LPBank mạnh tay lập dự phòng năm 2024, cổ phiếu sẽ thế nào?

(Vietnamdaily) - VCSC dự báo LPBank sẽ tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2024, trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, một phần do ngân hàng sử dụng bộ đệm dự phòng.

Kể từ khi ông Nguyễn Đức Thụy đảm nhận vai trò Chủ tịch ngân hàng vào cuối năm 2022, LPB đã có những thay đổi đáng kể về cơ cấu hoạt động. Ngân hàng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao so với các ngân hàng khác, tập trung chủ yếu vào các công ty đầu tư BĐS và ngành xây dựng.

Trên thực tế, tỷ lệ cho vay của LPB dành cho các ngành trên đã tăng từ 11,1% cuối năm 2021 lên 20,6% vào cuối năm 2022 và 31,6% vào giữa năm 2023. Chứng khoán VietCap (VCSC) diễn biến này có thể là do nhờ vào kinh nghiệm chuyên môn của chủ tịch trong các ngành này. Ngoài ra, vào tháng 10/2023, LPB đã ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với Tập đoàn Hưng Thịnh và Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

VCSC dự báo ngân hàng có thể sẽ giải ngân nhiều hơn cho các khoản vay doanh nghiệp so với kỳ vọng trước đó, do đó giảm nhẹ trung bình tỷ trọng phân bổ cho vay cá nhân trong dự báo giai đoạn 2023-2027. Mặc dù cho vay doanh nghiệp có thể tạo ra NIM thấp hơn, nhưng nó có thể giúp cải thiện thu nhập dịch vụ của ngân hàng. 

VCSC dự báo LPB sẽ tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2024. Chi phí dự phòng trong 9 tháng đầu năm 2023 (9T 20223) giảm 31,3% YoY trong bối cảnh nợ xấu tăng cao, một phần do ngân hàng sử dụng bộ đệm dự phòng, thể hiện qua tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2017, ở mức 68% vào quý 3/2023.

LPBank manh tay lap du phong nam 2024, co phieu se the nao?
 

VCSC kỳ vọng ngân hàng sẽ tiếp tục sử dụng bộ đệm dự phòng trong quý 4/2023 để giảm áp lực trích lập dự phòng và sẽ bắt đầu tăng cường bộ đệm dự phòng trong năm 2024.

VCSC dự báo thu nhập phí ròng sẽ giảm mạnh 29,8% YoY trong năm 2024 do bị ảnh hưởng bởi mức cơ sở cao được ghi nhận trong năm 2023. Dự đoán mức cơ sở cao này đến từ việc ghi nhận một phần phí bancassurance trả trước trong quý 4/2023. Dự báo lợi nhuận từ giao dịch ngoại hối năm 2024 sẽ giảm từ mức cơ sở cao trong năm 2023.

VCSC kỳ vọng lợi nhuận từ thu hồi nợ xấu đã xử lí đạt 712 tỷ đồng trong năm 2024, so với 275 tỷ đồng vào năm 2023 vì (1) dự báo hoạt động thu hồi nợ xấu sẽ tiến triển tốt hơn khi nền kinh tế phục hồi và (2) tỷ lệ xử lí nợ bằng dự phòng của ngân hàng trong 2 năm qua đã ở mức cao. VCSC giả định về tỷ lệ thu hồi nợ đã xử lí năm 2024 ở mức 40% so với 30% trong năm 2023.

Kỳ vọng tỷ lệ hình thành nợ xấu sẽ giảm trong năm 2024, nhưng dự báo chi phí trích lập dự phòng sẽ tăng 20,9% YoY dựa trên quan điểm thận trọng rằng LPB sẽ tăng cường xây dựng bộ đệm dự phòng với kỳ vọng tỷ lệ bao phủ nợ xấu năm 2024 sẽ tăng lên 75% từ 63% trong năm 2023.

VCSC dự đoán NIM sẽ tăng 14 điểm cơ bản YoY trong năm 2024 dựa trên kỳ vọng của chúng tôi về sự phục hồi của kinh tế, từ đó hỗ trợ nhu cầu tín dụng từ ngành bán lẻ, vốn thường mang lại lợi suất cao hơn.

Giả định LPB sẽ phát hành 300 triệu cổ phiếu thông qua chào bán riêng lẻ cho các nhà đầu tư nước ngoài (tương đương 10,5% cổ phần sau khi chào bán) với giá 13.000 đồng/CP vào cuối năm 2024, tương ứng với tổng số tiền thu được là 3,9 nghìn tỷ đồng.

VCSC tăng giá mục tiêu (TP) cho Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB) thêm 7,9% lên 13.700 đồng nhưng vẫn duy trì khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN. VCSC cho rằng LPB đang được định giá khá cao với mức P/B năm 2024 là 1,1x so với mức trung vị của các ngân hàng là 1,0x, và ROE năm 2024 là 12,2% so với mức trung vị của các ngân hàng là 20,6%.

Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu là do (1) tác động tích cực từ việc cập nhật mô hình định giá đến cuối năm 2024 và (2) điều chỉnh giảm giả định của chúng tôi về chi phí vốn chủ sở hữu của LPB do cập nhật hệ số beta. Diễn biến này bị ảnh hưởng một phần bởi mức giảm tổng cộng 2,9% trong dự báo của chúng tôi cho LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2027. 

Vợ sếp LPB muốn bán 2,2 triệu cổ phiếu sau khi VNPost thoái vốn bất thành

(Vietnamdaily) - Động thái của bà Thủy diễn ra trong bối cảnh người nhà của các lãnh đạo LienVietPostBank liên tục thoái vốn tại ngân hàng trong thời gian gần đây đồng thời VNPost thoái vốn bất thành.

Bà Phạm Thị Thanh Thủy, vợ ông Bùi Thái Hà, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, LPB) đăng ký bán hơn 2,23 triệu cổ phiếu LPB.

Giao dịch dự kiến diễn ra trong thời gian từ ngày 21/4-18/5 theo hình thức khớp lệnh hoặc/và thỏa thuận nhằm phục vụ nhu cầu tài chính cá nhân.

Sau giao dịch, bà Thủy sẽ không còn nắm giữ bất cứ cổ phiếu LPB nào trong khi ông Hà vẫn sở hữu hơn 835.000 cổ phiếu.

Động thái của bà Thủy diễn ra trong bối cảnh người nhà của các lãnh đạo LienVietPostBank liên tục thoái vốn tại ngân hàng trong thời gian gần đây đồng thời VNPost thoái vốn bất thành.

Vo sep LPB muon ban 2,2 trieu co phieu sau khi VNPost thoai von bat thanh
Vợ của Phó Tổng giám đốc muốn thoái sạch vốn tại LPB 

Ở một diễn biến khác, cổ đông lớn VNPost của LienVietPostBank vừa thoái vốn bất thành khi hết thời hạn đăng ký và đặt cọc (15h30 ngày 14/4/2023), vẫn không có nhà đầu tư đăng ký tham gia mua 140,5 triệu cổ phần của LienVietPostBank.

Trước đó, VNPost dự kiến bán đấu giá hơn 140,5 triệu cổ phần LPB với giá khởi điểm 22.908 đồng/cổ phiếu. Nếu phiên đấu giá thành công, VNPost dự thu về tối thiểu 3.218 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 17/4, cổ phiếu LPB đỏ điểm tại mức 14.300 đồng/cp, ghi nhận mức giảm hơn 4% trong vòng 1 tháng qua. Thanh khoản khá sôi động khi bình quân hơn 9,4 triệu cổ phiếu được sang tay mỗi phiên. Điều này đồng nghĩa với việc VNPost đưa ra mức giá cao hơn 59% so thị giá.

LPBank sắp chi 1.400 tỷ mua lại trái phiếu trước hạn

(Vietnamdaily) - LPBank dự kiến mua lại gần 1.400 tỷ đồng trái phiếu trước hạn dù trước đó đã chi 4.100 tỷ mua lại 4 lô trái phiếu.

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, LPB) vừa công bố thông tin về phương án mua lại trước hạn trái phiếu.

Theo đó, ngày 2/1 tới, ngân hàng sẽ chi hơn 1.385 tỷ đồng mua lại toàn bộ lô trái phiếu mã LPB121035 đang lưu hành. Lô trái phiếu này được phát hành ngày 30/12/2021 có kỳ hạn 7 năm, lãi suất kỳ tính lãi thứ 2 là 9,3%/năm.

Nguồn mua lại đến từ nguồn thu nợ gốc/lãi của các khoản vay được tài trợ vốn từ nguồn vốn phát hành trái phiếu và thu từ các hoạt động kinh doanh khác, từ nguồn vốn tự tích lũy và các nguồn vốn hợp phát khác của LPBank.

Trước đó, trong tháng 7 vừa qua, LPBank cũng đã chi hơn 4.100 tỷ đồng để mua lại 4 lô trái phiếu trước hạn.

LPBank sap chi 1.400 ty mua lai trai phieu truoc han
 LPBank tiếp tục chi tiền nghìn tỷ mua lại trái phiếu trước hạn.

Ngày càng nhiều ngân hàng ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn. Trong báo cáo mới đây về thị trường trái phiếu quý 2/2023, VNDirect cho biết, tổng giá trị trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) được mua lại trước hạn trong quý 2/2023 đạt hơn 62.535 tỷ đồng, tăng 76,8% so quý trước và tăng 4,9% so với cùng kỳ. Tốc độ mua lại TPDN trước hạn có xu hướng tăng mạnh kể từ tháng 5.

Theo Thông tư 03 của NHNN, từ ngày 24/4 đến 31/12, các ngân hàng được phép mua lại ngay TPDN đã bán mà không phải chờ tới 12 tháng.

Theo các chuyên gia kinh tế, Thông tư 03 sẽ cho phép các ngân hàng chủ động, linh hoạt mua lại trái phiếu của nhà đầu tư cá nhân, qua đó tăng tính thanh khoản cho thị trường, giảm áp lực đáo hạn trái phiếu, cũng là cách để tăng vai trò tạo lập thị trường của ngân hàng.

Ông Nguyễn Quang Thuân, Chủ tịch FiinGroup cho rằng, quy định trên có ý nghĩa nhiều nhất với các tổ chức tín dụng trong bối cảnh áp lực mua lại trái phiếu thời gian vừa qua khi nhà đầu tư yêu cầu tất toán trước hạn. Điều này sẽ tháo gỡ áp lực mà một số tổ chức tín dụng đang gặp phải do trước đó đã phân phối cho nhà đầu tư trong khi Tổ chức phát hành gặp khó khăn về dòng tiền và không thể mua lại.