Liệt sĩ linh thiêng “chỉ” hố chôn tập thể cho người lái máy xúc?
Những công nhân nghi ngờ đây có thể là hố chôn liệt sĩ tập thể của những chiến sĩ đã hi sinh tại mặt trận Tây Nguyên trong quá trình kháng chiến cứu nước.
Theo Báo Pháp Luật
Khi công nhân dùng dụng cụ đào tay đào sâu xuống khoảng 1,5m thì bất ngờ phát hiện nhiều bộ hài cốt cùng di vật được cho là của quân giải phóng đã hi sinh tại chiến trường Tây Nguyên trong kháng chiến.
“Có thể nhiều người cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng chúng tôi tin rằng chính sự linh thiêng của những người đã ngã xuống vì Tổ quốc đã mách bảo cho người còn sống về nơi yên nghỉ của mình”, một công nhân bày tỏ.
Công tác tìm kiếm, cất bốc hài cốt liệt sĩ được tiến hành.
Phát hiện hố chôn liệt sĩ tập thể
Những công nhân đang thi công đường ống nước sạch tại thị trấn Chư Ty kể lại, khi máy xúc làm đến gần ngã ba đường Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn giao với Quốc lộ 19B nối sang Campuchia mọi người đã phát hiện nhiều di vật được cho là của bộ đội từ thời chiến tranh như dép cao su, đạn…
Tuy nhiên, các công nhân vẫn tiếp tục thi công vì cho rằng đây chỉ là những đồ vật bỏ lại từ thời chiến tranh.
Đến khi máy múc đào đến vị trí (nơi sau đó tìm thấy những di vật cùng hài cốt của các liệt sĩ – PV) thì các máy móc đều gặp trục trặc, không thể tiếp tục thi công mọi người mới cảm thấy có điều kỳ lạ.
Các công nhân quay sang dùng dụng cụ đào tay để tiếp tục thi công. Khi đào sâu được khoảng 1,5m, nhóm công nhân bất ngờ phát hiện nhiều bộ hài cốt cùng các di vật của bộ đội như đạn, thuốc tân dược, bi đông đựng nước…
Kết hợp với những di vật phát hiện được trong quá trình đào đường ống, những công nhân nghi ngờ đây có thể là hố chôn liệt sĩ tập thể của những chiến sĩ đã hi sinh tại mặt trận Tây Nguyên trong quá trình kháng chiến cứu nước.
Vì vậy, các công nhân đã quyết định tạm dừng việc đào bới để thông báo sự việc lên cơ quan chức năng huyện Đức Cơ.
Ngay sau khi nhận được thông tin, UNBD huyện Đức Cơ đã cử người xuống hiện trường nắm bắt tình hình đồng thời báo cáo lên Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai để xin ý kiến chỉ đạo.
Theo đại tá Nguyễn Hồng Xuân – Phó chủ nhiệm chính trị Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai cho biết: “Khi nhận được tin báo trực tiếp tôi cùng một số đồng chí thuộc đội K52 (đội tìm kiếm, cất bốc và an táng liệt sĩ từ Campuchia) đã xuống hiện trường để nắm bắt tình hình.
Sau khi xác nhận đây là hố chôn của các chiến sĩ bộ đội ta hi sinh trong những năm tháng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, các cơ quan chức năng lập tức phối hợp để tiến hành cất bốc”.
Trong quá trình cất bốc hài cốt các liệt sĩ tại hố chôn tập thể, cơ quan chức năng đã thu thập được nhiều di vật như đạn, bi đông đựng nước, bật lửa, tấm tăng, thìa… Một số hài cốt còn nguyên hình dạng về cơ thể nhưng khi đào lên gặp không khí bị phân hủy rất nhanh.
Hiện những hài cốt trong hố chôn tập thể này chưa thể xác định được danh tính. Điều khiến nhiều người cảm thấy rất thương tâm đó là hầu hết các hài cốt đều được an táng rất sơ sài và bị chôn chồng lên nhau.
Cách đây vài năm Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai đã tổ chức nhiều đợt tìm kiếm, cất bốc các di hài liệt sĩ hi sinh trong kháng chiến trên toàn tỉnh. Tuy nhiên, vì diện tích rộng lớn, lại không có địa điểm cụ thể nên việc để sót các hài cốt liệt sĩ là không thể tránh khỏi.
Vì vậy, để tránh xảy ra tình trạng như trên trong lần cất bốc này Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các đơn vị phải tiến hành tìm kiếm, rà soát thật kĩ lưỡng, tránh để sót hài cốt liệt sĩ.
Cũng theo đại tá Nguyễn Hồng Xuân thì đến chiều 17/9, công tác khai quật, cất bốc hài cốt liệt sĩ tại hố chôn tập thể đã được hoàn tất. Tại hố chôn tập thể đã phát hiện và cất bốc tổng cộng 10 bộ hài cốt liệt sĩ.
Sau khi quá trình cất bốc kết thúc việc đầu tiên cần làm là tổ chức buổi lễ rước hài cốt các liệt về an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ. Sau đó, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành thu thập tư liệu nhằm xác định danh tính, quê quán của các liệt sĩ để thông báo cho gia đình họ.
Truyền thống “uống nước nhớ nguồn”
Sự việc phát hiện hố chôn liệt sĩ tập thể đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân trên địa bàn những ngày gần đây. Nhiều người dân tin rằng chính vong linh của các liệt sĩ tại hố chôn tập thể đã khiến cho tất cả các máy móc trước đó vốn vẫn hoạt động bình thường bỗng nhiên bị hư hỏng vì họ không muốn nơi yên nghỉ của mình bị máy móc làm xáo trộn.
Ngã 3 đường Hồ Chí Minh giao với quốc lộ 19B nối sang Campuchia, nơi phát hiện hố chôn liệt sĩ tập thể.
Cảm nhận được sự linh thiêng của các vị liệt sĩ nên nhiều người dân xung quanh khu vực đã đem lễ vật đến để bày tỏ lòng tôn kính với vong hồn những liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Hàng ngàn người dân đã có mặt tại hiện trường để theo dõi quá trình cất bốc hài cốt cũng như cầu nguyện cho vong linh các liệt sĩ được yên nghỉ.
Một người dân xúc động chia sẻ: “Mặc dù may mắn được sinh ra và lớn lên trong thời bình nhưng thông qua sách báo, phim ảnh tầng lớp những người đi sau như chúng tôi cũng phần nào hiểu được sự ác liệt của chiến tranh. Chiến tranh càng ác liệt bao nhiêu thì công lao và sự hi sinh, mất mát của những thế hệ đi trước càng to lớn bấy nhiêu.
Chính nhờ có những sự hi sinh anh dũng như của những liệt sĩ tại hố chôn tập thể này mà chúng ta mới có được cuộc sống thanh bình, ấm no như hiện tại. Vì vậy, dù không biết các anh là ai, tên tuổi thế nào, quê quán ở đâu nhưng tất cả người dân như chúng tôi đều tự nguyện đến để viếng thăm các anh (các liệt sĩ) và bày tỏ lòng tôn kính, sự biết ơn to lớn…”.
Anh Hà (một người dân ở sát với hố chôn tập thể) cho biết, khi phát hiện ra hài cốt các liệt sĩ gia đình anh đã cố gắng hỗ trợ thêm các cơ quan chức năng vật dụng cất bốc, nước uống, chỗ nghỉ ngơi…Anh Hà và gia đình tình nguyện hỗ trợ để bày tỏ sự biết ơn đối với công lao của các liệt sĩ đã hi sinh trong kháng chiến.
Những ngày qua, không chỉ những người dân trên địa bàn huyện Đức Cơ mà rất nhiều người dân trong tỉnh Gia Lai, KonTum… đã có mặt tại nơi phát hiện ra hài cốt các liệt sĩ để dâng hương và thể huyện truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” .
Bản thân cũng là một người lính nên khi mỗi khi phải tự tay cất bốc những hài cốt của đồng đội mình, đại tá Nguyễn Hồng Xuân không khỏi cảm thấy xót xa:
“Cũng là người lính, tôi thật xót xa khi tận thấy các anh nằm chồng lên nhau trong một hố chôn tập thể như thế này… Nhiều ngày gần đây, qua thông tin trên các báo, nhiều cựu chiến binh từ các tỉnh trên khắp cả nước có tham chiến ở khu vực này cứ liên tục gọi điện cho tôi để hỏi danh tính, phiên hiệu đơn vị.
Chúng tôi cũng mong như các bác ấy, mong sớm tìm được chút manh mối từ đây để các anh có thể yên nghỉ với đầy đủ danh tính và quê quán. Cũng như có thể báo tin cho người thân, gia đình các anh để họ có thể vào thắp nén nhang cho cha, anh mình”.
Mời quý độc giả xem video Hầm bí mật của biệt động Sài Gòn (nguồn VTV):
(Kiến Thức) - Ngôi nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam này được làm từ 500 khối gỗ lim nguyên chất với kiến trúc tinh xảo, nằm trong khuôn viên riêng biệt rộng 2000m2.
Nhà sàn gỗ lim lớn nhất Việt Nam là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng vạn vật.
(Kiến Thức) - Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội, Continental Tp. Hồ Chí Minh, Dalat Palace, Saigon - Morin Huế, khách sạn Hòa Bình... là những khách sạn trăm tuổi nổi tiếng Việt Nam.
1. Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội
Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội là khách sạn 5 sao đầu tiên ở Hà Nội với lịch sử hoạt động hơn một thế kỷ, Khách sạn Sofitel Metropole Hà Nội mang đậm phong cách kiến trúc cổ kính thời Pháp thuộc.
Hiện tại, Sofitel Metropole vẫn giữ nét cổ điển qua lớp sơn tường trắng, những khung cửa xanh, những hoạ tiết bằng sắt tinh xảo, ván tường bằng gỗ và một sân cỏ xanh tươi.
Đây là một trong số ít những khách sạn vẫn còn giữ được dáng vẻ cổ kính của mình. Khách sạn được xây dựng năm 1901 bởi 2 nhà đầu tư người Pháp, với thiết kế 232 phòng trong đó có 32 phòng căn hộ. Khách sạn chia làm 2 khu – Khu Metropole cổ và Khu Opera mới.
Cận cảnh một góc trong khách sạn trăm tuổi Sofitel Metropole.
2. Khách sạn Continental TP HCM
Khách sạn Continental là một khách sạn nổi tiếng lịch sử ở TP HCM, nằm ở số nhà 132 – 134 đường Đồng Khởi. Khách sạn bắt đầu xây vào năm 1878 dưới thời Pháp thuộc, do ông Pierre Cazeau, một nhà sản xuất vật liệu xây cất và dụng cụ trong nhà. Xây cất mất 2 năm, khách sạn Continental khánh thành năm 1880, với tiêu chuẩn 4 sao. Khách sạn sở hữu 86 phòng nghỉ, 2 nhà hàng, 2 quầy bar và nhiều dịch vụ khác nằm giữa trung tâm thành phố.
Phòng nghỉ bày trí sang trọng, trang thiết bị trong phòng được thiết kế theo phong cách cổ điển với chất liệu chính là gỗ, mang đến cảm giác ấm cúng.
Continental từng đón tiếp nhiều nhân vật nổi tiếng như nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagore, văn hào Pháp André Malreaux, văn hào Anh Graham Greene (tác giả cuốn Người Mỹ trầm lặng), thị trưởng Paris và cựu tổng thống Pháp Jacques Chirac, nghệ sĩ điện ảnh Catherine Deneuve...
3. Khách sạn Dalat Palace
Khách sạn Dalat Palace là một khách sạn 5 sao đầu tiên tại thành phố Đà Lạt. Trước đây khách sạn này có tên là Langbian Palace do người Pháp xây dựng năm 1916 hoàn thành năm 1922. Về sau nó mang tên Dalat Sofitel Palace rồi đổi thành Dalat Palace Hotel như hiện nay.
Đây là một công trình kiến trúc tầm cỡ, mang dáng dấp của một cung điện nguy nga, tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ nhìn xuống Hồ Xuân Hương thơ mộng.
Khuôn viên của khách sạn rộng đến hơn 40 nghìn mét vuông, chung quanh là vườn hoa, thảm cỏ, rừng thông. Phía trước khách sạn là hồ Xuân Hương, Đồi Cù và xa hơn nữa là hướng về núi Langbiang, khung cảnh nên thơ hùng vĩ của đất trời Tây Nguyên.
Khách sạn có 38 phòng và 5 phòng căn hộ. Các phòng tại Dalat Palace thanh lịch với kiểu trang trí thuộc địa của Pháp từ những năm 1920 và sàn gỗ cứng.
Mỗi phòng đều được trang bị đầy đủ đồ gia dụng tiện nghi.
Ngoài ra còn 2 phòng họp với sức chứa 200 người được trang bị hiện đại và chuyên nghiệp.
4. Khách sạn Saigon - Morin Huế
Khách sạn Saigon - Morin Huế ra đời từ năm 1901, do một doanh nhân người Pháp tên là Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh.
Trong 112 năm tồn tại, khách sạn từng thuộc quyền sở hữu của nhiều nhà buôn và các chính quyền khác nhau, trong đó, có giai đoạn trở thành trụ sở của Đại học Huế và Đại học Tổng hợp Huế.
Hiện tại, khách sạn đang hoạt động với 183 phòng ngủ tiện nghi sang trọng, 4 nhà hàng, và nhiều khu vực dịch vụ mua sắm khác.
Ngoài ra, Saigon - Morin Huế còn là khách sạn đầu tiên có hệ thống phòng "đặc biệt" dành cho du khách như: phòng hút thuốc, phòng không hút thuốc, phòng dành riêng cho người tàn tật... cùng với các dịch vụ đi kèm hoàn hảo như khu giữ trẻ, hệ thống hồ bơi dành cho người lớn và trẻ em...
5. Khách sạn Hòa Bình
Khách sạn Hòa Bình là một nhân chứng lịch sử mang trọn vẹn những dấu ấn lịch sử của Thủ đô trong 100 năm qua. Khách sạn này nằm tại ngã tư phố Lý Thường Kiệt - Ngô Quyền với một mặt giáp phố Vọng Đức, thuộc sở hữu của Tổng công ty Du lịch Hà Nội.