Lấy giấy vệ sinh lau miệng: 'Bí mật' đáng sợ nên biết để tránh họa

Tác hại khi dùng sai chức năng của giấy vệ sinh, chất phụ gia trong giấy vệ sinh gây hại sức khỏe... là những bí mật đằng sau tờ giấy vệ sinh mà bạn chưa biết.

Lấy giấy vệ sinh lau miệng: 'Bí mật' đáng sợ nên biết để tránh họa
Hầu như ngày nào chúng ta cũng sử dụng giấy vệ sinh để làm sạch sau khi đi vệ sinh. Đây là thứ không thể thiếu trong bất cứ một căn phòng vệ sinh nào dù sang trọng hay bình dân. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn khám phá những bí mật đằng sau những cuộn giấy vệ sinh này chưa?
Vì sao không nên dùng giấy vệ sinh để lau miệng?
Nhiều người giữ quan niệm hoàn toàn sai lầm khi đánh đồng giấy cuộn sử dụng trong nhà vệ sinh với giấy ăn được sản xuất riêng đều có thể thay thế cho nhau trong những lúc cần thiết. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, giấy ăn và giấy vệ sinh là hai loại hoàn toàn khác nhau được sản xuất theo quy trình khác biệt nên giấy vệ sinh và giấy ăn là hai cấp độ về chất lượng. So với giấy vệ sinh dùng trong toilet, giấy ăn cần nhiều hơn yêu cầu về độ sạch sẽ. Nếu cứ vô tư sử dụng giấy vệ sinh để lau miệng như giấy ăn sẽ gây ra vô số những rắc rối cho sức khỏe người dùng.
Dùng giấy vệ sinh để lau miệng thay chức năng giấy ăn gây nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa
Dùng giấy vệ sinh để lau miệng thay chức năng giấy ăn gây nguy hại cho sức khỏe. Ảnh minh họa 
Giấy vệ sinh không phải càng trắng càng tốt
Việc sử dụng giấy vệ sinh càng trắng không phải càng tốt cho sức khỏe. Vì giấy càng trắng có nguy cơ bị tẩy trắng trong quá trình làm càng cao và chúng có thể chứa cả huỳnh quang, thạch cao điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng. Bởi vậy khi lựa chọn nên chọn giấy vệ sinh có màu trắng tự nhiên.
Giấy vệ sinh cũng có thời hạn sử dụng
Hạn sử dụng trung bình của giấy vệ sinh thường là 2-3 năm, tốt nhất là bảo quản trong điều kiện phòng kho khô, thông thoáng. Loại giấy vệ sinh khi bị quá hạn sử dụng có thể dễ dàng bị nhiễm vi khuẩn bẩn, nếu phát hiện giấy vệ sinh có nấm mốc hoặc rơi mủn bột giấy thì tuyệt đối không nên tiếp tục sử dụng.
Chất phụ gia hóa học trong quá trình sản xuất giấy có thể gây ung thư, quái thai...
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Hiếu, Giảng viên Khoa Kỹ thuật Hóa học, Đại học Bách Khoa TP HCM cho biết trên VnExpress, trong quá trình sản xuất giấy, các chất độc policlobiphenyl (PCBs) vô tình được sản sinh ra. Để tẩy trắng nguyên liệu, nhà sản xuất phải dùng đến clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình này bị clo hóa đã tạo ra policlobiphenyl.
Phương pháp tẩy trắng nguyên liệu giấy bằng clo được áp dụng phổ biến vì hiệu quả cao mà chi phí thấp. Hiện nay tại Việt Nam chưa cơ quan nào kiểm soát hàm lượng polyclobiphenyl trong giấy ăn. Bên cạnh đó, nhiều hóa chất phụ gia độc khác như xút, javen, cao lanh, xenlolo, keo... cũng được tìm thấy tồn dư trong các loại khăn giấy.
Nghiên cứu của các chuyên gia môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội ghi nhận, hầu hết các loại khăn giấy trên thị trường đều có chứa policlobiphenyl. Dù với hàm lượng rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài microgam trong một kg giấy thành phẩm, chất này cũng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng, thậm chí tích tụ theo thời gian sẽ gây nên đột biến tế bào dẫn đến ung thư, quái thai...
PCBs là nhóm hóa chất cấu tạo bởi các nguyên tử cacbon, hydro và clo. Ở nhiệt độ cao, chất này có thể cháy, tạo ra các sản phẩm phụ rất độc như dioxin. Sau khi các nhà khoa học cảnh báo về tác hại của PCBs, một số nước đã ban hành lệnh cấm hoặc hạn chế chất sự có mặt của chất này trong các sản phẩm gia dụng.
Cùng một loại giấy, loại cấu tạo nhiều lớp sẽ thấm nước tốt hơn
Nói chung, cùng một sản phẩm, loại giấy sản xuất với công nghệ nhiều lớp hơn thì sẽ có sự thấm hút nước tốt hơn, nhưng chúng là ít mềm hơn.
Dùng giấy vệ sinh rẻ tiền nguy hại cho sức khỏe
Đa số những loại giấy vệ sinh không có nhãn mác và bán với giá cực thấp trên thị trường đều là giấy tái chế. Khi sử dụng để lau các vật dụng trước khi ăn, tình cờ các bạn sẽ đem một lượng vi khuẩn xâm nhập vào hệ hô hấp, bên cạnh giấy vệ sinh tiếp xúc trực tiếp với da gây dị ứng, nổi ban đỏ nếu nhẹ.
Nặng hơn, khi sử dụng giấy này vệ sinh vùng kín, nó đem đến nguy cơ cao cho người sử dụng mắc bệnh truyền nhiễm như bệnh trĩ, bệnh lậu, viêm các bộ phận sinh dục…
Khuyến nghị khi mua giấy tránh các loại giấy bị bám bụi mùn bẩn hoặc các sợi giấy, thô ráp, độ dai của giấy kém thì không nên mua làm giấy vệ sinh.
Các chuyên gia khuyến cáo, người dùng không nên tùy tiện dùng các loại giấy vệ sinh không rõ nguồn gốc để lau chùi, kể cả đi vệ sinh. Tốt nhất nên sử dụng giấy có xuất xứ nguồn gốc rõ ràng và hạn chế sử dụng các loại giấy vệ sinh quá nhiều mùi, nhiều màu sắc hấp dẫn.

Dùng giấy vệ sinh đúng cách ngừa viêm nhiễm âm đạo

 
Nhiều phụ nữ có thói quen dùng giấy vệ sinh thấm khô sau khi đi tiểu. Tuy nhiên, nếu dùng giấy vệ sinh không đúng cách sẽ gây viêm nhiễm âm đạo.

Dùng giấy vệ sinh đúng cách ngừa viêm nhiễm âm đạo
Dùng giấy vệ sinh để lau vùng kín là một thói quen của nhiều chị em để khu vực nhạy cảm này được khô ráo, sạch sẽ, tránh được vi khuẩn xâm nhập.
Đây cũng là một trong những biện pháp đơn giản để phòng ngừa bệnh viêm nhiễm âm đạo.

Nguy hại chết người từ thói quen dùng giấy vệ sinh thế này

Nguy hại chết người từ thói quen dùng giấy vệ sinh mà nhiều người mắc - cần bỏ ngay kẻo hối không kịp.

Nguy hại chết người từ thói quen dùng giấy vệ sinh thế này
Nguy hại từ giấy vệ sinh kém chất lượng

Dùng giấy vệ sinh thế nào cho đúng để không rước bệnh vào người?

(Kiến Thức) - Dùng giấy vệ sinh để lau miệng, lau bát đũa,...là những sai lầm mà rất nhiều người mắc phải. 
 

Dùng giấy vệ sinh thế nào cho đúng để không rước bệnh vào người?
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?
 Nhiều người, đặc biệt là các chị em thường có thói quen để sẵn giấy vệ sinh trong túi xách để thuận tiện mỗi khi sử dụng. Tuy nhiên, thói quen này lại khiến họ vô tình “rước bệnh” vào người. (Nguồn Webstaurantstore)
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-2
 Lý do là khi giấy vệ sinh tiếp xúc với các vật dụng trong túi xách như sổ tay, son phấn, ví, giấy sẽ bị nhiễm vi khuẩn từ các vật dụng này. Khi sử dụng, vi khuẩn từ giấy sẽ lây truyền vào cơ thể và gây bệnh. (Nguồn Rd)
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-3
 Bên cạnh đó, rất nhiều người lại sử dụng giấy vệ sinh một cách đa năng. Việc làm này tuy có tiết kiệm về mặt kinh tế nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. (Nguồn Thealternativedaily)
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-4
 Nhiều người thường dùng giấy vệ sinh thay giấy ăn để lau chùi bát đũa. Việc làm này tưởng chừng như vô hại nhưng thực ra lại càng làm cho bát đũa trở nên bẩn hơn. (Nguồn Thestar)
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-5

Nguyên nhân là do nhiều loại giấy vệ sinh không được khử trùng một cách triệt để, do đó vi trùng và vi khuẩn sẽ bám vào bát đũa chúng ta vừa lau và lây truyền sang cơ thể khi chúng ta sử dụng. (Nguồn Mamamia)

Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-6
 Tương tự, nhiều chị em vẫn vô tư dùng giấy vệ sinh để lau tay và mặt trước khi ăn uống mà không biết rằng, vi khuẩn trong giấy vệ sinh sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây ra bệnh. (Nguồn Aolcdn)
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-7

Dùng giấy vệ sinh không an toàn có thể dẫn đến viêm da dị ứng, các bệnh về đường hô hấp, bệnh phụ khoa,...(Nguồn Bathfitterhiltonhead) 

Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-8
 Do đó, khi chọn mua giấy vệ sinh, bạn nên lựa chọn loại giấy có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng để đảm bảo chất lượng. (Nguồn Sibenik)
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-9
 Để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn từ giấy vệ sinh, bạn không nên để chung giấy vệ sinh với các đồ đạc khác hoặc để trong túi xách. Hãy bảo quản giấy ở nơi khô ráo, thoáng mát, sạch sẽ. (Nguồn Rebootwithjoe)
Dung giay ve sinh the nao cho dung de khong ruoc benh vao nguoi?-Hinh-10
Ngoài ra, giấy vệ sinh nên được sử dụng đúng chức năng của nó. Bạn không nên dùng giấy vệ sinh cho nhiều mục đích khác nhau để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. (Nguồn Simplemost)

Tin mới