"Lén lút" nuôi cá "quốc cấm", vây đỏ như son, thu 200 triệu đồng/lứa

Cách đây 2 năm, ông Mai Văn Bên, xã Bình Phú, huyện Châu Phú (An Giang) đã "lén lút" nuôi 200 con cá hô-loài cá "quốc cấm". Ông vừa bán đàn cá "quốc cấm" này và thu 200 triệu đồng. 

Bình quân mỗi con cá hô sau 2 năm nuôi cho thu 1 triệu đồng...
Một người nông dân ở huyện Châu Phú, tỉnh An Giang đã thu lời khoảng 200 triệu đồng từ lứa cá hô nuôi cách đây 2 năm. Lợi nhuận này đã khuyến khích nhiều người tìm đến đối tượng nuôi này.
Cá hô bán với giá bán 250.000 đồng/kg.
 Cá hô bán với giá bán 250.000 đồng/kg.
“Triệu phú” đó là ông Mai Văn Bên (xã Bình Phú, huyện Châu Phú). Ông Bên cho biết, hai năm trước ông “lén lút” thả nuôi 200 con cá hô giống. Nhờ điều kiện tốt nên đàn cá phát triển nhanh, trọng lượng con thấp nhất cũng tầm 10 kg; tổng sản lượng thu hoạch được gần 2 tấn. Với giá bán 250.000 đồng/kg, ông thu về trên dưới 200 triệu đồng. Năm nay ông dự kiến mở rộng diện tích thả nuôi cá hô với khoảng 3.000 con cá giống.
Điều lo ngại là cá hô hiện vẫn có tên trong sách đỏ, bị cấm khai thác, mua bán thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến. Theo đại diện Chi cục Thủy sản An Giang, nếu “cởi trói” đưa cá hô vào danh mục chăn nuôi công khai chắc chắn sẽ rất hiệu quả.

Vào thâm sơn cùng cốc, cảnh đẹp như tiên để nuôi cá sạch

Ngoài cảnh đẹp như tiên, hồ Na Hang còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…

Lòng hồ Na Hang (Tuyên Quang) là nơi hội tụ của hai dòng sông trữ tình là sông Gâm và sông Năng, được bao bọc xung quanh bởi 99 ngọn núi nhấp nhô, trùng điệp. Ngoài cảnh đẹp như tiên, nơi đây còn là địa điểm nuôi các loại cá đặc sản sạch như cá bống, lăng, chiên, quả…
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach
 Hồ Na Hang có phong cảnh hữu tình
Na Hang nghĩa là “Ruộng cuối thung lũng”. Nơi đây có những cánh đồng lúa, ngô nằm xen kẽ dưới chân núi đá vôi xanh mướt, bạt ngàn những cánh rừng nguyên sinh. Thủy điện Na Hang tạo nên lòng hồ trên núi trông thật đẹp mắt. Ở đây, nghề nuôi và khai thác thủy sản cũng đang phát triển rất mạnh.
Anh Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH Long Giang cho biết, năm 2013, công ty anh đầu tư xây dựng nuôi 10 lồng cá trên hồ Ngòi Là, xã Trung Môn (Yên Sơn). Anh nhận thấy nguồn nước kết hợp với nguồn thức ăn không đảm bảo nên đầu năm 2014 công ty anh quyết định di chuyển 10 lồng cá hiện có của công ty lên nuôi tại khu vực thác Mơ trên hồ thủy điện Tuyên Quang (Nà Hang).
Khi đã chắc kỹ thuật cộng với nguồn nước đảm bảo, anh bắt đầu xây dựng khu lồng bè nuôi các loại cá đặc sản như Lăng, Chiên, Bỗng, Lóc Bông... Thấy nuôi cá đặc sản cho lợi nhuận cao hơn so với cá truyền thống, công ty mở rộng quy mô đầu tư. Sau hơn 2 năm đầu tư xây dựng đến nay công ty anh có 25 lồng bè nuôi cá sạch.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-2
 Nuôi các loại cá đặc sản đang được chú trọng phát triển
“Nơi đây có nguồn nước chảy từ vùng lõi rừng đặc dụng, nên quanh năm mát mẻ rất phù hợp với việc nuôi các loại cá nước lạnh, cộng với nguồn thức ăn dồi dào nên tạo điều kiện rất tốt để phát triển thủy sản. Chúng tôi ở đây đều không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Toàn bộ thức ăn cho cá đều được đánh bắt tự nhiên bằng vó đèn trên hồ thủy điện. Để cá sống tốt, như doanh nghiệp chúng tôi phải thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi” – anh Tuấn chia sẻ.
Huyện Na Hang hiện nay có hơn 400 lồng cá, chủ yếu của 3 doanh nghiệp lớn là: Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang, Công ty TNHH Nhật Nam, Công ty TNHH Thường Mai. Đây là 3 doanh nghiệp đã và đang phát triển trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên vùng lòng hồ. Khu nuôi cá lồng của Công ty TNHH lâm sản và dịch vụ Long Giang và Công ty TNHH Nhật Nam là khu vực có quy mô lớn tại vùng lòng hồ thủy điện. Các lồng cá được liên kết với nhau bằng những khung thép chắc chắn trên những chiếc phao và được neo cố định nên việc đi lại rất dễ dàng, có nhà lạnh để chứa thức ăn dự trữ cho cá, đội ngũ nhân viên nuôi trồng có trình độ, kỹ thuật cao.
Vao tham son cung coc, canh dep nhu tien de nuoi ca sach-Hinh-3
 Nghề nuôi cá lồng đã mang lại thu nhập khá cho bà con (Báo Tuyên Quang)

Nở rộ trào lưu nuôi cá Koi độc-lạ Nhật Bản ở phố núi Tây Nguyên

Du nhập vào Việt Nam khoảng 15 năm nay, nhưng vài năm gần đây, phong trào nuôi cá cảnh Koi độc-lạ của Nhật Bản mới phát triển mạnh ở TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Không riêng gì ở Đắk Lắk mà tỉnh Đắk Nông cũng có một đại gia ở huyện Đắk Mil sở hữu được cá Koi Nhật Bản nhập khẩu với 2 con dòng tangcho và kohaku dài 70,5 cm trị giá 3.000 USD.

Tin mới