Lên núi đào măng, bất ngờ đào được viên đá gần 2.000 tỷ

Một lão nông họ Lưu ở Chiết Giang, Trung Quốc khi lên núi đào măng đã vô tình tìm thấy một hòn đá màu vàng có giá gần 2.000 tỷ.

Được biết Lão Lưu là một nông dân ở trấn Thạch Hoàng, thành phố Thặng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc. Ông thường lên núi đào măng để ăn hoặc ra chợ bán kiếm thêm ít tiền. Sau những cơn mưa mùa xuân, nhiều loại thực vật sẽ bước vào mùa sinh trưởng mới và măng là một trong số đó. Măng mọc vào mùa xuân rất ngon nên ông và nhiều người nông dân ở nơi đây thường lên núi đào măng.

Len nui dao mang, bat ngo dao duoc vien da gan 2.000 ty

Măng mọc vào mùa xuân rất ngon nên ông và nhiều người nông dân ở nơi đây thường lên núi đào măng.

Lão Lưu lên núi đào măng như ngày thường, cuốc vừa bổ xuống, ông đột nhiên phát hiện dưới đất có gì khác lạ. Cuốc của ông đụng phải thứ gì đó, lão Lưu cảm nhận được nó có kết cấu không giống với măng. Ông liền bới lớp đất xung quanh vật thể lạ đó để lấy nó lên.

Sau khi bới lớp đất xung quanh, ông nhận thấy đó là một hòn đá. Lão Lưu toan vứt hòn đá này đi nhưng ông chợt thấy nó có màu sắc khá đẹp mắt. Vì vậy, lão nông quyết định bỏ hòn đá vào giỏ mang về nhà.

Sau khi mang về nhà, ông Lưu đem hòn đá đi rửa sạch và nhận thấy nó có bề mặt nhẵn bóng và trông có vẻ là loại đá quý khi có màu sắc khác lạ. Ông từng nghe về một số trường hợp nhặt được hòn đá tưởng vô giá trị nhưng thực chất lại là loại đá quý có giá trị rất cao. Thế nên ông đã tìm tới các chuyên gia địa chất học của địa phương để nhờ kiểm định.

Thông qua quan sát và kiểm tra, các chuyên gia thẩm định xác định hòn đá mà ông Lưu nhặt được là loại đá Điền Hoàng vô cùng quý hiếm. Đá Điền Hoàng được biết đến như một trong những loại đá đứng đầu trong danh mục đá quý của Trung Quốc. Theo quan niệm của người Trung Quốc, màu vàng là biểu tượng của quyền lực, sự tôn quý và giàu có nên họ rất ưa chuộng sưu tầm đá điền hoàng. Ở thời phong kiến, các vị vua và giới quý tộc thường sử dụng loại đá này làm ấn triện.

Len nui dao mang, bat ngo dao duoc vien da gan 2.000 ty-Hinh-2

Thông qua quan sát và kiểm tra, các chuyên gia thẩm định xác định hòn đá mà ông Lưu nhặt được là loại đá Điền Hoàng vô cùng quý hiếm.

Đá Điền Hoàng vô cùng khan hiếm, nhất là vào thời nay. Hòn đá của ông Lưu nhặt được không chỉ có kích thước lớn mà còn là hàng thượng phẩm. Chuyên gia cũng nhận định, viên đá Điền Hoàng này có thể coi như là một kho báu vô giá. Theo ước tính của họ, khối đá Điền Hoàng mà lão Lưu nhặt được có giá khoảng 580 triệu NDT (tương đương hơn 1.912 tỷ đồng).

Cả tỉnh chưa ai dám thử, liều chơi lớn thu lãi tiền tỷ

Một lão nông ở miền Tây tiên phong nuôi cá chình - loài cá còn xa lạ với nhiều người vào những năm đầu 2000; không ngờ ông thu tiền tỷ.

 Giữa trưa hè tháng 7, ông Nguyễn Hữu Ánh, (65 tuổi), xách xô đựng hơn 10kg cá rô phi đi về phía trang trại nuôi cá chình rộng hơn 5ha ở xã Tân Thành, TP. Cà Mau (Cà Mau) để cho cá ăn. Ông Ánh khoe mình vừa bán tát 4 ao cá chình, thu về 2,7 tỷ đồng.

Lão nông Cà Mau kể, trước đây gia đình ông làm lúa, thu nhập khá thấp. Sau đó, ông chuyển sang nuôi cá bống tượng, thu nhập tương đối khá. Năm 2000, ông Ánh bắt đầu nuôi cá chình, sau khi được một người cháu giới thiệu về loài cá này.

Thời điểm đó, ở Cà Mau chưa có mô hình nuôi cá chình nước ngọt nên ban đầu ông Ánh rất phân vân, sợ không có đầu ra. “Ban đầu, gia đình tôi, nhất là vợ tôi, phản đối dữ lắm vì sợ nuôi cá chình rồi bán không ai mua. Sau nhiều lần thuyết phục, bà xã tôi mới đồng ý cho nuôi cá chình”, ông Ánh kể.

Ca tinh chua ai dam thu, lieu choi lon thu lai tien ty
Ông Nguyễn Hữu Ánh, người được xem nuôi cá chình đầu tiên ở Cà Mau.
  Ca tinh chua ai dam thu, lieu choi lon thu lai tien ty-Hinh-2
Ông Ánh cho cá chình ăn cá rô phi đã được cắt nhỏ.

Ban đầu, ông Ánh mua 20kg cá chình giống (loại 20 con/kg) từ Khánh Hòa về thả nuôi trong ao. Ông tự tay bắt cá, tép về làm thức ăn cho cá. “Thả nuôi cá chình, lòng tôi cũng thấp thởm, hồi hộp lắm vì sợ tới ngày cá chình lớn mà thương lái không mua là tiêu luôn”, ông Ánh kể.

Nhờ có kinh nghiệm nuôi cá bống tượng nhiều năm nên chuyện nuôi cá chình đối với ông Ánh không quá khó khăn.

Sau 18 tháng thả nuôi, ông Ánh tát ao, thu hoạch 330 con cá chình, trọng lượng 1-3 kg/con, bán được 65 triệu đồng. “Từ 3,5 triệu cá giống ban đầu, sau 18 tháng nuôi, tôi thu về 65 triệu đồng. Thấy lợi nhuận quá cao, tôi quyết định trích ra 40 triệu đồng phát triển quy mô nuôi cá chình”, ông Ánh nói và cho biết, 65 triệu đồng vào thời điểm đầu những năm 2000 tương đương hơn 20 lượng vàng.

Do nhu cầu thị trường tăng cao, giá cá chình luôn ở mức 500.000-600.000 đồng/kg trong thời gian dài nên nuôi con cá này giúp ông thu lãi tiền tỷ. Cũng từ đây, mô hình nuôi cá chình ở Cà Mau phát triển mạnh.

Ca tinh chua ai dam thu, lieu choi lon thu lai tien ty-Hinh-3
Ông Ánh trở thành tỷ phú nhờ vào nuôi cá chình.

Năm 2019, ông Ánh bỏ ra hơn 8 tỷ đồng mua 5ha đất năng suất thấp tại xã Tân Thành để đào ao (mỗi ao rộng 800m2) mở rộng trang trại nuôi cá.

“Mỗi ao tôi thả nuôi 1.000 con cá chình giống. Sau 8 tháng, tùy vào kích cỡ của từng con cá mà tôi phân đàn, tách sang những ao khác. Từ lúc thả giống đến khi thu hoạch, cá phải được chuyển ao hai lần. Việc này giúp làm sạch đáy ao, cá chình lớn nhanh, ít hao hụt”, ông Ánh nói.

Theo ông Ánh, cá chình dễ nuôi, rất ít bệnh, thức ăn chủ yếu là cá rô phi. Tuy nhiên, giá con giống khá cao, lại phải nuôi đến 18 tháng mới thu hoạch.

Ông tiết lộ, kỹ thuật nuôi cá chình lớn nhanh là khi đào ao xong, phải lấy nước vào ngâm 15-20 ngày, rồi bơm ra, đưa nước mới vào. Sau đó, dùng vôi bột để xử lý nước. Mực nước phù hợp để nuôi cá chình khoảng 1,6m. Đặc biệt, để hạn chế cá chình bị bệnh đường ruột, ông Ánh cho cá ăn cách ngày, theo giờ cố định.

“Cá chình nặng từ 700-900 gram/con là cá loại hai, giá bán 440.000 đồng/kg; còn cá từ 1 kg/con trở lên có giá 550.000 đồng/kg”, ông Ánh cho hay.

Hiện mỗi năm, ông Ánh cung ứng ra thị trường khoảng 4 tấn cá chình, thu về tiền tỷ.

Tỷ phú chân đất thành công với cách làm cho cau, dừa, dứa 'sống chung'

Ông Dư Văn Thái, Kiên Giang trồng xen canh 3 loại cây gồm cau, dừa, khóm (dứa) trên 3,8 ha đất. Cách làm vườn sáng tạo, mỗi năm thu hơn 2 tỷ đồng.

Ở tuổi 75 nhưng ông Dư Văn Thái (ngụ tại ấp An Lạc, xã Bình An, huyện Châu Thành, Kiên Giang) khiến nhiều người xuýt xoa vì quá "mát tay" trong trồng trọt. Chỉ với 3 loại cây quen thuộc là khóm, cau và dừa, lão nông đút túi tiền tỷ mỗi năm.

Tỷ phú chân đất Dư Văn Thái sống khỏe nhờ trồng khóm, cau và dừa (Ảnh: Bảo Kỳ).

Ông Thái cho biết, vùng đất ông sinh sống nằm biệt lập giữa sông Cái Lớn và Cái Bé. Thổ nhưỡng được bồi tụ bởi đất bồi ven biển và nước lợ thích hợp trồng khóm. Đây cũng là nơi sản sinh ra loại khóm trứ danh mang tên khóm Tắc Cậu, bà con trong vùng nhờ cây khóm mà phất lên.

"Gia đình tôi trồng khóm, cau và dừa kết hợp từ trước giải phóng. Do ảnh hưởng từ chiến tranh nên vườn bị tàn phá. Sau năm 1975, gia đình trồng và phục hồi lại vườn cho đến nay", ông Thái cho hay.

3 tầng sinh thái trên cau, giữa dừa, dưới khóm của ông Thái (Ảnh: Bảo Kỳ).

Chia sẻ về lý do trồng 3 loại cây trên cùng một diện tích đất, ông Thái cho biết, cây khóm thấp nên trồng tầng dưới cùng, tầng giữa là cây dừa và tầng trên cùng là cây cau. Nhờ có bóng mát của cây dừa nên trái khóm ít bị cháy nắng, da đẹp, trái cân đối, không bị nhọn đầu nên bán có giá.

Còn về lựa chọn cây, lý do là diện tích cau chiếm không nhiều, giá trị kinh tế cây cau khá ổn, lại thích hợp nước lợ nơi đây nên đây được xem là cây "kinh tế trọng điểm" của vườn.

Cây khóm trồng dưới tán dừa giúp trái khóm không bị cháy nắng, da đẹp, kích thước trái đồng đều hơn (Ảnh: Bảo Kỳ).

Theo ông Thái, để 3 cây ở chung một chỗ "thuận hòa" thì phải xây dựng vườn theo cách riêng. Cụ thể, khóm trồng với khoảng cách cây cách cây 0,5m, khoảng cách giữa các cây cau với nhau là 2x4m, riêng cây dừa trồng cách xa hơn, khoảng 10m.

"Bình quân mỗi công đất (1.000m2) tôi trồng 2.000 bụi khóm, 250 gốc cau và 20 gốc dừa. Trên mỗi liếp có gắn hệ thống tưới nước tự động để dễ chăm sóc", lão nông U80 chia sẻ.

Trước đây ông Thái sử dụng phân hóa học nhưng sau biết nhược điểm của phân hóa học làm đất chai sạn, nghèo dinh dưỡng nên nhiều năm nay ông chuyển sang dùng phân hữu cơ. Ngoài ra, lão nông còn tận dụng phế phẩm từ cây cau, cây dừa đem nghiền rồi trộn với men vi sinh ủ hoai mục rồi bón cho vườn.

Ông Thái sử dụng phân hữu cơ giúp vườn cây phát triển lâu dài, bền vững (Ảnh: Bảo Kỳ).

Được biết, cây khóm cho thu hoạch 3-4 vụ/năm. Với diện tích trên, mỗi năm ông Thái thu được khoảng 40 tấn khóm, giá bán 10.000 đồng/trái, ông lãi 400 triệu đồng.

Cau thì luôn chiếm ưu thế về giá cả, giá bán hiện nay từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg, thời điểm hút, hàng giá cau lên đến 60.000 đồng/kg. Hiện với 3,8ha cau, ông Thái thu hoạch gần 100 tấn/năm, ước tính lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng.

Ngoài ra, cây dừa cũng cho thu hoạch 6.000 trái dừa khô/năm (giá bán 20.000 đồng/chục) và 4.000 trái dừa dứa tươi (giá dao động từ 40.000 đến 50.000 đồng/chục), lão nông thu từ 23 đến 26 triệu đồng/năm.

Bên cạnh việc cung cấp cau thương phẩm, ông Thái còn tiên phong đem cây cau ươm trong bầu. Cách làm này giúp cau giống đem xuống đất trồng sẽ có tỉ lệ sống cao hơn. Ngoài ra, ông còn áp dụng cách ươm khóm giống từ cây con được tách ra từ phía dưới trái thay vì tách ra từ bẹ những cây khóm lớn.

Với sự cần cù và sáng tạo trong lao động, lão nông xứ khóm Tắc Cậu vinh dự là 1 trong 100 nông dân tiêu biểu nhất cả nước được hội đồng chung khảo Trung ương chương trình Tự hào nông dân Việt Nam, được bình chọn xứng đáng nhận danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2022".

(Theo Dân Trí) 

Hóa giải lời nguyền đá nổi lưu truyền bao năm ở Hải Phòng

Người làng Xuân La (Kiến Thụy, Hải Phòng) bấy lâu vẫn kể câu chuyện về lời nguyền đá nổi gắn liền với vị tiến sĩ Ngô Thái Cẩn. Không rõ thực hư ra sao, nhưng rất nhiều năm, làng Xuân La không ai đỗ đạt hay làm to được.

Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong
 Các cụ cao niên ở thôn Xuân La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng vẫn thường kể câu chuyện về lời nguyền đá nổi
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-2
 Chuyện kể rằng, ngày ấy trong làng có một chàng thanh niên tên Ngô Thái Cẩn, nhà nghèo, bố thì mất sớm còn mẹ lại ốm đau bệnh tật liên miên nên Ngô Thái Cẩn phải đi ở đợ để lấy tiền nuôi mẹ. Khi mẹ chết, ngay đến một đồng để ma chay cho mẹ cũng không có, cực chẳng đã Ngô Thái Cẩn phải cầm mảnh đất cùng căn nhà do tổ tiên để lại để lấy tiền lo tang lễ cho mẹ. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-3
 Nhưng chữ nghĩa thì không biết nên văn tự cũng không biết viết, ông bị trưởng bạ (chức cai dịch chuyên lo sổ cách điền bạ ở làng) miệt thị, khinh bỉ. Quá uất ức, Ngô Thái Cẩn quyết tâm dùi mài kinh sử, học đêm học ngày, có nhiều khi người trong làng thấy Ngô Thái Cẩn vừa đi vừa học. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-4
 Kỳ thi năm ấy ông đỗ tiến sĩ. Khi Ngô Thái Cẩn vinh quy bái tổ về quê, có loa của triều đình về báo nhưng các chức sắc cùng dân trong làng không ai tin, chẳng ai ra nghênh đón tiến sĩ. Giận người làng quá coi thường mình nên Ngô Thái Cẩn bực tức bỏ đi. Đi qua quán đá đến ao Lĩnh trong làng ông lấy chiếc dây thừng buộc hòn đá rồi ném xuống ao. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-5
  Ông nguyền: “Bao giờ hòn đá này nổi, làng Xuân La mới nên người”. Sau đó ông bỏ sang khu đất cạnh làng (nay là làng Cẩm La) chiêu dân lập ấp. Khi ông mất, dân làng Cẩm La lập ông là thành hoàng làng và lấy ngày 6 tháng giêng hàng năm là ngày giỗ của ông.
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-6
 Cũng kể từ ấy cái sự học hành của làng Xuân La chìm trong tăm tối, con em trong làng dù có học giỏi đến mấy nhưng khi đi thi đều trượt. Bao nhiêu năm con em sĩ tử trong làng chán nản chẳng ai muốn học, bởi có chăm chỉ đến mấy thì công sức cũng đổ xuống sông xuống biển.
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-7
 Không biết nguyên nhân là vì đâu, lúc này mọi người mới nhớ tới lời nguyền về hòn đá của Ngô Thái Cẩn. Dân trong làng cứ bàn tán nhau mãi, người tín tâm thì cho rằng tất cả là tại lời nguyền cay nghiệt kia. Chẳng biết có thật hay không nhưng bao năm rồi làng Xuân La không ai đỗ đạt hay làm to được.
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-8
 Theo ông Ngô Quang Khoát, thành viên ban quản lý Văn Miếu Xuân La, nguyên Phó Trưởng phòng văn hóa huyện Kiến Thụy kể lại: Năm 1997, trời làm hạn hán, cái ao mà người dân trong làng thường múc nước để tưới rau cũng bị khô cạn. Người trồng rau phải vét đáy ao thành những cái nhói sâu 1, 2 mét mới có nước tưới rau. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-9
 Trong khi đào vét đáy ao thì ông Vũ Văn Hoạt, một người dân trong làng đào được tảng đá hình trụ cao hơn 1m, bốn mặt rộng 0,25m đều có khắc nhiều chữ nho. Thấy vậy mọi người mới nhờ người đọc hộ và biết được đây là một văn bia ghi chép danh tính 14 vị tiến sỹ nho học của huyện Nghi Dương đỗ đại khoa từ đời vua Lê Hồng Đức lại đây. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-10
 Biết là một di vật quý, minh chứng cho tinh thần hiếu học, tôn sư trọng đạo, quý trọng hiền tài của quê hương nên ông Ngô Quang Khoát đã tìm gặp cụ Đào Văn Thảo (nguyên là cán bộ sở văn hóa thành phố) để hỏi về nội dung hai bia trên mà cụ ghi chép được trong cuộc khảo sát năm 1977. Cụ Thảo giải thích rằng đây là một văn miếu duy nhất của Hải Phòng, giữ vị trí như một trường thi của nhà Mạc. Trong 14 tiến sỹ của huyện Nghi Dương xưa có hai vị là người làng Xuân La, đó là Ngô Thái Cẩn, và Bùi Tổ Trứ.
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-11
 Sau khi biết rõ lai lịch của văn bia, ông Ngô Quang Khoát cùng bà Chung Thị Dán, bà Nguyễn Thị Xòa đã vận động bà con trong xóm dựng chiếc am nhỏ trên nền Văn Miếu cũ che mưa nắng cho cây thạch trụ và lập hai bài vị tiến sỹ của làng để tưởng nhớ như là một sự tri ân các bậc hiền tài. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-12

Không ai biết được sự chính xác của câu chuyện mà các cụ cao niên vẫn kể cho con cháu nghe nhưng dân trong làng tin lắm, họ tin vào lời nguyền đá nổi và nhất là sau khi có những chuyện kỳ lạ khác nữa xảy ra. Đó là chuyện mùa thi sau khi người ta tìm thấy cây thạch trụ thì bỗng nhiên trong làng có mấy em đỗ vào đại học, rồi câu chuyện về con gái của một bác sỹ thú y. 

Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-13

Cô bé học giỏi nhưng lận đận về đường thi cử, đã mấy năm chăm chỉ đèn sách mà đi thi trượt vẫn hoàn trượt. Vị bác sỹ này cũng tìm đủ mọi cách, cho con ôn luyện thi ở khắp những địa chỉ có tiếng trong thành phố nhưng vẫn không có kết quả. Đang lúc nản trí thì ông gặp một người bạn, sau khi nghe bạn kể xong về Văn Miếu ông về nhà sắm lễ lên Văn Miếu thành tâm cầu khấn. Quả nhiên năm đó con gái ông đỗ đại học với số điểm cao chót vót. Tiếng thơm Văn Miếu bắt đầu lan tỏa từ đấy.

Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-14
 Văn Miếu Xuân La nằm ở phía Tây Nam Núi Đối thuộc địa phận thôn Xuân La, xã Thanh Sơn, huyện Kiến Thụy, TP. Hải Phòng, được xây dựng từ thế kỷ thứ 15, cách đây đã hơn 400 năm. Vào thế kỷ 16, nhà Mạc lấy Nghi Dương làm kinh đô thứ 2 (gọi là Dương Kinh). Văn miếu Xuân La được coi là một trường thi lớn của Dương Kinh, kinh đô ven biển. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-15
 Văn miếu xưa có quy mô khang trang và sầm uất nhất vùng: Tòa điện thánh cột xà bằng đá, có tượng thánh Khổng Tử và Tứ Phối (Nhan Tử, Mạnh Tử, Tăng Tử và Tư Tử) cũng bằng đá cẩm thạc cao to như người thật. Tòa tiền tế 5 gian gỗ lim chạm khắc cầu kỳ, có hoành phi câu đối sơn thếp rực rỡ. Bên tả có nhà bia tiến sỹ đặt lên lưng rùa. Bên hữu là nhà hội tư văn. Trước cửa Miếu có hồ hình bán nguyệt, xung quanh trồng nhiều cây cổ thụ bốn mùa xanh tươi, chim hót ríu rít suốt ngày. Theo văn bia được tìm thấy thì từ thời Chánh Hòa (1680) quan lộ, quan phủ vẫn về tế ở Miếu.
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-16
Năm 1947 thực hiện tiêu thổ kháng chiến, làng dỡ tòa nhà tiền tế và nhà hai bên giải vũ, đốn chặt hết cây, chỉ để lại điện thánh. Năm 1951 giặc Pháp bắn pháo từ Kiến an về làm sập Văn Miếu nhưng 5 pho tượng đá và 2 văn bia vẫn nguyên vẹn đứng trên nền Miếu. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-17
 Năm 1977, đoàn cán bộ văn hóa thành phố Hải Phòng khảo sát, nghiên cứu văn bia Hán Nôm về Văn Miếu đọc bia rồi dập bản mang đi. Mấy tháng sau, Sở văn hóa thuê người đào 2 bia của Văn Miếu đem về bảo tàng thành phố. Từ đó Văn Miếu Xuân La chỉ còn là một gò hoang cỏ mọc, nhân dân vỡ đất trồng rau. Năm 1997, sau khi tìm được cây thạch trụ dưới đáy ao, Văn Miếu Xuân La bắt đầu được phục dựng lại.
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-18
 Hiện Văn miếu Xuân La được xây dựng lại trên nền đất cũ rộng 1.800m2, gồm 1 cung thánh 2 tầng mái đao, lợp ngói vẩy cá; toà văn thánh 3 gian thờ Khổng Tử ở chính giữa, 2 bên tả và hữu thờ bia ghi văn thánh kiến trúc theo kiểu thuận chồng, mái ngoài bít nóc đao cong, lợp ngói vẩy. Tháng 8/2010, Văn Miếu Xuân La được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố.

Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-19
 Cũng theo ông Ngô Quang Khoát, kể từ khi phục dựng đến nay, phần lớn kinh phí để xây dựng, mở mang Văn Miếu đều do bà con nhân dân địa phương và các mạnh thường quân đóng góp. Hiện, đang xây dựng văn quán đường, là nơi diễn ra các hoạt động khuyến học khuyến tài. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-20
 Tháng 8/2010, Văn Miếu Xuân La được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố. 
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-21
 “Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí hỗ trợ có hạn từ thành phố, nhưng với sự ủng hộ, tin tưởng của bà con quê hương, chúng tôi sẽ cố gắng kêu gọi, vận động tài trợ để xây dựng Văn Miếu ngày một khang trang hơn”, ông Ngô Quang Khoát chia sẻ thêm.
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-22
Văn Miếu Xuân La bây giờ là nơi tụ họp của nhiều hoạt động văn hóa giàu tính nhân văn như tổ chức giao lưu, bình thơ, triển lãm thư pháp, cho chữ đầu xuân, khuyến học khuyến tài...  
Hoa giai loi nguyen da noi luu truyen bao nam o Hai Phong-Hinh-23
 Hàng năm đến mùa thi cử, các học sinh, sinh viên lại tìm về Văn Miếu dâng hương tưởng nhớ tri ân các tiên hiền, tâm nguyện thành danh. Văn Miếu Xuân La thực sự trở thành điểm sáng văn hóa của huyện Kiến Thụy cũng như TP Hải Phòng.


Tin mới