt với tôi một thời gian, rồi sau đó sa đà vào chơi bời nhậu nhẹt, và cả gái gú nữa, trong khi đó tôi chỉ cần kém chu tất trong một bữa cơm vì việc công ty quá bận thôi là đã bị anh ta mắng là không biết làm tròn bổn phận của người con dâu, người mẹ, người vợ", Thu Hồng nói. Nhưng cái chị khó chịu đựng nhất là anh liên tục có gái bên ngoài, ngắn ngày dài ngày đủ cả. Anh nói, đàn ông ai chả thế, miễn không bỏ vợ là được rồi.

Có lần, bị vợ "đấu tranh" nhiều quá, anh nổi khùng bảo ở được với nhau thì ở, không thì giải tán. Câu nói đó điểm trúng yếu huyệt của chị Hồng. Chị đã bỏ chồng một lần rồi, giờ lại bỏ nữa thì thiên hạ sẽ nói sao đây? Người ta đâu cần biết hai người chồng của chị tồi tệ như thế nào, đâu biết vì họ mà chị phải chịu đau khổ ra sao.

Người ta sẽ chỉ đặt câu hỏi là tại sao những người đàn bà khác lấy chồng một lần là hạnh phúc, còn chị hai lần vẫn chẳng ra gì, rằng nếu chị là người đàn bà tốt thì chồng nào phụ chị, rằng tất cả là tại chị chứ làm gì có chuyện đen đủi mãi thế...

Hồng cũng nghĩ, lần trước, chị bỏ chồng là vì muốn đi tìm nhân duyên mới, tìm người đàn ông khác đúng là một nửa của mình; nhưng nếu lần này lại bỏ chồng, chị hầu như đã hết cơ hội tìm kiếm hạnh phúc. Ai sẽ cưới một phụ nữ qua hai lần đò chứ, nhất là khi người phụ nữ đó không xinh đẹp cũng chẳng nhiều tiền? Mà chị thì không hình dung được việc mình đã hai lần cưới mà rốt cục vẫn phải trải qua tuổi già trong sự cô độc, thiếu vắng đàn ông.

"Thôi có khổ, có chán cũng phải cắn răng mà chịu", chị Hồng chua chát nói.

Dọa từ con nếu dám bỏ chồng

Nhiều khi, kiệt sức với những stress, những khổ cực quá mức chịu đựng với người chồng sau, người phụ nữ cũng định "bỏ của chạy lấy người", mặc kệ thị phi, thứ mà họ vốn rất sợ. Thế nhưng chính gia đình, nhất là bố mẹ họ, lại không chấp nhận được điều đó. Với họ, chuyện con gái hai lần ly dị sẽ khiến thanh danh gia đình bị hoen ố nặng nề.

Ông Sắc, sống ở thành phố Hà Tĩnh, nghiêm khắc nói với cô con gái út tên Hoa đang muốn ly hôn rằng, nếu bỏ chồng, cô đừng vác mặt về gặp ông, đừng coi ông là bố nữa, rằng ông không có đứa con gái trắc nết ấy. Vợ ông xót con, bảo ông ơi con nó khổ quá, chồng với chiếc chả có thì thôi, để nó giải thoát cho đỡ khổ.

Nhưng ông kiên quyết: "Nó khổ còn hơn cả nhà mang tai mang tiếng, bản thân nó cũng mất hết danh dự thì sướng sao được". Ông Sắc vốn rất cưng chiều cô con gái út, con gọt bí đứt tay cũng rên rỉ cuống cuồng vì xót, con mọc cái mụn cũng rối rít giục bôi thuốc cho mịn da. Nhưng đó là trước lúc Hoa lấy chồng. Ông quan niệm, con gái xuất giá rồi là con người ta, có thương có xót cũng đành chịu, phận đàn bà như hạt mưa sa...

 

"Đàn bà, không thể hơi tí là bỏ chồng, bỏ một lần đã quá lắm rồi. Lần trước nó ly dị, còn có thể bảo là tại thằng chồng quá mất dạy. Giờ lấy thằng khác lại bỏ, người ta sẽ bảo là hóa ra có phải tại thằng chồng đâu, tại con mình đấy chứ. Rồi người ta sẽ hỏi tôi với bà dạy dỗ ra sao mà con gái lại như thế, sẽ bảo tôi lâu nay tự hào vì nề nếp gia phong, nhưng con gái lại chẳng ra gì".

Cái quan niệm "một đời chồng đã quá lắm rồi" khiến cho nhiều phụ nữ coi cuộc hôn nhân lần hai là "cú chót quyết định", dù cho thành công hay thất bại cũng không thể thay đổi được nữa. Thế nhưng, trên đời vẫn có những người tái hôn lần ba, lần bốn, nghĩa là vẫn có những phụ nữ dám thừa nhận sai lầm của mình vừa sửa chữa nó.

"Chẳng ai muốn tan vỡ rồi phải làm đi làm lại, tôi cũng buồn khi nhiều người gọi là bà Phó Đoan, tiết hạnh khả nghi", chị Thủy Linh, 41 tuổi, người vừa tái hôn lần thứ ba, nói. "Nhưng là con người, tôi luôn khát khao hạnh phúc, những lần trước không được hạnh phúc cũng có phần lỗi của tôi, nhưng như vậy không có nghĩa là tôi nên chịu bất hạnh đến suốt đời, tôi vẫn phải tìm kiếm cơ hội mới chứ, tôi phải sửa sai để làm lại chứ".

Nhưng chính chị Thủy Linh cũng thừa nhận, dù không là người đầu hàng số phận, mỗi cuộc nhân duyên thất bại đều lấy đi của chị nhiều sinh lực và để lại nhiều vết sẹo trong trái tim. Và một điều không thể không thừa nhận, càng về sau, cơ hội để có được tình duyên mới hạnh phúc càng co lại.

"Tôi cũng là trường hợp đặc biệt, còn với đa số phụ nữ khác, khi đã đổ vỡ vài lần, chưa nói chuyện còn cơ hội hay không, họ không còn đủ nhiệt huyết, sức sống để nghĩ đến cuộc tình mới", chị Linh nói.

Bởi thế, chị em, nhất là những người từng đổ vỡ hôn nhân, nên hạn chế việc tự gây đau thương cho chính mình bằng sự cẩn trọng khi đến với một mối quan hệ mới: tìm hiểu kỹ, chọn đúng người. Đừng vì muốn thoát khỏi tình trạng "gái không chồng" mà vội vàng, hoặc cô tặc lưỡi nhận lời cầu hôn của ai để rồi sau đó biết là nhầm lẫn, phải day dứt trước lựa chọn: cam chịu hay ly hôn lần nữa?

Gia đình hiện đại: Thèm một bữa cơm chung

Gia đình hiện đại: Thèm một bữa cơm chung
Muốn ăn cơm chung tới nhà hàng xóm ở

Đến giờ vẫn vậy, mặc dù sống riêng với ba nhưng cứ đến giờ ăn cơm là nhà chị Phạm Hoài Giang (Trường Chinh, Tân Bình, TPHCM) mạnh ai nấy ăn, nếu có dọn ra và mời ba thì ông cũng trả lời, mày cứ ăn đi, khi nào đói tao tự khắc biết ăn.

Theo lời chị Giang, chị sinh ra và lớn lên trong gia đình rất nghèo ở Vũng Tàu, mẹ buôn bán hàng rong cho học sinh, ba chị hằng ngày đi chài cá ngoài biển. Gia đình nghèo nên không sắm phương tiện mà ông chèo bằng thuyền thúng, hôm nào đánh được khá khá cá thì đưa mẹ mang đi bán, hôm nào ít quá thì để cho nhà ăn, những hôm trời mưa bão biển động thì cả nhà nhịn đói. Cái nghèo bủa vây mà nhà tới năm miệng ăn nên ba mẹ chỉ biết làm kiếm gạo, kiếm mắm nuôi con, để cái miệng khỏi bị đói đã là cố gắng lắm rồi, còn con cái nghĩ gì, làm gì cũng không quan trọng. 

Gia đình hiện đại: Chồng về muộn mấy cũng chờ

Gia đình hiện đại: Chồng về muộn mấy cũng chờ
Dạy con từ những bữa cơm

Chị Lê Thanh Huyền (Phù Ninh, Phú Thọ) nổi tiếng trong khu chị ở bởi sự chăm chút con kỹ lưỡng, cẩn thận, đặc biệt là bữa ăn. Chị tâm sự: "Nhiều người cứ bảo tôi cầu kỳ quá khi thấy tôi lắm lúc đầu tắt mặt tối mà vẫn kỳ cụi ngồi chế biến đồ ăn, rồi dỗ dành, kiên nhẫn ngồi chơi, nói chuyện cùng con, dỗ con ăn, nhưng tôi thì lại nghĩ, để cho con mạnh khoẻ, phát triển tốt thì tôi không ngại điều gì".

Mất người yêu vào tay em gái kết nghĩa

Tôi giật mình, bất giác nhớ lại nhiều chuyện. Không lẽ người tôi nghi ngờ lại chính là cô em “cắt máu ăn thề kết nghĩa chị em” của tôi? 

Mất người yêu vào tay em gái kết nghĩa

Kiên nói với tôi là anh rất bận nên không thể cùng tôi dự đám cưới đứa em họ. “Em lớn rồi chớ có phải con nít đâu mà lúc nào bắt anh kè kè một bên hoài vậy?”- anh nói mà không cười như mọi lần. Anh cũng không hẹn sẽ đón tôi như những lần khác.

Trước đây, nếu anh bận phải để tôi đi một mình thì bao giờ anh cũng tới đón sau khi xong việc. Nhưng lần này thì không. Anh cũng không nói bận chuyện gì...

Tin mới