Nhiều khách nước ngoài bị rút tiền trong thẻ tín dụng ở Việt Nam

(Vietnamdaily) - Do mất cảnh giác, ông Patel bị kẻ gian mở khóa túi đeo chéo trước bụng móc trộm chiếc bóp đựng 900EUR, 12.000 Rupees, 1,5 triệu đồng và 3 thẻ tín dụng.

Lần đầu đến TPHCM du lịch nên ông Raianikant Laxmanbbai Patel (SN 1959, quốc tịch Ấn Độ) đã được cảnh báo phải cẩn trọng trong việc giữ gìn tài sản, nhưng nam du khách không thể ngờ kẻ gian lại móc túi tài tình đến vậy.

Tối 10-10, ông Patel cùng một số người bạn tham quan những di tích, thắng cảnh đẹp ở khu vực trung tâm thành phố. Đến khu vực Nhà hát Thành phố, thấy nơi đây diễn ra sự kiện văn hóa nghệ thuật lớn với sự góp mặt của nhiều văn nghệ sĩ nổi tiếng nên ông cũng rất thích thú.

Hòa vào không khí vui vẻ, ông Patel cùng rất đông du khách xin được chụp hình cùng với một số nghệ sĩ. Do mất cảnh giác, ông Patel bị kẻ gian mở khóa túi đeo chéo trước bụng móc trộm chiếc bóp đựng 900EUR, 12.000 Rupees, 1,5 triệu đồng và 3 thẻ tín dụng.

Chưa hết bàng hoàng thì khoảng 1 giờ sau, ông Patel lại nhận được tin nhắn từ phía ngân hàng thông báo, tài khoản đã bị kẻ gian sử dụng mua hàng với số tiền hơn 141.000 Rupees (tương đương gần 50 triệu đồng). Nam du khách vội thông báo ngân hàng khóa tài khoản, đồng thời tìm đến cơ quan công an trình báo sự việc.

Tương tự, anh Oh Yeyoung (SN 1986, quốc tịch Hàn Quốc) cũng là nạn nhân của bọn bất lương. Cụ thể, chiều 11-10, anh Oh tản bộ ở khu vực Nhà thờ Đức Bà - Bưu điện Thành phố để chụp hình lưu niệm. Trong lúc mải mê với cảnh đẹp và không gian nơi đây, anh Oh bị một số người lạ đụng vào người.

Lát sau, nam du khách thấy dây kéo túi xách đeo trên người bị mở toang. Kiểm tra tài sản, anh Oh phát hiện mất bóp tiền đựng 200USD, giấy tờ tùy thân và 1 thẻ tín dụng. Đến tối cùng ngày, anh Oh nhận được tin nhắn của ngân hàng thông báo thẻ tín dụng của anh đã thực hiện 2 giao dịch mua hàng với số tiền gần 40 triệu đồng!

Nhieu khach nuoc ngoai bi rut tien trong the tin dung o Viet Nam

Cẩn trọng khi làm mất thẻ tín dụng

Cũng đen đủi như 2 nạn nhân trên là anh Jacob Austin Johnson (SN 1993, quốc tịch Mỹ). Theo nội dung vụ việc, sáng 14-9, anh Jacob đến Sân vận động Hoa Lư, P.Đa Kao (Q1). Trong lúc ngắm cảnh, nam du khách làm mất chiếc ĐTDĐ iPhone 7 có sử dụng ứng dụng giao dịch tại Ngân hàng Vietcombank. Do lu bu công việc nên nạn nhân cũng không đến ngân hàng khóa tài khoản.

 Đến ngày 19-9, Jacob nhận được tin báo của ngân hàng qua email rằng, ĐTDĐ của anh bị kẻ gian hack nên vội tìm đến chi nhánh Ngân hàng Vietcombank (đường Nguyễn Thị Minh Khai), được nhân viên báo tài khoản của anh đã bị chuyển đi số tiền hơn 35 triệu đồng.

 Gần đây nhất, ngày 25-10, nạn nhân là anh Kim Hyun Kew (SN 1982, quốc tịch Hàn Quốc). Khoảng 4 giờ 30 cùng ngày, anh Kim đứng trước số 2B Thi Sách để đón xe về khách sạn. Tại đây, anh đón taxi (không rõ biển số), tài xế chở anh đến đường Tôn Đức Thắng (Q1) thì dừng lại và kêu xuống xe. Khi nam du khách vừa đẩy cửa bước xuống thì có 3 thanh niên xúm vào kéo tay, sau đó bất ngờ anh bị vật gì đó tác động phía sau gáy ngã khuỵa và bất tỉnh.

 Đến 9 giờ sáng cùng ngày, nam du khách tỉnh dậy phát hiện mình đang nằm đối diện số 34 Tôn Đức Thắng. Kiểm tra tài sản trong túi, anh Kim bị mất 1 ĐTDĐ Samsung Note 4, 200USD, 3 triệu đồng và 3 thẻ tín dụng. Chưa kịp lấy lại tinh thần thì sau đó nam du khách lại nhận được thông báo tài khoản bị kẻ gian sử dụng hết số tiền 2.500USD...

 Đa phần, sau khi chiếm đoạt được thẻ tín dụng, kẻ gian thường rút, chuyển tiền hoặc sử dụng mua hàng rồi tẩu thoát. Các đối tượng gây án nhanh và chuyên nghiệp, ít để lại dấu vết gây khó khăn cho công tác điều tra. Do đó, để tránh thiệt hại, cơ quan công an khuyến cáo người dân sau khi bị mất thẻ tín dụng cần nhanh chóng báo ngân hàng khóa tài khoản.

Xuất hiện tại hệ thống VNPost, FE Credit ảnh hưởng thế nào đến tài nguyên của LienVietPostBank?

FE Credit mở ra một cánh cửa để luồn sâu hoạt động kinh doanh đến nhiều địa bàn một cách có hệ thống và nền tảng, ở kênh mà LienVietPostBank đã và đang khai thác.

Xuat hien tai he thong VNPost, FE Credit anh huong the nao den tai nguyen cua LienVietPostBank?

FE Credit đã xuất hiện tại hệ thống của VNPost. Hai bên hợp tác để mở rộng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng qua mạng lưới hơn 10.000 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước.

Hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam bắt đầu bước vào mùa báo cáo lợi nhuận quý III/2019. Một vài thành viên đã có cập nhật bước đầu, với kết quả khả quan.

Trong số các thành viên, kết quả kỳ này tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) trở nên đáng chú ý, với chờ đợi khả năng có tăng trưởng tốt nối tiếp hay không sau nhịp chậm đi trong năm 2018.

Cũng tại VPBank và LienVietPostBank, một điểm chung mà riêng bắt đầu thể hiện từ năm 2019 này.

Theo kết quả kinh doanh quý II/2019 công bố gần đây, FE Credit - công ty tài chính tiêu dùng thuộc VPBank - cho thấy hướng trở lại quỹ đạo tăng trưởng, sau năm 2018 có dấu hiệu chật vật với nợ xấu và sức tạo lãi chùng xuống.

Một trong những điểm đáng chú ý nhất trong chuyển động tại thành viên đang nắm trên 50% thị phần thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam là cú luồn sâu chân rết kinh doanh qua một hệ thống quen thuộc, trải rộng và ngay trước mặt LienVietPostBank.

Vì sao lại “liên quan” đến LienVietPostBank? Vì hệ thống trên đã và đang gắn chặt với một đặc điểm cơ cấu và hoạt động của ngân hàng này.

Năm 2011, Tổng công ty Bưu chính Việt Nam mà nay là Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (VNPost) góp vốn và trở thành cổ đông lớn của LienVietPostBank cho đến nay. Qua đó, ngân hàng này có quyền, lợi thế và đặc điểm riêng trong hoạt động là khai thác hơn 10.000 điểm giao dịch bưu điện phủ khắp trên cả nước.

Nhưng, đó không phải là mối hợp tác độc quyền.

Từ đầu năm 2019, cái tên FE Credit cũng đã xuất hiện tại hệ thống của VNPost. Hai bên đã hợp tác để mở rộng giới thiệu dịch vụ cho vay tiêu dùng tới người dân, đặc biệt ở khu vực nông thôn thông qua mạng lưới hơn 10.000 bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước.

Với hợp tác này, FE Credit mở ra một cánh cửa để luồn sâu hoạt động kinh doanh đến nhiều địa bàn một cách có hệ thống và nền tảng, ở kênh mà LienVietPostBank đã và đang khai thác.

Theo giới thiệu của FE Credit, người dân có nhu cầu vay tiêu dùng có thể đến bưu cục ở gần nhà để được nhân viên bưu điện giới thiệu về các sản phẩm cho vay, các giải pháp tài chính của công ty này, với thủ tục, giấy tờ đơn giản… và thời gian xét duyệt nhanh chóng; giá trị khoản vay có thể lên đến 70 triệu tiền mặt.

Như trên, hợp tác giữa LienVietPostBank với VNPost trong khai thác tài nguyên hệ thống các bưu cục, điểm bưu điện văn hóa xã trên cả nước không phải độc quyền. Cụ thể như sự xuất hiện và hợp tác song song nói trên với FE Credit, thành viên của một ngân hàng thương mại khác.

Có thể hiểu sự hợp tác của FE Credit, LienVietPostBank qua kênh của VNPost theo dòng chảy “nước sông không phạm nước giếng”. Nhưng ở đây chắc chắn có sự giao thoa về khách hàng, và khách hàng cũng là điểm để giao thoa các sản phẩm dịch vụ…

Sự đan xen hoạt động kinh doanh đó làm nổi lên hai “trường phái quan điểm” có ở hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay: cho vay tiêu dùng tín chấp là trục cốt lõi với diện rộng; chỉ tập trung cho vay có tài sản bảo đảm, hạn chế cho vay tiêu dùng tín chấp (ngoại trừ qua thẻ tín dụng hoặc qua tài khoản lương đối với một số nhóm đối tượng chọn lọc). Ở đây cũng phản ánh khẩu vị rủi ro và lựa chọn của mỗi thành viên.

Nhưng, như trên, sự giao thoa về khách hàng, về sản phẩm dịch vụ với nhân tố mới là FE Credit sẽ ảnh hưởng thế nào đến tài nguyên của LienVietPostBank tại đây? Và nếu FE Credit khai thác và phát huy hiệu quả qua kênh cùng hệ sinh thái mới này, liệu LienVietPostBank có thay đổi quan điểm và khẩu vị rủi ro trong cho vay tiêu dùng khi đang ở cùng kênh và hệ sinh thái đó?

Trên thực tế, sau hơn 5 năm thiết lập (từ sau khi cởi bỏ trần lãi suất cho vay), tài chính tiêu dùng tại Việt Nam đã trở thành một dòng chảy mạnh; “những con gà đẻ trứng vàng” xét về lợi nhuận đã được ghi nhận; nhiều ngân hàng thương mại đã và đang lên kế hoạch nhập cuộc… Ranh giới giữa hai “trường phái quan điểm” trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam theo đó có thể sẽ không còn quá rạch ròi trong tương lai?

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng FE Credit

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sở hữu 100% vốn.

Công ty Tài chính TNHH MTV Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE Credit) có vốn điều lệ 7.328 tỷ đồng do Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) sở hữu 100% vốn.

Theo kết quả kinh doanh mà FE Credit vừa công bố, lợi nhuận trước thuế 6 tháng 2019 đạt 2.131 tỷ đồng, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước. Đáng nói, con số này đóng góp vào 49% lợi nhuận hợp nhất của VPBank, tăng cao hơn so với mức 45% của năm 2018.