Liên doanh Vibev của Vinamilk - Kido: Điểm lợi thế không ông lớn nào có

(Kiến Thức) - Liên doanh Vibev của Kido và Vinamilk đều là hai doanh nghiệp có năng lực lớn về sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, nguồn lực tài chính mạnh mẽ phần nào khiến tất cả doanh nghiệp trong ngành nước giải khát và kem “run sợ”.

Ngày 9/6, Công ty cổ phần Tập đoàn Kido và Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk) bất ngờ thông báo sẽ thành lập liên doanh cùng hợp tác sản xuất, kinh doanh nước giải khát và kem có tên Vibev.
Trong đó, tỷ lệ vốn góp của Vinamilk là 51%, còn 49% là Kido. Lĩnh vực liên doanh của hai bên là sản xuất kinh doanh nước giải khát (bao gồm các loại nước có lợi cho sức khỏe, trà, trà sữa,... không bao gồm các loại nước có ga), sản xuất và kinh doanh các loại kem và thực phẩm đông lạnh.
Lien doanh Vibev cua Vinamilk - Kido: Diem loi the khong ong lon nao co
Ảnh minh họa. 
Theo chia sẻ từ Kido, giai đoạn 2011- 2014, dung lượng của thị trường nước giải khát chỉ khoảng 80.320 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng khoảng 13,5%; giai đoạn 2015-2019, dung lượng vào khoảng 123.558 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 8,4%. Dự kiến năm 2020, dung lượng thị trường vào khoảng 134.302 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 6,3%.
Cụ thể hơn, tỷ trọng mảng nước giải khác không không có gas ngày càng lớn. Năm 2014, tỷ trọng nước giải khát không gas chiếm 37% thị phần - tầm 29.694 tỷ đồng, đến năng 2019 nó tăng lên 41% - tầm 50.782 tỷ đồng.
Dù các sản phẩm của Vibev chưa chính thức ra mắt thị trường, nhưng cả Kido và Vinamilk đều là hai doanh nghiệp có năng lực lớn về sản xuất, nghiên cứu phát triển sản phẩm, nguồn lực tài chính mạnh mẽ phần nào khiến tất cả doanh nghiệp trong ngành nước giải khát và kem “run sợ”.
Đáng chú ý, Vinamilk đang là Công ty sản xuất sữa số 1 Việt Nam và hàng đầu Đông Nam Á. Trong khi, Kido là đơn vị dẫn đầu thị trường kem và vị trí số 2 trong ngành dầu ăn tại Việt Nam. Nói riêng trong mảng kem, Kido và Vinamilk chính là 2 doanh nghiệp nội đang dẫn đầu thị trường.
Ngoài ra, Vibev chắc chắn sẽ được thụ hưởng thế mạnh của cả 2 thương hiệu quốc gia này là hơn hơn 1.000.000 điểm bán nước, trong đó có 600.000 điểm bán tạp hóa có các loại sữa, 450.000 điểm bán ngành hàng khô, 120.000 điểm bán ngành hàng lạnh; nguồn tài chính vững mạnh từ Vinamilk - Kido; hệ thống logistic được khai thác hiệu quả dưới sự hỗ trợ từ cả Vinamilk lẫn Kido; giá nguyên vật liệu tốt nhờ lợi thế quy mô; mạng lưới xuất khẩu của Vinamilk tại 30 quốc gia cho ngành nước - kem.

Tỷ phú Thái muốn chi tiếp 200 triệu USD mua cổ phiếu Vinamilk

Tập đoàn Fraser & Neave Ltd do tỷ phú Thái Lan Charoen sở hữu muốn chi tiếp khoảng 200 triệu USD để mua gần 22 triệu cổ phiếu Vinamilk sau khi đấu giá trượt.

Ngày 7/12, F&N Dairy Investment Pte Ltd ra thông báo về việc đăng ký mua hơn 21,7 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk – VNM).

"Lộ" đại gia tranh mua cổ phiếu Vinamilk với tỷ phú Thái Lan

(Kiến Thức) - Platinum Victory - cổ đông ngoại lớn thứ hai của Vinamilk là công ty con của Tập đoàn Jardine Cycle & Carriage Limited (JC&C) - công ty hàng đầu của Singapore trong lĩnh vực phân phối ô tô tại khu vực Đông Nam Á.

Theo thông báo đăng ký mua cổ phiếu bằng hình thức giao dịch thỏa thuận hoặc khớp lệnh trên sàn chứng khoán của F&N Dairy Investments vừa được gửi lên Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, lần thứ 7 kể từ đầu năm 2018, nhà đầu tư này đã đăng ký mua thêm 14,5 triệu cổ phiếu của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã CK: VNM), tương đương 1% vốn điều lệ.

Tin mới