Liên Hợp Quốc cảnh báo nạn đói ở Triều Tiên

(Kiến Thức) - Theo các quan chức Liên Hợp Quốc, hạn hán khốc liệt ở miền bắc Triều Tiên có thể dẫn đến tình trạng thiếu lương thực trầm trọng trong năm nay.

Lượng mưa trong năm 2014 ở mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua và chỉ bằng 40-60% lượng mưa của năm 2013, trong khi các hồ chứa hầu như cạn kiệt.
Lien Hop Quoc canh bao nan doi o Trieu Tien
Hạn hán nghiêm trọng ở miền bắc Bán đảo Triều Tiên.
Ông Ghulam Isaczai, điều phối viên Liên Hợp quốc thường trú ở CHDCND Triều Tiên, nói với hãng tin  Reuters: "Tác động của hạn hán sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ thu hoạch năm nay. Chúng ta có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu thực phẩm nghiêm trọng, thậm chí cả nạn đói. Hạn hán đang tạo ra một sự thâm hụt lớn giữa cung và cầu”. Ông cảnh báo nếu hiện tượng thời tiết El Nino dẫn đến hạn hán hơn nữa trong năm nay, tình hình Triều Tiên trong năm 2016 có thể còn tồi tệ hơn.
Ông nói tiếp: "Bây giờ chính là thời vụ cấy lúa. Thông thường thì các thửa ruộng ngập nước trước khi cấy một hoặc hai tuần, Nhưng năm nay, họ (nông dân Triều Tiên) đang thực sự trồng lúa khô. Tôi nghe nói, họ đang chuyển sang trồng ngô vì đòi hỏi ít nước hơn”.
Lien Hop Quoc canh bao nan doi o Trieu Tien-Hinh-2
Nông dân đã phải dùng xô múc nước để tưới cây.  
Có tin nói nạn đói hồi những năm 1990 đã làm chết gần một triệu người ở miền bắc Triều Tiên,  nhưng  gần đây nhiều nhà tài trợ quốc tế đã không mấy mặn mà vì những hạn chế của Bình Nhưỡng đối với nhân viên cứu trợ nhân đạo và sự bất mãn quốc tế trước  tham vọng hạt nhân của ban lãnh đạo Triều Tiên.
Liên Hợp Quốc đang cung cấp dinh dưỡng bổ sung cho các trường học và bệnh viện, nhưng không có tiền để cung cấp gạo cho 24,6 triệu dân của CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, nạn thiếu lương thực hiện nay sẽ không tồi tệ như hồi những năm 1990 vì người dân Triều Tiên đã có “của ăn, của để” trong mấy năm qua.
Phương thức canh tác mới dựa vào các đội sản xuất nhỏ và gia đình nông dân đã tỏ ra hiệu quả hơn các hợp tác xã lớn cồng kềnh. Các hộ nông dân được phép nuôi gia súc và giữ lại số lương thực thặng dư sau khi nộp thuế cho nhà nước.
Nông dân cũng được phép đem bán số lương thực, thực phẩm dư thừa như vài quả trứng hoặc táo, tạo điều kiện cho các hộ gia đình bổ sung cho số thực phẩm mà họ nhận được từ hệ thống khẩu phần quốc gia. Chỉ có điều, các biện pháp cải cách nông nghiệp cần 3-5 năm mới phát huy tác dụng đầy đủ.

Cuộc sống thường nhật ở Triều Tiên qua loạt ảnh mới

(Kiến Thức) - Nhiếp ảnh gia Thụy Điển Björn Bergman giới thiệu bộ ảnh ghi lại cuộc sống thường nhật ở Triều Tiên.

Cuoc song thuong nhat o Trieu Tien qua loat anh moi
Cuộc sống thường nhật ở Triều Tiên diễn ra thanh bình qua các hình ảnh được nhiếp ảnh gia Bergman ghi lại trong 9 ngày lưu lại tại đây. Trong ảnh, các phương tiện giao thông xuất hiện thưa thớt trên siêu xa lộ 8 làn xe dài 160 km nối liền Bình Nhưỡng với khu vực biên giới giáp với Hàn Quốc.

Đất nước Triều Tiên bí ẩn qua loạt ảnh người nước ngoài

(Kiến Thức) - Thông qua dịch vụ 3G dành riêng cho người nước ngoài và du khách nên các hình ảnh về đất nước Triều Tiên bí ẩn đã được đăng tải lên Instagram.

Dat nuoc Trieu Tien bi an qua loat anh nguoi nuoc ngoai

Được biết đến là quốc gia bí ẩn nhất thế giới, đất nước Triều Tiên vẫn luôn là một ẩn số đối với nhiều người. Tuy nhiên, vào năm 2013, chính quyền nước này cho phép khai thác dịch vụ 3G dành riêng cho các khách du lịch và công dân nước ngoài. Qua đó, nhiều người đã chụp và đăng lại những hình ảnh về đất nước Triều Tiên lên ứng dụng Instagram. Ảnh: Giáo viên tiếng Anh Drew Kelly sống ở Bình Nhưỡng 3 năm chia sẻ bức ảnh chụp ở đại hội thể thao Triều Tiên.

Tin mới