Lấy vợ như… ở tù!

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là cách của vợ tôi, những nguy cơ có thể dẫn đến việc tôi ngoại tình đều phải bị dập tắt từ trong trứng nước.

"Quản giáo", đó là hỗn danh mà đám bạn đặt cho vợ tôi. Bởi lẽ, vợ tôi có tật hay ghen, ghen mọi lúc mọi nơi. Cũng chính vì ghen, nên nàng quản lý tôi rất chặt, đến nỗi đám bạn tôi phải trầm trồ: “Thằng này lấy vợ như… ở tù!”.

Tự đánh giá, tôi thấy mình cũng là một thằng đàn ông nghiêm chỉnh, lương bổng nộp đầy đủ, không có thói trăng hoa, chẳng hề có “tiền án tiền sự”. Nhưng chẳng hiểu sao, vợ tôi lại ghen dữ dội đến vậy. Nhiều năm thắc mắc, cuối cùng tôi đành kết luận: cái ghen của vợ tôi đã có sẵn trong máu.

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh” là cách của vợ tôi. Trong mắt nàng, những nguy cơ có thể dẫn đến việc tôi ngoại tình đều phải bị dập tắt từ trong trứng nước.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Vì “sự nghiệp” ghen tuông cao cả, vợ tôi rất siêng năng. Đồng nghiệp nữ làm chung cơ quan với tôi, nàng đều chịu khó làm quen tất tần tật, người này thì rủ đi ăn, người nọ lại uống cà phê, đi mua sắm… Theo lời vợ tôi, việc ngoại giao rộng rãi này đem lại cho nàng rất nhiều lợi ích. Một là, chị em phụ nữ trong cơ quan, ai cũng biết tôi là “hoa đã có chủ”. Thứ hai, hễ tôi có “rục rịch” gì là mấy bạn nàng cấp báo cho nàng ngay tắp lự. Lương bao nhiêu, thưởng bao nhiêu, vợ tôi biết mồn một. Bởi thế, tôi chẳng dám ho he, lâu dần được mệnh danh là “đàn ông nghiêm túc” của toàn cơ quan.

Chúng tôi ở chung với mẹ tôi. Ba năm trước, vợ tôi có thai. Mấy tháng cuối trước khi sinh, nàng trở nên nặng nề, không làm được việc nhà. Thấy vậy, mẹ tôi thuê một người quen dưới quê lên giúp việc nhà. Cô ta làm rất tốt, nhà cửa gọn gàng, tươm tất, nấu ăn rất ngon, lại thật thà dễ bảo. Tôi và mẹ rất hài lòng. Nhưng trong mắt vợ tôi, cô giúp việc này lại có hai “nhược điểm”: mặt mũi dễ nhìn và trẻ tuổi! Ngay lập tức, nàng đưa cô giúp việc vào diện “nguy cơ tiềm ẩn” và đòi thay người mới. Thấy vô lý, mẹ tôi cương quyết không chịu. Không dám cãi thẳng với mẹ chồng, vợ tôi chuyển sang “chơi chiêu”: hết bới chuyện này chuyện kia để mắng cô giúp việc rồi lại đá thúng đụng nia, ghen bóng ghen gió. Chịu hết nổi, cô giúp việc xin nghỉ. Vợ tôi rước ngay một người giúp việc mới về, mà theo lời cô ấy là “tốt hơn người cũ”. Người giúp việc mới nhan sắc thuộc diện “an toàn”, bởi lẽ tuổi đã 60, sức yếu nên chậm chạp, nhớ trước quên sau, nấu ăn thì dở, lại còn thường xuyên quên khóa cửa, quên tắt bếp, làm tôi và mẹ thót tim mấy lần. Cũng vì chuyện người giúp việc mà mẹ tôi và vợ nhiều lần gây nhau, tôi đứng giữa chỉ biết cười khổ.

Cuối tuần, tôi có thói quen ngồi lai rai với đám bạn. Lần nào cũng vậy, ngồi đâu chừng một tiếng, thế nào “bà quản giáo” cũng gọi, hỏi một câu muôn thuở: “Anh đang ở đâu vậy?”. Đáp: “Nhậu”. Hỏi tiếp: “Nhậu với ai?”. Đáp: “Ông A, ông B, ông C…”. Đã quen, nên cứ nghe vậy là mấy ông trong bàn cười nói: “Rồi, chuẩn bị kiểm tra chéo”. Sau năm phút, vợ tôi bắt đầu gọi điện cho ông A, hỏi vài câu bâng quơ, rồi lại gọi cho ông B, cũng nói vài câu tầm phào, mục đích quan trọng nhất là xác nhận: “Mấy anh đang nhậu với ông xã em đúng không?”. Khi đã xác thực thông tin là tôi nhậu “lành mạnh”, vợ tôi mới yên lòng. Lúc đầu, đám bạn tôi cũng bực lắm, còn tôi thì xấu hổ hết biết, nhưng lâu dần cũng quen, bữa nhậu nào vợ tôi không gọi, đám bạn còn bảo “thấy thiếu thiếu cái gì đó”.

Cãi nhau với vợ mãi, thậm chí mấy lần suýt ly hôn mà vợ tôi chẳng cách nào thay đổi. Tôi chỉ đành tặc lưỡi: “Thôi đành, ghen đã ngấm vào cơ thể. Chịu được thêm ngày nào hay ngày nấy…”. Không biết có ông chồng nào cùng cảnh khổ giống tôi không?

Giữ chồng bằng con tim

Đàn ông có ý lăng nhăng thì phụ nữ giữ cách nào đều không nổi. Và không phải người đàn ông nào cũng “ham của lạ”, coi nhẹ gia đình.

Vợ thấp bé, gương mặt không có gì nổi bật. Điều đó không quan trọng vì tôi thích người phụ nữ thông minh, hiền hậu. Tôi đã chọn cô bé nhỏ nhắn học giỏi nhất khối 11, sau tôi một lớp.
“Cô bé” sống chung nhà với tôi hơn 15 năm, cùng nhau chia bùi sẻ ngọt. Hai đứa con đã qua tiểu học. Vậy mà “cô bé” vẫn chưa hoàn toàn tin vào tình cảm của chồng. “Cô bé” canh giữ tôi nghiêm ngặt đến phát bực.

Anh giờ chỉ có em thôi...

Anh không hề biết rằng cái câu “em chẳng bận tâm đến quá khứ của anh” chỉ là một cách nói để giả vờ cao thượng.

Anh nhìn cái lưng lom khom trên những luống hoa, bất giác mỉm cười. Em đó sao? Em đang làm cái điều mà cách nay chưa lâu, anh không hề dám nghĩ tới. Đó là trồng những cụm hoa tường vi đỏ thắm, loài hoa đã trở thành một phần quá khứ của anh.

Tường vi từng là loài hoa em ghét nhất. Rất đơn giản bởi nó là tên một người con gái anh từng yêu. Anh yêu người và yêu cả loài hoa mang tên người ấy. Thế nhưng, cuộc sống đã đưa đẩy khiến anh và Tường Vi mỗi người một ngả. Nó cũng đưa đẩy anh đến với em. Như một tội nhân thật thà, anh đã “khai báo” tất cả về quá khứ của mình. Anh không hề biết rằng cái câu “em chẳng bận tâm đến quá khứ của anh” chỉ là một cách nói để giả vờ cao thượng. Thật ra, em bận tâm đến tất cả những thứ gì có liên quan đến “tường vi”: một đóa hoa, một quyển sách, một bộ phim.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa. 
Điều đó đã kéo dài đủ để anh thấy em thật tội nghiệp. “Em à, ớt nào mà ớt chẳng cay, nếu em không ghen là em chẳng yêu anh chút nào cả” - anh nhớ có lần đã nói với em như vậy. Em cười, thú nhận là mình đã cố gắng làm ra vẻ như không hề hờn ghen dù trong lòng cứ luôn thắc mắc, cứ luôn ước ao “giá mà gặp được chị Tường Vi một lần để xem người con gái ấy thế nào”... Giá mà cô ấy ở đây thì có lẽ anh cũng đưa em đến gặp một lần. Nhưng giờ người ta đã lấy chồng, đã đi xa, chỉ còn chút kỷ niệm đẹp trong lòng. Anh giờ chỉ có em thôi...

Có lẽ em đã nhận ra điều anh nói là rất thật lòng nên sau đó anh thấy những cánh tường vi đỏ thắm trên bàn làm việc. Rồi hoa tường vi đỏ rực trước sân nhà. Nhìn chúng, anh thấy thật ấm áp trong lòng. Chúng mình đã có đủ niềm tin với tình yêu và hạnh phúc, phải không em?

Tin mới