Liên tục bị nhắc tên “nợ thuế”, Địa ốc Kim Oanh làm ăn sao?

Tính đến hết tháng 1/2024, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 90 doanh nghiệp nằm trong danh sách nợ thuế với tổng số tiền hơn 673 tỷ đồng. Trong đó, Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh nợ thuế hơn 46,79 tỷ đồng.

Thông tin trên báo chí, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai vừa có thông báo về việc công khai danh tính 90 doanh nghiệp nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước đến thời điểm 31/1/2024. Tổng số tiền thuế mà 90 doanh nghiệp còn nợ là hơn 673 tỷ đồng.
Những doanh nghiệp này đã vi phạm quy định về trốn thuế, chây ỳ không nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước đúng thời hạn; nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước; vi phạm quy định quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước hoặc hết thời hạn chấp hành các quyết định hành chính về quản lý thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành...
Đứng đầu danh sách nợ thuế trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thuộc về Công ty TNHH MTV Trịnh Phong Giang (địa chỉ tại đội 3, ấp Hoàng Quân, thị trấn Long Giao, huyện Cẩm Mỹ) với số tiền nợ hơn 107,41 tỷ đồng.
Đứng thứ 2 là Công ty TNHH MTV Nhà máy sản xuất cồn Tùng Lâm (xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc) với số tiền nợ thuế gần 100,8 tỷ đồng.
Đáng chú ý, nằm trong nhóm top đầu bị công khai số tiền nợ thuế lần này có Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh (nằm trong hệ sinh thái Kim Oanh Group), địa chỉ tại 268A Phan Trung, phường Tân Mai, TP Biên Hòa với số tiền nợ hơn 46,79 tỷ đồng.
Kim Oanh Group được biết đến với vai trò là doanh nghiệp bất động sản có tên tuổi, đầu tư vào rất nhiều dự án quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Các dự án có thể kể đến như: Mega City Nhơn Trạch; Khu đô thị Biên Hòa Riverside; Khu đô thị Gold Center Biên Hòa; Long Thành Newtown, Khu đô thị Century City Long Thành...
Trong một diễn biến liên quan, trước đó, trong đợt công khai danh sách doanh nghiệp nợ thuế đợt 4 năm 2022, Kim Oanh Group là doanh nghiệp bất động sản đứng đầu với số tiền nợ 15,7 tỷ đồng. Dữ liệu của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai cũng cho thấy, ở các đợt 2/2022 và 3/2022, Kim Oanh Group có số nợ lần lượt là 25,3 tỷ đồng và 19,3 tỷ đồng.
Cuối tháng 1/2022, Cục Thuế tỉnh Đồng Nai từng ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty Kim Oanh với số tiền 21,2 tỷ đồng. Lý do bị cưỡng chế là người nộp thuế nợ tiền thuế, tiền chậm nộp thuế đã quá 90 ngày kể từ ngày hết thời gian nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý Thuế.
Biết gì về Địa ốc Kim Oanh?
Theo tờ Đại biểu Nhân dân, nhìn vào hệ sinh thái của Tập đoàn Kim Oanh, Công ty CP Tập đoàn Địa ốc Kim Oanh (Địa ốc Kim Oanh) được thành lập vào tháng 6/2020 tại 268A Phan Trung, phường Tân Mai, TP Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với người đại diện pháp luật kiêm Chủ tịch HĐQT công ty là ông Đặng Văn Quy, là doanh nghiệp chuyên về bất động sản.
Theo dữ liệu về doanh nghiệp, Địa ốc Kim Oanh có vốn điều lệ 100 tỷ đồng, cơ cấu sở hữu doanh nghiệp gồm: Ông Đặng Văn Quy sở hữu 70%, ông Nguyễn Văn Triển sở hữu 20% và bà Nguyễn Thị Thiên Nga sở hữu 10%. Trong đó, ông Nguyễn Văn Triển cũng đang giữ vai trò Giám đốc tài chính của Tập đoàn.
Về tình hình kinh doanh của Địa ốc Kim Oanh, trong năm đầu hoạt động, doanh nghiệp ghi nhận 178 tỷ đồng doanh thu và gần 42 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tuy nhiên, bước sang năm 2021, doanh thu giảm sâu xuống 25,3 tỷ đồng và công ty lỗ tới 194 tỷ đồng. Kết quả là tại ngày 31/12/2021, Địa ốc Kim Oanh âm vốn chủ sở hữu 52 tỷ đồng.
Trong năm 2022, doanh thu của Địa ốc Kim Oanh tăng vọt lên mức 301 tỷ đồng, cao nhất kể từ khi thành lập nhưng doanh nghiệp vẫn lỗ sau thuế 39,5 tỷ đồng. Kết thúc năm 2022, Địa ốc Kim Oanh gánh lỗ lũy kế 192 tỷ đồng và ghi nhận âm gần 92 tỷ đồng vốn chủ sở hữu.
Không chỉ âm vốn chủ sở hữu, lỗ luỹ kế hàng trăm tỷ, khối tài sản của Địa ốc Kim Oanh suy giảm mạnh. Tại ngày 31/12./2022, tổng tài sản của công ty địa ốc này chỉ còn 1.864 tỷ đồng, giảm 2.723 tỷ đồng, tương đương 59,4% so với cuối năm 2021. Đáng chú ý, trong khi tổng tài sản giảm còn 1.864 thì nợ phải trả của doanh nghiệp đã vượt lên mức 1.955 tỷ đồng.
Trong cơ cấu tài sản, tiền và các khoản tương đương tiền của Địa ốc Kim Oanh chiếm tỷ trọng khá thấp. Thời điểm kết thúc năm 2022, tiền và các khoản tương đương tiền của công ty chỉ còn 28,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 22,9 tỷ đồng của năm 2021.

Vì sao khách hàng tố địa ốc Kim Oanh bội tín?

Bỏ ra hàng trăm triệu đồng để sở hữu sản phẩm của địa ốc Kim Oanh nhưng năm lần bảy lượt đi đòi sổ đỏ bất thành, khách hàng đã làm đơn tố chủ đầu tư “qua cầu rút ván”.

Vì sao khách hàng tố địa ốc Kim Oanh bội tín?
Địa ốc Kim Oanh bán "sản phẩm lỗi" cho khách hàng?
 Địa ốc Kim Oanh bán "sản phẩm lỗi" cho khách hàng?

Đất vàng dự án khu đô thị 43ha ở Bình Dương bị bán với giá bèo như thế nào?

(Kiến Thức) - Khu đất rộng 43ha thuộc sự quản lý của Tổng công ty Bình Dương có vốn 100% của nhà nước. Thế nhưng, khi chuyển nhượng khu đất này đã có nhiều dấu hiệu khuất tất khi không thông qua đấu giá và mức giá bán thấp gây bất ngờ.

Đất vàng dự án khu đô thị 43ha ở Bình Dương bị bán với giá bèo như thế nào?

Theo đó, tiền thân của Tổng công ty Bình Dương là Xí nghiệp sản xuất hàng cao su 3-2 Sông Bé. Sau đó, năm 1982, Tỉnh ủy Sông Bé có quyết định thành lập Tổng Công ty Bình Dương.

Sau khi tỉnh Sông Bé được tách thành Bình Dương và Bình Phước, thì Tổng công ty Bình Dương trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương quản lý với vốn 100% nhà nước.

Đến năm 2003, Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập và phát triển Khu liên hợp Công nghệ - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương. Đến tháng 4/2004, UBND tỉnh Bình Dương ra Quyết định số 3393 về việc phê duyệt quy hoạch chung Khu liên hợp này.

Đến tháng 11/2004 Tổng công ty Bình Dương đã ký Hợp đồng “Đền bù mặt bằng đất đai và đầu tư công trình tạo lực” với Ban quản lý dự án khu liên hợp Công nghệ - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương với số tiền hơn 414 tỷ đồng cho 567 ha.

Đến tháng 7/2010, Tổng công ty Bình Dương ký Hợp đồng thỏa thuận hợp tác với Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc. Lúc này, cả hai thống nhất thành lập liên doanh với tên gọi là Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Tân Phú (Công ty Tân Phú) để xây dựng và kinh doanh trên khu đất 43 ha (phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).

Trong đó, Tổng công ty Bình Dương góp 60 tỷ đồng, chiếm 30% vốn điều lệ và Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc góp 140 tỷ đồng, chiếm 70% vốn điều lệ.

Dat vang du an khu do thi 43ha o Binh Duong bi ban voi gia beo nhu the nao?
Khu đất 43 ha nằm ngay giao lộ với vị trí đắc địa của TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. 

Đến tháng 12/2016, Tổng công ty Bình Dương tự ý ký Hợp đồng chuyển nhượng 43 ha đất này cho Công ty Tân Phú với giá hơn 250 tỷ đồng, tương đương khoảng hơn 581.000 đồng/m2 đất mà không thông qua đấu giá.

Đến tháng 3/2017, Tổng công ty Bình Dương gửi Công văn đến Thường trực Tỉnh ủy Bình Dương xin chủ trương chuyển nhượng phần vốn góp 30%  tại Công ty Tân Phú.

Tỉnh ủy Bình Dương sau đó đã ban hành Thông báo “đồng ý chủ trương cho Tổng công ty Bình Dương được chuyển nhượng 30% vốn góp tại Công ty Tân Phú cho Công ty Cổ phần bất động sản Âu Lạc”.

Đồng thời yêu cầu Tổng công ty Bình Dương phải thuê đơn vị tư vấn độc lập thẩm định giá đất làm cơ sở đàm phán ký kết hợp đồng chuyển nhượng và chịu trách nhiệm việc ký kết hợp đồng, thu tiền theo đúng quy định. Đến giai đoạn này, Tổng công ty Bình Dương hết quyền tại Công ty Tân Phú.

Như vậy có thể thấy, việc Tổng công ty Bình Dương chuyển nhượng 43 ha đất cho Công ty Tân Phú có quá nhiều mập mờ và có dấu hiệu gây thất thoát tiền của nhà nước.

Cụ thể, theo quyết định số 66/2015/QĐ-UBND ngày 23/12/2015 của UBND tỉnh Bình Dương về quy định bảng giá các loại đất trên địa bàn thì bảng giá đất ở đô thị khu vực TP.Thủ Dầu Một (bao gồm khu dự án 43ha) có mức giá chuẩn tại vị trí 1 là 24,570 triệu đồng/m2. Mức giá này cao hơn đến 42 lần so với giá mà Tổng công ty Bình Dương chuyển nhượng 43 ha đất cho Công ty Tân Phú.

Liên quan đến vụ việc này, sáng 4/10, tỉnh Bình Dương tổ chức cuộc họp thông tin cho báo chí liên quan đến dự án Khu đô thị - Thương mại -dịch vụ Tân Phú (phường Hòa Phú, TP Thủ Dầu Một).

Cuộc họp diễn ra tại Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương do ông Lê Hữu Phước, Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì.

Động thái này diễn ra do có thông tin cho rằng Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tỉnh ủy Bình Dương đã đem 43ha đất công bán cho doanh nghiệp khác không qua đấu giá.

Ðây là khu “đất vàng” nhưng Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương tự định giá “bèo". Thương vụ này có dấu hiệu gây thất thoát Ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

Theo thông tin tỉnh Bình Dương cung cấp tại cuộc họp, 43 ha đất nêu trên ban đầu do Tổng công ty Sản xuất - xuất nhập khẩu Bình Dương (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương) quản lý vào năm 2004.

Ông Bùi Minh Thạnh, Chánh Văn Phòng Tỉnh ủy Bình Dương khẳng định Tỉnh ủy chỉ cho Tổng Công ty Sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương liên doanh góp vốn bằng tiền với đối tác để lập ra công ty liên doanh Tân Phú chứ không cho góp vốn bằng đất, không cho bán, chuyển nhượng 43 ha khu đất dự án.

“Lãnh đạo tỉnh khẳng định không có hiện tượng không bao che và cho chuyển nhượng đất như vậy. Hiện nay, vụ ụ việc này cơ quan chức năng, cụ thể cơ quan Thanh tra của Bình Dương đang thanh tra làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan”, ông Thạnh khẳng định.

Được biết, vào tháng 1/2018, tại khu đất 43 ha nói trên, Công ty CP TM-DV Địa ốc Kim Oanh tiến hành động thổ thực hiện dự án khu đô thị Tân Phú nằm ngay vi trí đắc địa là giao lộ Võ Văn Kiệt – Phạm Ngọc Thạch, phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.

Theo quảng cáo, dự án khu đô thị Tân Phú sẽ cung cấp cho thị trường bất động sản tỉnh Bình Dương hơn 2.000 sản phẩm đất nền, hệ thống dịch vụ và tiện ích đắng cấp. 

Cận cảnh 43ha đất vàng ở Bình Dương đang bị điều tra

(Kiến Thức) - Khu đất rộng 43ha nằm tại cửa ngõ thành phố mới tỉnh Bình Dương, hạ tầng xung quanh tương đối hoàn chỉnh.

Cận cảnh 43ha đất vàng ở Bình Dương đang bị điều tra
Can canh 43ha dat vang o Binh Duong dang bi dieu tra

Mới đây,  Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án để làm rõ hành vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, liên quan việc chuyển nhượng đất, vốn góp của Tổng công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu Bình Dương (Hay còn gọi là Tổng công ty 3-2). 

Can canh 43ha dat vang o Binh Duong dang bi dieu tra-Hinh-2
 Ðây là khu “đất vàng” nhưng Tổng Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Dương tự định giá “bèo". Thương vụ này có dấu hiệu gây thất thoát Ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng.

Tin mới