Lệ Rơi nổi tiếng... sự thật - thật sự thế nào?

(Kiến Thức) - “Bất cứ sự mộc mạc, chân thật nào cũng là của hiếm. Lệ Rơi nổi tiếng có một phần nguyên nhân này”, GS.TS Phạm Thành Nghị bình luận.

Lệ Rơi nổi tiếng... sự thật - thật sự thế nào?
Chuyên mục Cafe đầu tuần của Kiến Thức xin bắt đầu với câu chuyện anh nông dân Nguyễn Đức Hậu ở Thanh Hà, Hải Dương tự quay các clip thể hiện bài hát, rồi đăng tải trên internet với danh xưng Lệ Rơi đang tạo nên cơn sốt trong một bộ phận giới trẻ, được giới truyền thông săn đón...
Dễ nổi tiếng vì…
- Anh nông dân với danh xưng Lệ Rơi đang tạo nên cơn sốt trong một bộ phận giới trẻ, được giới truyền thông săn đón. Hẳn ông biết câu chuyện này?
Tôi có biết qua báo chí. Cần phải thống nhất với nhau rằng, việc một ai đó làm điều mình thích mà không vi phạm pháp luật hay các chuẩn mực đạo đức, văn hóa như thu âm rồi phổ biến trên mạng internet các bài hát của mình (dù hát có bị cho là dở) là quyền của họ. 
- Nhưng vấn đề là giọng hát của anh này không có gì đặc biệt, thậm chí còn phát âm sai chính tả, thế nhưng vẫn nổi tiếng. Có người bảo, đó là sự đảo lộn các giá trị, khi mà cái tốt, cái đẹp ít gây chú ý hơn là những cái dở, cái không hay?
- Tôi không đồng tình với nhận định này. Việc người ta thể hiện cái tôi cá nhân theo cách riêng của mình thì có gì là xấu! Đây không phải là chuyện tung hô cái xấu. 
- Nghĩa là việc làm của anh này để thể hiện cái tôi cá nhân?
Xét ở góc độ nào đó thì đúng như thế.
- Vậy ông lý giải sự nổi tiếng này thế nào?
Tôi cho rằng, trong xã hội của ta hiện nay thì hiện tượng này chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Bởi lẽ thứ nhất, đó là sự bất cập khi đi lên từ văn hóa nông nghiệp. Chúng ta đang trong giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp hóa mà lại tiếp xúc với internet – phương tiện đặc trưng của xã hội hậu công nghiệp hóa - nên chưa có sự thích ứng kịp, dẫn đến việc người ta sử dụng nó một cách tùy tiện, đưa lên mạng bất cứ thứ gì có thể và người ta cũng xúm vào đó mà bàn tán, chỉ trỏ.
Lý do quan trọng hơn là việc xã hội bây giờ có sự bó buộc nên người ta không có khoảng không để thể hiện bản thân, làm điều họ thích. Mọi người có ít chỗ để sáng tạo, không có nhiều cơ hội được nói khác đi, được thể hiện bản thân mình. Trong hoàn cảnh như thế thì bất cứ một hiện tượng thể hiện khác biệt nào cũng dễ trở thành nổi tiếng, tạo được sự thu hút và cũng là nơi lý tưởng để người ta bày tỏ quan điểm mà chẳng sợ bị “truy cứu”.
GS.TS Phạm Thành Nghị, Viện Tâm lý học.
GS.TS Phạm Thành Nghị, Viện Tâm lý học. 
“Định hướng chân ghế”
- Theo ông, điều gì bó buộc xã hội, khiến xã hội thiếu đi sự sáng tạo, thiếu cơ hội thể hiện bản thân?
Nên nhớ một điều, ở các nước phát triển, từng người, từng tổ chức và cả xã hội rất quan tâm đến sáng tạo và con người được tạo điều kiện để thỏa sức sáng tạo. Còn ở ta thì sao? Hãy nhìn vào chính cuộc sống gia đình mà xem. Cha mẹ thường hỏi tại sao con không nghe lời bố mẹ, tại sao con không làm theo cách này hay cách kia. Khi con cái tìm được cách khác hiệu quả hơn thì chẳng mấy khi được khen ngợi, ngược lại khi con cái có sai lầm thì sẽ bị chì chiết, mắng mỏ với các loại ngôn từ khó nghe. 
Trong nhà trường, muốn được điểm cao, trẻ phải làm đúng theo cách thầy cô đã dạy, trẻ không được khuyến khích tìm ra cách mới, cách khác. Người ta làm việc, ứng xử theo kiểu “định hướng chân ghế”, vì thành tích của họ chứ ít quan tâm tới lợi ích thực sự mang lại cho người khác, cho xã hội. Suốt một thời gian dài, chúng ta sống trong những khuôn phép mà nếu ai thoát ra khỏi sẽ bị dị nghị, thậm chí bị tẩy chay. Đó là cách mà ta đã giết chết sự sáng tạo, đồng thời cũng triệt tiêu luôn cả cơ hội thể hiện bản thân của mỗi người.
Giả dối nhan nhản 
- Có một thực tế như thế này, đôi khi nhận được sự giúp đỡ từ người xa lạ chỉ vô tình gặp nhau trong thời điểm ấy, tôi cứ có cảm giác (và thấy hối lỗi vì điều này) là... đề phòng người ta, nghi ngờ rằng liệu người ta có giúp mình thật lòng hay chỉ tranh thủ mà móc ví, móc điện thoại của mình.
Tôi hiểu tâm lý này và cho rằng, đó là chuyện không hề hiếm gặp trong bối cảnh mà sự lừa lọc, giả dối nhan nhản khắp nơi.
- Sở dĩ tôi dẫn câu chuyện ấy để thấy rằng, có vẻ như trong một xã hội mà người ta đã quá quen với thói dối trá, lừa gạt thì việc một anh nông dân tự thu giọng hát mộc mạc, chân chất cũng đủ khiến người ta thèm khát, tung hê, ủng hộ, yêu thích?
Đúng thế. Bây giờ, xã hội không thiếu gì chuyện người ta đánh bóng tên tuổi, thực tài chả có nhưng tạo cho mình hàng đống bình phong với những chức tước, bằng cấp để lòe thiên hạ. Vậy nên bất cứ sự mộc mạc, chân thành, chân thật nào cũng là của hiếm mà mọi người thèm khát. Việc anh chàng nông dân kia nổi tiếng cũng có một phần nguyên nhân này.
Thân quen, quyền uy thế chỗ sáng tạo
- Một xã hội mà ở đó người ta bị hạn chế công khai bày tỏ chính kiến, hạn chế bộc lộ cái tôi thì phải chăng đó là một xã hội thiếu lành lặn, không bình thường?
Đúng thế. Nếu được giải tỏa, người ta được quyền lên tiếng, được thể hiện cái tôi thì làm gì có chuyện một người dân tự thu âm giọng hát của mình đăng lên mạng, hát không hay lại là tâm điểm của sự chú ý đến thế.
- Ông làm tôi gợi nhớ đến khái niệm “cởi trói tư duy”.
Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây. Sẽ không thể có được sự phát triển hài hòa, bền vững nếu như chúng ta cứ mãi tiêu diệt sự sáng tạo, hạn chế môi trường thể hiện cái tôi. Ở ta, thân quen đang thế chỗ cho sự sáng tạo. Nếu như một người giỏi mà không có ô dù, không quen biết thì khó có cơ hội được trọng dụng. Chúng ta chưa có cơ chế trọng dụng người giỏi, người tài trong thực tế; có thể ta đã có chính sách nhưng điều đó mới chỉ được ghi trong văn bản.
- Nhưng “cởi trói” bằng cách nào? 
Tôi cho rằng, cái quan trọng không phải là trông chờ những nhà điều hành, quản lý sẽ có cách điều hành, quản lý cởi mở, mà phải có cơ chế để những người cởi mở vào đội ngũ những nhà quản lý. Hơn thế nữa, người có quyền phải biết lắng nghe. Nhà quản lý phải biết lắng nghe người dưới quyền, tôn trọng họ và nhu cầu của họ. Cha mẹ phải biết lắng nghe con cái, phải biết đứng vào vị thế con cái để “nghe” cái cảm xúc, cái thất vọng của chúng. Người thầy phải biết đóng vai người học bị sai bảo, bị tuân thủ để thấy cái buồn chán, cái ít giá trị của sự giáo điều. Biết lắng nghe góp phần tạo ra những thay đổi lớn trong xã hội. 
- Làm được như thế đồng nghĩa với việc sự chân thật trong xã hội không phải chỉ đến từ... giọng hát của một anh nông dân?
(Cười) Đúng vậy. Khi đó, chắc chắn sự sáng tạo sẽ được phát huy, cái tôi cá nhân được khuyến khích thể hiện thì những câu chuyện như anh nông dân tự thu giọng hát của mình sẽ không còn là chuyện cá biệt gây xôn xao dư luận nữa. Nhưng ngày đó không phải đến ngay trong nay mai mà cần cả một quá trình, cần sự thay đổi văn hóa.
Trân trọng cảm ơn ông.
Kết quả “Điều tra giá trị thế giới” mà Viện Nghiên cứu Con người tiến hành hai vòng vào những năm 2001 và 2007 cho những kết quả đáng suy nghĩ. Trả lời cho câu hỏi ông (bà) muốn con mình có những phẩm chất nào sau đây: Vâng lời, chăm chỉ, độc lập, sáng tạo… kết quả là gần 80% lựa chọn phẩm chất vâng lời, chăm chỉ, khoảng 50% lựa chọn phẩm chất độc lập, trong khi đó chỉ có 27% (vòng điều tra 2001) và 17% (vòng điều tra 2007) số người lựa chọn tính sáng tạo”, theo GS.TS Phạm Thành Nghị.

Lối sống người lớn làm hỏng trẻ con

Lối sống người lớn làm hỏng trẻ con
- Lối sống thiếu lý tưởng, không mục đích, buông thả, sính bạo lực, thậm chí thác loạn của một bộ phận thanh thiếu niên cho thấy những khủng hoảng trong đời sống xã hội. Đó là những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Nguy cơ bão hoà mọi thị hiếu

Trong bài thơ "Bếp lửa" của ông, tình cảm bà cháu thật đẹp. Nhưng phải chăng vì vất vả, khó khăn, nghèo khổ nên người ta mới thương nhau đến thế?

Khi người ta đang phải hy sinh, phải vượt nghèo vượt khó để đảm bảo được cuộc sống tối thiểu, nhìn đâu cũng thấy khó khăn, vất vả, thì dễ hiểu là giữa người với người dễ nảy sinh sự mủi lòng, tình thương, sự cảm thông. Đó cũng là quy luật tự nhiên. Đứa trẻ thấy bà, thấy mẹ mình khổ cực như thế, chịu đựng như thế, đến mức quên cả bản thân, hy sinh mọi thứ cho mình, thì không lẽ gì nó lại không mở lòng đáp lại.

Còn những đứa trẻ hiện nay thì sao, phải chăng nó không còn mở lòng như thế hệ trước đó?

Nói thế cũng có cái lý về logic hình thức. Nhưng vấn đề ở đây là đứa trẻ phải được giáo dục ra sao để có ý thức thường trực biết yêu thương. Ngay cả khi đầy đủ rồi người ta vẫn phải biết tạo cho nhau niềm vui và sự sẻ chia. Nếu không giáo dục được tình cảm chân chính đó cho trẻ em thì dù kinh tế có phát triển đến mấy đi nữa, đời sống có vươn cao đến mấy đi nữa, chúng ta vẫn sẽ chỉ nuôi dưỡng nên một lớp trẻ ích kỷ, ỷ lại và đòi hỏi hưởng thụ, dửng dưng với mọi thứ, sống vô trách nhiệm với tất cả mọi người và với bản thân mình.

Tôi cứ nghĩ dường như chúng ta chưa biết cách sống cho sung sướng? Tại sao vật chất thì khá hơn mà con người lại ích kỷ hơn?

Đây là một câu hỏi khó! Và điều này không phải riêng xã hội ta đâu, mà cả thế giới đang phải hứng chịu. Khi đời sống vật chất khá lên, lối sống hưởng thụ ngày càng được thỏa mãn, xã hội tiêu dùng ngày càng lấn tới toàn cục, thì tự nhiên con người có một sự diễn biến rất khác thường! Nền văn minh của con người khi đi qua giai đoạn xã hội tiêu thụ, nó quá thừa thãi, quá lãng phí, đến mức mọi nhu cầu hưởng thụ cũng hóa ra vô nghĩa. Rồi sẽ dẫn đến nguy cơ bão hòa mọi thị hiếu và ao ước, hủy hoại mọi giá trị thiêng liêng, mọi hoài bão mang tính lý tưởng, sự thờ ơ của con người trước tất cả mọi thứ. Không còn biết mình thích gì nữa thì đó là sự trống rỗng!
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Liên hiệp Hội Văn học Nghệ thuật Hà Nội.

Lý tưởng và ý thích

Trước sự khắc nghiệt đó, ông có thể chia sẻ cách sống của mình?

Sống trong thời đại này là khó lắm, chả có ai dám dạy khôn được cho ai! Trong phạm vi nhỏ hẹp của cá nhân mình, tôi tạm nêu ra 3 tiêu chí quan trọng: Thứ nhất là mình gắng sống được theo ý thích của mình, làm cái gì mình tâm đắc và dành được nhiều thời gian cho cái mà mình thích thú nhất. Thứ hai là đừng bán mình chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, nhưng cũng phải chịu khó làm ăn lương thiện để có đủ tiền sống, để không đến nỗi quá nghèo hèn, khốn khổ vì miếng ăn hàng ngày. Thứ ba là phải giữ cho hậu phương yên ổn, gia đình tốt đẹp, vợ con tử tế. Tôi có mấy đứa con, may mắn là chúng đều được giáo dục đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn, không xấu hổ với xã hội. Đấy cũng là lý do để mình sống vui vẻ, yêu đời, đỡ bị tổn thọ.

Sống theo ý thích? Thì chính lớp trẻ ăn chơi cũng vì lý do sống theo ý thích đấy chứ?

Sống theo ý thích của tôi là thế này: Trước kia mình học luật, nhưng yêu thích văn học, nên sau khi phục vụ đủ trong ngành luật rồi thì mau chóng chuyển sang làm văn học. Đó không phải là thú chơi tùy hứng, mà là sở thích một đời. Cái thích thứ hai là thích được sống một cách phóng khoáng, nhẹ nhõm, không thủ đoạn, bon chen, phiền lụy bất cứ ai. Thứ ba là ý thích đi đây đi đó, được xê dịch, thưởng ngoạn, du lịch chỗ nọ chỗ kia. Cái cuối cùng là được sống đơn giản, chân thật, không phải khoác lên mình một cái vỏ lụng thụng, che đậy áo xống nặng nề, giả tạo, hoặc gây nhiều phiền hà, rối rắm trong cuộc sống. Và tôi luôn tạo điều kiện để có được cách sống ấy.

Nhưng có những người cho rằng họ bị cuốn vào vòng xoáy của công việc, của đồng tiền mà không cưỡng lại được?

Mỗi người trong hoàn cảnh của mình đều phải tự tiên liệu để biết sống như thế nào là vừa đủ, để mình vẫn được là mình, dù đứng trong vòng xoáy của bất cứ thế lực nào đi nữa. Còn những người không cưỡng lại được những vòng xoáy của định mệnh, thì tất nhiên họ sẽ bị trả giá, biết làm sao được!

Vậy ý thích đó chính là lý tưởng?

Dùng chữ lý tưởng nghe trừu tượng và sách vở hơn. Như các cụ nói, ở đời đạt được cái ý của mình đã là một sự quý lắm rồi. Ý ấy có khi còn nhất quán hơn là lý tưởng. Còn ý thích dành cho bước đường phấn đấu một đời thì cũng là lý tưởng đấy, vì trong đời phải có mục đích nào đó kiên định để phấn đấu, say mê. Tôi không gắn nó với các ý thích nhất thời, tạm bợ. Có khi còn có những ý thích kỳ quặc, quái đản, bệnh hoạn.

Ngược tiến hóa trở về làm con thú

Đó chính là cái mà giới trẻ ngày nay dễ sa vào?

Một bộ phận lớp trẻ, khi đã không còn mục đích gì cao đẹp để noi theo, hoàn toàn buông thả theo bản năng, thì họ đang đi ngươc lại quá trình tiến hóa, muốn trở về làm con thú! Đó là sự tha hóa đến tận cùng về nhân cách, không thể nào hiểu được trong xã hội chúng ta. Đó cũng là cái tát nảy đom đóm vào mặt tất cả chúng ta, thế hệ cha anh, những bậc phụ huynh, những ai có trách nhiệm...

Nhưng trong thực tế, chúng ta đang ngày càng bị bất lực trước tất cả những điều này?

Sự thực là chúng ta không lường hết được hậu quả nặng nề của lối sống thực dụng trần trụi, thái độ trơ tráo vô nhân tính và những biến dạng méo mó của nó. Đó là sự trả giá cho một quá trình phát triển không cân đối, phát triển kinh tế không đi đôi với sự bảo vệ và nâng cao các giá trị văn hoá và tinh thần. Đời sống vật chất, tiện nghi hưởng thụ có lên, trong khi đời sống tinh thần ngày càng bị thu hẹp, trống rỗng đi. Lối sống tha hóa của một bộ phận người lớn, kể cả những người có chức có quyền... làm hỏng con trẻ đi quá mức!

Xin cảm ơn ông về những chia sẻ này!
- Nếu một xã hội yếu, không làm được trách nhiệm của mình thì lớp trẻ sẽ mất phương hướng, không còn đích đi tới và cũng dễ hiểu là chúng trở thành ích kỷ, thực dụng đến mức trơ tráo, được chăng hay chớ và nhảy vào sống thác loạn trong vũ trường, sống bầy đàn trong khách sạn, nhà nghỉ, như bọn hippi tệ hại nhất ngày xưa. Trước khi trách lớp trẻ, phải trách người có trách nhiệm. Bởi đó là hậu quả của sự khủng hoảng lớn của xã hội chứ không phải của đơn lẻ mấy đứa trẻ mất nết, mấy gia đình liên đới này.

- Nguy cơ của xã hội không phải ở chỗ không đủ phương tiện sống mà nhiều khi lại ở chỗ là đã có phương tiện thừa thãi rồi mà không biết sống cho ra hồn, cho đúng với hoàn cảnh mình tạo ra. Đó là tai hoạ. Khi đã có đủ mọi thứ, mà giáo dục lại không chuyển theo, không tạo cho lớp trẻ một lý tưởng sống cao hơn, hoàn thiện hơn, để con người lâm vào bi kịch bế tắc, chỉ trở thành một lũ giá áo túi cơm vô nghĩa, tồn tại theo bản năng con thú mà không còn khát vọng làm con người chân chính, thì khác nào chúng ta bịt mắt che tai, gián tiếp phụ họa cho tai họa và tội ác bột phát!
Nhật Minh (Thực hiện)

Lửa thử vàng, gian nan thử... nhau

Lửa thử vàng, gian nan thử... nhau
- Khi trong hai vợ chồng bất ngờ một người gặp rủi ro, bất hạnh, theo các chuyên gia tâm lý, để vượt qua khó khăn không chỉ cần có sự nỗ lực của người trong cuộc mà sự cảm thông, chia sẻ của những người xung quanh cũng rất quan trọng. Và nhìn ở khía cạnh tích cực, chính hoàn cảnh hiểm nghèo là phép thử để các cặp vợ chồng nhận ra tình cảm thực sự họ dành cho nhau.

Sợ nhất những lời gièm pha, ánh nhìn soi mói

Khi tôi hỏi thăm đường vào nhà đôi vợ chồng anh Minh, chị Lam (Minh Tiến, Đoan Hùng, Phú Thọ) hầu như tất cả những người tôi gặp đều nói về họ bằng những lời nghi ngại: "Chẳng hiểu sao lại vậy. Hay tại cô Lam còn trẻ nên bồng bột, chỉ sợ sau này hối không kịp". Thuyết phục mãi, chị Lam mới đồng ý chia sẻ câu chuyện của mình, vì sợ người hiểu cho thì ít, kẻ đàm tiếu, bình phẩm thì nhiều.

Chị Ngọc Tân (Hà Nam) cũng buồn rầu tâm sự, từ khi chị quyết định gắn bó đời mình với người chồng tàn tật, không ít người mỗi lần nhìn chị chở anh đi học lớp dành cho người khiếm thị đã chỉ trỏ bàn tán, gièm pha sau lưng. Nhất là khi câu chuyện của chị được đăng trên truyền thông, có người còn nói thẳng trước mặt chị: "Đã như vậy rồi, có hay ho gì đâu mà còn đi kể nọ kể kia".

Đàm tiếu, gièm pha, bị nghi ngờ, bình phẩm... đó là nỗi ám ảnh của những người đã phải chịu nỗi mất mát, thiệt thòi từ người thân gặp nạn thì lại phải chịu thêm gánh nặng từ búa rìu dư luận. Điều này khiến cho nỗi bất hạnh của họ như bị nhân đôi. Vượt lên chính mình, là chỗ dựa cho nửa còn lại đã khó, lẽ ra, họ phải được  giúp đỡ, đồng cảm thì giờ lại bị chất thêm gánh nặng của sự mặc cảm, buồn tủi.

Chị Mùi (Hà Nội) đã chảy nước mắt khi nhắc đến chuyện có người nghi chị làm gái nuôi chồng. Không ít người vì thế rơi vào trạng thái ngại chia sẻ, từ chối sự giúp đỡ, sống thu mình, mất niềm tin vào tình người.
Nhờ tình yêu thương, chăm sóc của chị Tân, anh Đức sắp lấy được bằng bổ túc cấp 3.
Nhờ tình yêu thương, chăm sóc của chị Tân, anh Đức sắp lấy được bằng bổ túc cấp 3.

Nghĩ đến ngày tháng chia ngọt, sẻ bùi

Theo chuyên gia tâm lý Vũ Thiện, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định, cuộc sống đang yên ổn, tự nhiên người bạn đời của mình bỗng dưng rơi vào tình trạng tàn phế mất khả năng lao động quả thật là một cú sốc nặng nề. Khi điều không may mắn đó xảy ra, cả hai dễ hoang mang, nảy sinh nhiều suy nghĩ tiêu cực... Để vượt qua cú sốc đó "nên nghĩ đến tình yêu mặn nồng mình đã có, những ngày tháng chia ngọt sẻ bùi cùng nhau tạo nên nghĩa vợ chồng sâu nặng, từ đó sẽ có thêm sức mạnh để tiếp tục ở bên để chăm sóc động viên, làm chỗ dựa vững chắc cho người kia".

Đối với những lời gièm pha, đàm tiếu, ThS Vũ Thiện khuyên: "Để khỏi cuốn theo những điều thị phi xung quanh, tốt hơn hết, nên tránh than vãn, phàn nàn với quá nhiều người, chỉ nên tâm sự với những người thực sự đáng tin cậy. Hãy cố gắng nghĩ tích cực rằng thời gian sẽ làm cho vấn đề trở nên phai nhạt, không còn là tâm điểm của dư luận nữa".

Sau biến cố, người bệnh thường bị hẫng hụt lớn về mặt tâm lý và sẽ có những mặc cảm nặng nề dẫn đến tính khí khác thường và thường là trái tính trái nết, cau có, bi quan, chán nản, dễ tủi thân. Lúc này người bạn đời phải có lòng quyết tâm rất cao, sự nhẫn nại và độ lượng. Đặc biệt, cần luôn tỏ ra lạc quan trước người ốm và luôn cho họ thấy rằng họ được quan tâm, được chia sẻ, được coi trọng. Hãy nghĩ đến khía cạnh tích cực của hoàn cảnh, cứ coi đây là một cơ hội để thể hiện tình yêu thương, giúp hiểu tấm lòng chân thật của nhau.

Tất cả những cố gắng đó sẽ giúp người ốm có được tâm trạng tốt để tiếp tục sống, thích nghi với hoàn cảnh.  
Mai Loan

Giải mã thú tính của dân cá độ mùa World Cup

(Kiến Thức) - Thua cá độ World Cup, nhiều đối tượng nổi thú tính, không ngần ngại cướp tài sản, giết người, thậm chí đoạt mạng cả những người thân yêu nhất.

Giải mã thú tính của dân cá độ mùa World Cup
Liên tục xảy ra trọng án vì World Cup
World Cup 2014 diễn ra ngày càng sôi động cũng là lúc tình trạng cá độ nở rộ dẫn đến nhiều hệ lụy đau lòng trên địa bàn cả nước.

Tin mới