Lễ tang đại tướng Phùng Quang Thanh với nghi thức cấp Nhà nước

Để tỏ lòng thương tiếc và ghi nhận những thành tích, cống hiến của đại tướng Phùng Quang Thanh, BCHTW Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Ủy ban TƯMTTQVN quyết định tổ chức lễ tang với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.

Lễ tang đại tướng Phùng Quang Thanh với nghi thức cấp Nhà nước
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa phát đi thông báo về lễ tang đại tướng Phùng Quang Thanh, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng.
Tang lễ của đại tướng Phùng Quang Thanh sẽ được tổ chức theo nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước.
Ban Bí thư Trung ương Đảng đã quyết định thành lập Ban Lễ tang cấp Nhà nước gồm 24 người do ông Phạm Bình Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó thủ tướng Thường trực, làm Trưởng ban.
Linh cữu đại tướng Phùng Quang Thanh quàn tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng tổ chức vào hồi 8h-11h30 ngày 15/9. Lễ truy điệu từ 12h30 phút và Lễ an táng từ 15h30 chiều cùng ngày, tại nghĩa trang xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, Hà Nội.
Le tang dai tuong Phung Quang Thanh voi nghi thuc cap Nha nuoc
Đại tướng Phùng Quanh Thanh. Ảnh: QĐND 
Đại tướng Phùng Quang Thanh, sinh ngày 02/02/1949; quê quán: xã Thạch Đà, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội; thường trú tại số 10, ngõ 9, đường Nguyễn Tri Phương, phường Điện Biên, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội; tham gia cách mạng tháng 7/1967; vào Đảng ngày 11/6/1968.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ và gia đình tận tình chăm sóc, cứu chữa, song do tuổi cao, sức yếu, Đồng chí đã từ trần hồi 3 giờ 45 phút, ngày 11/9/2021 (tức ngày 05 tháng 8 năm Tân Sửu) tại nhà riêng, hưởng thọ 73 tuổi.
Đại tướng Phùng Quang Thanh là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa IX, X, XI và là Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI; đại biểu Quốc hội khóa XI, XII, XIII. Hơn 50 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc, Đại tưởng được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Huy hiệu 50 năm tuổi đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Cả cuộc đời của đại tướng Phùng Quang Thanh gắn với con đường binh nghiệp. Từ tháng 7/1967 - tháng 02/1968: Chiến sĩ, Tiểu đoàn 20, Sư đoàn 312. Từ tháng 3/1968 - tháng 10/1971: Tiểu đội phó, Tiểu đội trưởng, Trung đội phó, Trung đội trưởng, Phó Đại đội trưởng, Đại đội trưởng Đại đội 9, Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320.
Từ tháng 11/1971 - tháng 7/1972: Học viên đào tạo cán bộ tiểu đoàn, Trường Sĩ quan Lục quân 1.
Từ tháng 8/1972 - tháng 7/1974: Phó Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 9, Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B. Từ tháng 8/1974 - tháng 12/1976: Học viên đào tạo cán bộ trung đoàn tại Học viện Quân sự (nay là Học viện Lục quân).
Từ tháng 01/1977 - tháng 11/1977: Tham mưu trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 320B, Quân đoàn 1. Từ tháng 12/1977 - tháng 4/1979: Học viên Trường Văn hóa Quân đoàn 1.
Từ tháng 5/1979 - tháng 12/1982: Phó Trung đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 64, Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Từ tháng 01/1983 - tháng 10/1983: Học viên đào tạo Trung đoàn trưởng bộ binh cơ giới tại Liên Xô.
Từ tháng 11/1983 - tháng 4/1984: Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 390, Quân đoàn 1. Từ tháng 5/1984 - tháng 02/1986: Học viên đào tạo tiếng Nga tại Đại học Ngoại ngữ quân sự (nay là Học viện Khoa học Quân sự). Từ tháng 3/1986 - tháng 8/1986: Học viên Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng). Từ tháng 9/1986 - tháng 7/1988: Phó Sư đoàn trưởng phụ trách Sư đoàn 390, Quân đoàn 1.
Từ tháng 8/1988 - tháng 02/1989: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1. Từ tháng 3/1989 - tháng 7/1989: Học tiếng Nga tại Học viện Kỹ thuật quân sự. Từ tháng 8/1989 - tháng 8/1990: Học viên đào tạo chỉ huy tham mưu, Học viện Vô-rô-slốp, Bộ Tổng Tham mưu (Liên Xô).
Từ tháng 9/1990 - tháng 01/1991: Học viên bổ túc Binh chủng hợp thành, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng).
Từ tháng 2/1991 - tháng 8/1991: Phụ trách Tham mưu trưởng Quân đoàn 1.
Từ tháng 9/1991 - tháng 01/1994: Sư đoàn trưởng Sư đoàn 312, Quân đoàn 1.
Từ tháng 02/1994 - tháng 8/1997: Phó Cục trưởng, Cục trưởng Cục Tác chiến, Bộ Tổng Tham mưu.
Từ tháng 9/1997 - tháng 01/1998: Học lý luận chính trị cao cấp, Học viện Chính trị quân sự.
Từ tháng 02/1998 - tháng 5/2001: Tư lệnh Quân khu 1.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4/2001), Đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Từ tháng 6/2001 - tháng 5/2006: Đồng chí là Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (tháng 4/2006), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu vào Bộ Chính trị và được chỉ định là Phó Bí thư Quân ủy Trung ương; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (tháng 6/2006).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI (tháng 01/2011), đồng chí tiếp tục được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu lại vào Bộ Chính trị, tiếp tục giữ chức Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (đến tháng 4/2016).
Tháng 10/2016: Đồng chí được Đảng, Nhà nước cho nghỉ theo chế độ.
Đồng chí được thăng quân hàm Thiếu tướng tháng 10/1994; Trung tướng tháng 11/1999; Thượng tướng tháng 6/2003; Đại tướng tháng 7/2007.
Do có nhiều công lao và thành tích xuất sắc đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc và Quân đội, đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác.

>>> Mời độc giả xem thêm video Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn báo chí phương Tây (VTV kí ức Việt Nam):

Nguồn: VTV

Chân dung 14 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam

(Kiến Thức) - Đại tướng là cấp quân hàm sĩ quan quân đội cao cấp nhất trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong lịch sử hơn 70 năm quân đội ta đã có 14 người được phong quân hàm Đại tướng, trong đó có Nguyên Chủ tịch nước – Đại tướng Lê Đức Anh. 

Chân dung 14 Đại tướng trong Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chan dung 14 Dai tuong trong Quan doi Nhan dan Viet Nam
1. Đại tướng Võ Nguyên Giáp (1911 – 2013). Năm thụ phong: 1948. Quê quán: Quảng Bình. Bí danh: Văn, Sáu. Chức vụ cao nhất: Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Chức vụ cao nhất trong Đảng Cộng sản Việt Nam: Ủy viên Bộ Chính trị. Danh hiệu khác: Người anh cả của Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, Đại tướng đầu tiên của QĐNDVN, Huân chương Sao vàng. 

Vì sao nguyên Phó tư lệnh doanh nghiệp quân đội bị bắt?

Ngày 9/3, Cơ quan điều tra của Bộ Quốc phòng cho biết đã bắt tạm giam ông Đỗ Văn Sang (nguyên Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Tổng Công ty 15 – Bộ Quốc phòng) do mắc hàng loạt sai phạm.

Vì sao nguyên Phó tư lệnh doanh nghiệp quân đội bị bắt?
Theo đó thực hiện chỉ đạo của Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, Tổng Công ty 15 (hay còn gọi là Bình đoàn 15) đã họp kiểm điểm liên quan đến những sai phạm của ông Đỗ Văn Sang khi còn giữ chức Giám đốc Công ty 75 giai đoạn 2011 - 2012 (thuộc Tổng Công ty 15).

Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

(Kiến Thức) - Lễ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu diễn ra trong hai ngày và lễ viếng bắt đầu từ 8h hôm nay, 14/8 đến 12 giờ ngày 15/8. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban lễ tang.

Lễ viếng nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu
Video: Trực tiếp Lễ quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu

Tin mới