Lí do gì khiến khỉ đột vỗ ngực?

Nghiên cứu đã cho thấy hành vi vỗ ngực ở khỉ đột đực nhằm báo hiệu kích thước của mình với các con khỉ khác và tránh giao tranh với các đối thủ to lớn hơn.

Edward Wright, đồng tác giả của nghiên cứu từ Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck, Đức, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy hành động vỗ ngực chắc chắn là một tín hiệu thành thực, đáng tin cậy của con đực trong việc truyền đạt kích thước cơ thể của chúng".
Wright và các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu của họ về hành vi vỗ ngực ở sáu con khỉ đột núi đực trưởng thành trong công viên quốc gia Volcanoes ở Rwanda trên tạp chí Scientific Reports.

Li do gi khien khi dot vo nguc?

Thảm thực vật dày đặc trong môi trường sống tự nhiên của khỉ đột làm chúng khó ước lượng kích thước đối thủ bằng mắt thường, và phải dựa vào âm thanh để ra hiệu về kích thước cơ thể.

Nhóm nghiên cứu sử dụng một hệ thống máy ảnh, đi kèm với hai tia laser màu xanh lá cây song song cách nhau một khoảng nhất định chiếu lên lưng khỉ, để xác định bề rộng lưng của mỗi con khỉ đột từ một bức ảnh. Sau đó, họ ghi lại 36 lần vỗ ngực của sáu con khỉ này trong khoảng thời gian từ tháng 11/2015 đến tháng 7/2016, và phân tích các đoạn ghi âm cùng với hình ảnh chụp được về kích thước khỉ.
Kết quả cho thấy, thời gian vỗ ngực, số lần vỗ và tốc độ nhịp vỗ đều không liên quan đến kích thước của khỉ đột. Tuy nhiên, tần số âm thanh tạo ra từ việc vỗ ngực thì có liên quan: khỉ đột càng lớn, tần số âm thanh tạo ra càng thấp.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng kích thước cơ thể lớn hơn khỉ đực liên quan đến khả năng sinh sản tốt hơn - cả về số lượng bạn tình và số lượng con mà một con khỉ đực có thể có. Và thứ hạng xã hội của khỉ đực cũng liên quan đến kích thước cơ thể.
Wright cho rằng vỗ ngực có thể là một cách hiệu quả để con đực thể hiện kích thước cơ thể của chúng và cách làm này giúp chúng chiếm được bạn tình mà không cần giao tranh. "Trong phần lớn trường hợp, khỉ đột chỉ vỗ ngực và sau đó chúng không đánh nhau”, Wright nói thêm, có thể do các con đực đã nhận biết được kích thước của nhau từ âm thanh vỗ ngực và biết rõ con nào có lợi thế về thể chất mà không cần đánh nhau thực sự.
“Sau khi vỗ ngực, con khỉ nhỏ hơn hiểu rằng đối thủ có kích thước lớn hơn, và cảm thấy không cần thiết phải giao tranh vì khả năng thua cuộc cao", Wright nói.
Nhưng lý do tại sao những con khỉ lớn hơn có tần số âm thanh thấp hơn khi vỗ ngực vẫn là một bí ẩn.
“Có thể do thể tích lồng ngực hoặc kích thước bàn tay hoặc sự kết hợp của cả hai”, Wright nói, cho biết thêm rằng những con khỉ lớn hơn cũng có các túi khí thanh quản lớn hơn trong khoang ngực của chúng, đây có thể là một yếu tố bổ sung.
Theo Wright, khỉ đột dùng tiếng vỗ ngực để thể hiện kích thước vì chúng sống trong môi trường cây cối rậm rạp và các con khỉ có thể không nhìn rõ nhau chỉ bằng mắt thường, trong khi tiếng vỗ ngực có thể nghe rõ từ khoảng cách hơn 1 km.
GS Anna Nekaris, chuyên gia về động vật linh trưởng từ Đại học Oxford Brookes, người không tham gia vào nghiên cứu, bình luận, kết quả này cho thấy không chỉ con người sử dụng ngôn ngữ cơ thể. “Đây là một nghiên cứu có thể giúp chứng minh tầm quan trọng của ngôn ngữ cơ thể đối với giao tiếp ở các loài động vật,” bà nói. 

Bị làm phiền, khỉ đột giơ ngón tay làm điều không ngờ

(Kiến Thức) - Cảm thấy bị theo dõi, bị làm phiền quá nhiều, một con khỉ đột khổng lồ đã không ngần ngại giơ ngón tay thối về phía du khách, biểu thị trạng thái bất mãn, bực dọc của mình.

Mới đây, anh Ben Collins, một kế toán 33 tuổi đã cùng bạn gái đi du lịch và có màn gặp gỡ thú vị với những con khỉ đột khổng lồ ở vườn thú Bristol, Anh.
Bi lam phien, khi dot gio ngon tay lam dieu khong ngo
 

Thông tin về loài động vật có bộ gen giống người đến hơn 98%

Khỉ đột là loài khỉ lớn nhất trên thế giới. Cái miệng rộng cùng kích thước to lớn làm chúng trông có vẻ hung dữ nhưng thực ra chúng khá hiền lành. Khỉ đột là một loài động vật ăn thực vật và sống trong các khu rừng nhiệt đới ở châu Phi.

Thong tin ve loai dong vat co bo gen giong nguoi den hon 98%
 
Chúng ta đã biết đến hai loại khỉ đột: loại thứ nhất là khỉ đột miền tây sống trong các khu rừng ẩm ướt ở vùng đồng bằng Gabon, Cameroon và một phần của Congo. Loài còn lại là khỉ đột miền Đông, chỉ xuất hiện ở một khu vực nhỏ ở miền trung châu Phi, trong dãy núi Virunga.

Tin mới