Ngày 9/12/1868, đèn giao thông lần đầu tiên được lắp đặt ở giao lộ gần tòa nhà Quốc hội, London, Anh. Tưởng như chúng sẽ được lắp đặt thêm tại nhiều nơi khác...
T.B (tổng hợp)
Đèn giao thông là công trình được lắp đặt tại các giao lộ và nơi dành cho người đi bộ sang đường ở các thành thị, giúp cho hoạt động giao thông trở nên an toàn và thông suốt. Ít ai biết chúng đã ra đời trong hoàn cảnh nào.
Ngược dòng thời gian, tình trạng ùn tắc giao thông đã xuất hiện ngay cả khi con người chưa phát minh ra xe ôtô. Trong nhiều thế kỷ, xe ngựa kéo và người đi bộ đã chen chúc nhau trên nhiều đường phố châu Âu.
Tuy nhiên, những cột đèn giao thông đầu tiên lại xuất hiện trong ngành đường sắt. Đó là vào thập niên 1860, khi nhà quản lý đường sắt tại Anh John Peake Knight đưa ra giải pháp để kiểm soát giao thông trong ngành đường sắt.
Knight trang bị cho đường sắt những cột đèn tín hiệu bao gồm các biển báo nhỏ kéo dài từ một cây cột lớn để chỉ dẫn đoàn tàu có thể vượt qua hay không. Cột đèn ra hiệu lệnh bằng biển báo "dừng lại" hoặc "đi tiếp" vào ban ngày.
Vào ban đêm, các tín hiệu trên biển báo được thay thế tương ứng bằng đèn khí gas màu đỏ và màu xanh. Một sĩ quan cảnh sát ở ngay bên cạnh cột đèn để vận hành nó.
Hiệu quả của hệ thống đèn giao thông này khiến nó nhanh chóng được ứng dụng trong giao thông đô thị. Ngày 9/12/1868, đèn tín hiệu giao thông lần đầu tiên được lắp đặt tại giao lộ Bridge - Great George, gần tòa nhà Quốc hội, London, Anh.
Tưởng như đèn giao thông sẽ được lắp đặt thêm ở nhiều nơi khác. Nhưng một tháng sau, một sĩ quan cảnh sát điều khiển đèn tín hiệu bị thương nặng do khí gas trong bóng đèn rò rỉ và phát nổ. Dự án ngay lập tức bị dừng lại.
Sau vụ tai nạn, phải mất thêm khoảng 40 năm trước khi đèn tín hiệu giao thông trở nên phổ biến trở lại. Chúng xuất hiện chủ yếu ở Mỹ do có nhiều ôtô đi trên đường.
Đầu thế kỷ 20, nhiều ý tưởng sáng chế liên quan đến đèn giao thông ra đời. Năm 1910, Ernest Sirrine, nhà phát minh người Mỹ, giới thiệu đèn giao thông điều khiển tự động ở Chicago, Mỹ.
Năm 1912, Lester Wire Farnsworth, sĩ quan cảnh sát tại thành phố Salt Lake, Utah, Mỹ, là người đầu tiên phát minh ra đèn giao thông chạy bằng điện với hai màu đỏ và xanh lá cây.
Năm 1920, William Potts, sĩ quan cảnh sát tại thành phố Detroit, Mỹ, phát triển hệ thống đèn giao thông tự động ba màu đầu tiên, bao gồm đèn màu xanh, màu vàng và màu đỏ.
Tín hiệu đèn dành cho người đi bộ bắt đầu xuất hiện ở Mỹ trong thập niên 1930. Ngày nay, đèn giao thông đã trở thành hình ảnh quen thuộc gắn hầu hết các đô thị trên thế giới.
Mời quý độc giả xem video: Nhà thờ Đức Bà Paris | VTV.
10 ngày Quốc khánh tác động lớn đến tiến trình lịch sử nhân loại
Nhiều ngày Quốc khánh của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Quốc khánh 2/9 của Việt Nam gắn liền với sự kiện lịch sử trọng đại, tác động lớn đến tiến trình lịch sử nhân loại.
Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra một kỷ nguyên mới, lần đầu tiên người dân Việt Nam có quyền ngẩng cao đầu, tự hào mình đã trở thành công dân của một nước tự do và độc lập. Với sự độc lập của Việt Nam, nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới đã nhìn thấy con đường mà dân tộc mình có thể lựa chọn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sự thật thú vị về lịch sử ra đời của các tấm hộ chiếu
Ít ai biết rằng, những tấm hộ chiếu rất quen thuộc của con người thời hiện đại lại có một nguồn gốc lịch sử rất xa xôi.
Hộ chiếu là loại giấy tờ dùng để nhận dạng cá nhân và quốc tịch mỗi người, được xem như tấm vé thông hành, giúp di chuyển từ nước này sang nước khác. Dù được sử dụng phổ biến, ít ai biết rõ quá trình ra đời của loại giấy tờ này.
Ngược dòng lịch sử, ở Anh, khái niệm về giấy tờ bảo đảm an toàn cho bản thân khi đi đâu đó xuất hiện vào thời vua Henry V, năm 1414. Lúc bấy giờ, những loại giấy tờ này được ban hành bởi nhà vua đến bất cứ ai, dù họ có phải người Anh hay không.