Liên kết trồng thanh long xuất khẩu đi Mỹ, xây được nhà lầu to đẹp

Hợp tác xã Thanh long Tầm Vu (huyện Châu Thành, tỉnh Long An) đã tập hợp được nhiều nông dân cùng đưa trái thanh long Châu Thành xuất khẩu.

Vào HTX, xây được nhà tầng to đẹp
Từ trung tâm TP.Tân An, chạy theo Tỉnh lộ 827 về xã Tầm Vu, dễ thấy những vườn thanh long chín đỏ rực hai bên đường, xen lẫn những ngôi nhà tầng được xây khang trang, rộng rãi. Trò chuyện với chúng tôi, ông Trương Quang An - nông dân trồng thanh long, đồng thời cũng là Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu, vui vẻ: “Tôi đổi đời nhờ thanh long, nhờ HTX, nổi tiếng bởi trái thanh long Tầm Vu và nhiều xã viên trong HTX cũng trở nên giàu có, sung túc nhờ trồng thanh long xuất khẩu”.
Cách đây hơn 10 năm, cây thanh long bắt đầu xuất hiện ở địa phương, nhưng hồi đó chỉ có khoảng 10 hộ nông dân trồng thử nghiệm với diện tích nhỏ lẻ. Bản thân gia đình ông An trước đây chỉ trồng lúa, nuôi lợn, nhưng hiệu quả kinh tế rất bấp bênh, nhận thấy cây thanh long dễ trồng, dễ bán nên ông An quyết định chuyển đổi 1ha đất trồng lúa sang trồng thanh long.
Những năm đầu, thị trường tiêu thụ thanh long ở Long An khá thuận lợi, mỗi hộ có thể thu hoạch hàng chục tấn mỗi năm, lãi hàng trăm triệu đồng, vì thế gia đình ông An đã tăng diện tích trồng lên 2ha, rồi 3ha. Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian ngắn, phong trào trồng thanh long ở đây phát triển rầm rộ, dẫn tới sản lượng tăng nhanh, vào vụ thu hoạch rộ trái thanh long của bà con liên tục bị thương lái ép giá.
Nông dân chăm sóc vườn thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: I.T
 Nông dân chăm sóc vườn thanh long trồng theo tiêu chuẩn VietGAP. Ảnh: I.T
Ông An cho biết, mặc dù có lúc thương lái trả giá rất rẻ, nhưng không bán cho họ cũng không được, vì sản xuất nhỏ lẻ theo phong trào, kỹ thuật chăm sóc chưa thạo nên trái thanh long chất lượng không đồng đều, không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cũng chính vì thế mà ông An đã nghĩ cách vận động một nhóm nông dân cùng trồng thanh long để thành lập tổ hợp tác.
Sau đó, được sự hỗ trợ của Liên minh HTX tỉnh Long An, ông An tiếp tục đứng ra thành lập HTX Thanh long Tầm Vu vào tháng 9.2009, với 13 thành viên, số vốn ban đầu là 250 triệu đồng.
Khi HTX ra đời, ông An đã mời được đoàn chuyên gia của Liên đoàn HTX Cộng hòa Liên bang Đức (DGRV) về tư vấn cho các hộ dân trong HTX kỹ thuật trồng thanh long theo quy trình VietGAP và GlobalGAP. Vì thế, ngay vụ thu hoạch sau đó, trái thanh long của HTX đã được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao.
Bà Phấn – Phó Giám đốc HTX cho biết, tính đến nay, HTX có 40 thành viên, diện tích sản xuất trên 50ha. Sản phẩm thanh long VietGAP của HTX đã xuất khẩu đi các thị trường Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Singapore… Riêng năm 2016, HTX đã xuất khẩu hơn 6.000 tấn thanh long, tổng doanh thu đạt 30 tỷ đồng.
Ông Trương Quang An (giữa) giới thiệu sản phẩm thanh long trồng theo quy trình VietGAP. Ảnh: I.T
 Ông Trương Quang An (giữa) giới thiệu sản phẩm thanh long trồng theo quy trình VietGAP.  Ảnh: I.T
Nâng chất lượng trái thanh long xuất khẩu
Để nâng cao hiệu quả sản xuất, lãnh đạo HTX liên tục kêu gọi xã viên đầu tư trồng các giống thanh long mới cho năng suất cao hơn, chất lượng thơm ngon theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, ngay từ khâu giống, phân bón, toàn bộ xã viên của HTX đã phải tuân thủ nghiêm ngặt việc mua giống, phân bón đảm bảo chất lượng. Ban Giám đốc HTX đã làm việc với các đại lý cung cấp phân bón để thỏa thuận cho xã viên ký sổ mua phân bón, đến khi thu hoạch sẽ thanh toán đầy đủ.
Ngoài ra, HTX còn tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề về cách sử dụng phân bón đúng kỹ thuật, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý, kỹ thuật xông đèn cho ra trái chính vụ theo quy trình VietGAP…
Anh Nguyễn Văn Chiến - thành viên HTX hiện có 5 công (5.000m²) trồng thanh long cho biết, hiện mỗi năm gia đình anh thu hoạch hàng chục tấn thanh long, lãi trên 250 triệu đồng. “Thanh long trồng theo chuẩn VietGAP được HTX hợp đồng bao tiêu với giá cao, thu mua ổn định. Bên cạnh đó, các xã viên còn được hỗ trợ, được trang bị các kiến thức khoa học kỹ thuật rất đầy đủ và bài bản”.
Cũng theo anh Chiến, để cây thanh long cho năng suất cao, chất lượng trái tốt, cần nắm vững cách bón phân phù hợp với từng thời kỳ phát triển của cây. Theo đó, nếu được bón cân đối đạm, lân, kali kết hợp với phân hữu cơ… thì cây sẽ cho trái có độ ngọt cao, màu sắc đẹp, vỏ và thịt trái chắc, trái ít bị hư thối sau khi thu hoạch hoặc khi vận chuyển.
“Theo kinh nghiệm của tôi, trước khi thanh long ra hoa cần giảm lượng đạm, tăng cường lân và kali để giúp cành mau trưởng thành, phân hóa mầm hoa. Khi cây ra nụ, trổ hoa và nuôi trái, thì tăng thêm lượng bón phân đạm và kali. Lúc này, phân đạm sẽ giúp tăng kích thước và trọng lượng quả; kali giúp quả ngọt, màu sắc đẹp...” – anh Chiến chia sẻ.

Mê tít vườn thanh long trăm gốc trên... mái nhà

Bỏ ra chưa đến chục triệu đồng, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Mạnh Thắng đã có một vườn thanh long ruột đỏ 100 mét vuông trên sân thượng, quả sai trĩu.

Me tit vuon thanh long tram goc tren... mai nha
Ông Nguyễn Mạnh Thắng chia sẻ, cách đây khoảng một năm, ông có dịp thăm quan một mô hình trồng thanh long trong chậu mà vẫn ra hoa đậu quả. Khi về, ông nảy ra ý tưởng mua chậu cảnh và làm khung trụ để trồng thanh long trên khoảng sân thượng nhà mình. Theo lời ông Thắng, chi phí làm vườn thanh long hết chưa đầy 10 triệu đồng, trong đó bao gồm: tiền sắt làm khung 4 triệu, tiền chậu 4 triệu (giá 50.000 đồng/chậu), tiền nguyên liệu để làm cọc trụ cho mỗi gốc thanh long,... Chuẩn chị vật liệu xong, tự tay ông thiết kế và làm. 

Cận cảnh thanh long vàng giá gần 1 triệu đồng hút khách

Dù có giá tới 700.000 đồng một kg nhưng thanh long vàng Malaysia vẫn được nhiều khách hàng Việt ưa chuộng.

Can canh thanh long vang gia gan 1 trieu dong hut khach
Thanh long vỏ đỏ ruột trắng, ruột đỏ rất phổ biến ở Việt Nam, nhưng riêng loại thanh long vàng lại khá hiếm. Trước đây, tại  Bình Thuận có một số hộ từng trồng thử nghiệm nhưng vì không phù hợp nên ngưng dần.  

Tin mới