Một ngày giữa tháng 10, trang trại của anh Vũ Hữu Thảo, sinh năm 1991, ở xã Bằng Doãn, Đoan Hùng (Phú Thọ) đón nhiều vị khách từ các tỉnh đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi cầy vòi mốc.
Trong số này cũng không ít người đến tìm mua con cầy vòi giống về để nuôi do giá trị kinh tế từ con đặc sản này rất cao.Chia sẻ với Dân Việt, anh Thảo,cho biết mình từng làm nghề cung cấp thực phẩm cho một số nhà hàng ở Hà Nội, cho đến năm 2012 khi nhận thấy nhu cầu rất lớn tại các nhà hàng đối với cầy vòi mốc.
Từ đó, chàng trai quê Đoan Hùng quyết định trở về lập nghiệp khi bỏ ra 100 triệu đồng để mua 10 cặp cầy vòi mốc bố mẹ về nuôi.
Nhận được sự ủng hộ từ gia đình, anh Thảo dựng 2 khu chuồng nuôi, bên trong phân thành các ô chuồng nhỏ để làm nhà cho cầy vòi mốc sinh sống.
Vốn là loài động vật hoang dã, con cầy vòi mốc rất phàm ăn, lớn nhanh và sinh sản tốt. Mỗi năm cầy sinh sản 1 lứa chính vào đầu năm, còn lứa phụ vào cuối năm, mỗi lứa đẻ từ 2-4 con trở lên.
Với đặc tính sinh sản của cầy vòi mốc, sau 12 năm, trang trại của anh Thảo đã tăng lên 3.000 con.
Số lượng cầy vòi mốc tăng nhanh, anh quyết định san gạt gần 3ha đất đồi trồng keo của gia đình để mở rộng trang trại.
Trang trại của anh Thảo nằm cách xa trục đường giao thông lớn, lại xa khu dân cư nên đảm bảo các yếu tố về chăn nuôi an toàn sinh học.
Khu chăn nuôi cầy vòi mốc là một dãy nhà được xây dựng kiên cố, thoáng mát, có mái tôn che nắng mưa, tổng diện tích rộng khoảng 10.000m2.
Chuồng nuôi cầy vòi mốc được anh Thảo xây chia làm các ô riêng biệt, mỗi ô có diện tích từ 1 - 1,2m2. Trong mỗi ô chuồng, hiện đang nuôi những cá thể cầy vòi mốc bố mẹ, thương phẩm hoặc vài cá thể cầy con mới được tách đàn.
Ở giữa trang trại có hành lang rộng rãi để thuận lợi cho quá trình chăm sóc cầy vòi mốc. Bên trên các ô chuồng được lắp quạt trần, giúp làm mát, cung cấp khí tươi, oxy từ bên ngoài vào.
Trên mái, có hệ thống phun nước làm mát mái tôn. Qua đó, trại nuôi luôn có nhiệt độ ổn định, tạo môi trường trong lành cho cầy vòi mốc sinh sản, sinh trưởng.
Dẫn PV Dân Việt đi tham quan từng ô chuồng, anh Thảo cho biết, nuôi cầy vòi mốc không giống như nuôi gia súc hay gia cầm. Khi nuôi, đòi hỏi quy trình chăm sóc phải nghiêm ngặt hơn như, thức ăn phải sạch sẽ; không ôi, thiu.
Chuồng trại phải thoáng mát, nhiệt độ chuồng luôn phải duy trì dưới 35 độ C; mỗi tuần phải phun thuốc khử trùng 1 lần toàn bộ chuồng trại và thường xuyên vệ sinh ô chuồng sạch sẽ thì đàn cầy sẽ không bị mắc bệnh ngoài ra, viêm phổi hay bị bệnh tiêu chảy.
"Thời điểm đó, tôi vừa làm vừa lo mất trắng", anh chia sẻ.
Thất bại, nhưng không bỏ cuộc. Anh Thảo tìm tới các trang trại nuôi cầy ở các tỉnh lân cận để học hỏi kinh nghiệm; đồng thời, mua thêm sách về đọc để biết nguyên nhân và cách chữa bệnh. Sau hai năm nuôi, anh đã rút ra được kinh nghiệm gây nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, cách chữa bệnh.
Nên hiện nay, tỷ lệ phối giống bố mẹ để gây nuôi sinh sản đạt tỷ lệ rất cao; đồng thời, khi cầy có biểu hiện bị bệnh phổi, tiêu chảy, anh đã tự mua thuốc về để điều trị cho loài vật nuôi này.
Cũng theo anh Thảo, khi chọn cầy vòi mốc giống để nuôi sinh sản, đối với con cái, cần chọn những cá thể có lông mượt, thân dài; 4 vú đồng đều, không có khuyết tật.
Còn đối với cầy đực, cần chọn những cá thể khỏe mạnh, có đôi mắt sáng, lông mượt; bộ phận sinh dục có 2 hạt cà to, cân đối. Với những đặc điểm trên, khi được chọn để ghép đôi phối giống, cầy mới sinh sản tốt và nhân đàn nhanh.
Khi ghép đôi phối giống, phải ghép tập thể. Thời điểm ghép đôi là từ tháng 01 đến tháng 7 Âm lịch hằng năm. Một cá thể cầy đực có thể ghép với 2 cá thể cầy cái hoặc 2 cá thể cầy đực ghép với 5 -7 cá thể cầy cái.
Sau khi ghép đôi để phối giống, khoảng 20 ngày sau tiến hành kiểm tra vú của những cá thể cầy cái. Nếu vú có màu hồng, hơi sệ đó là biểu hiện cầy đã mang thai.
Khi phát hiện cầy cái có dấu hiệu mang thai, tiến hành tách ra 1 ô chuồng riêng biệt để theo dõi. Khoảng 40 ngày sau, khi đã xác định chính xác cầy đang mang thai, tiến hành đưa 1 hộp gỗ kín (kích cỡ khoảng 50 x 50cm) vào trong chuồng, có cửa chui ra, chui vào để cầy sinh sản tự nhiên trong hộp gỗ.
Thức ăn của cầy vòi mốc chủ yếu là cám ngô, đối với đàn cầy con sẽ cho ăn 2 bữa mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển. Ảnh: Bình Minh. |
Nếu cầy mẹ mang thai tách trước tháng 5 Âm lịch, thì một năm có thể sinh sản 2 lứa; còn lại, nếu tách sau, một năm có thể sinh sản 1 lứa.
Khi mới sinh sản, tuyệt đối không được tiếp cận, kiểm tra cầy con; bởi, nếu kiểm tra sớm, cầy mẹ sẽ cắn con hoặc tha đi tha lại, dẫn đến con non bị chết.
Bởi vậy, phải đợi đến khi cầy con mở mắt mới được tiếp cận. Khi cầy mẹ mới sinh sản, cần bổ sung thức ăn vào buổi sáng, có thể cho ăn trứng vịt lộn hoặc cá đã luộc chín để tăng chất đạm, từ đó cầy mẹ sẽ có nhiều sữa để cho con bú.
Anh Thảo cho biết, để hạn chế lây lan dịch bệnh, thức ăn của cầy vòi phải được kiểm soát chặt chẽ. Ảnh: Bình Minh. |
Còn đối với đàn cầy bố mẹ khi chuẩn bị ghép đôi chỉ cho ăn 1 bữa 1 ngày sao cho chúng không bị béo thì phối mới đạt tỉ lệ cao.
Theo anh Thảo, mặc dù cầy vòi móc có giá trị kinh tế cao, với gần 20 triệu đồng/cặp giống và khoảng 2 triệu/kg thịt thương phẩm. Tuy nhiên, với nhiều ưu điểm vượt trội như thịt thơm ngon, ít mỡ, hiện nay, cầy vòi mốc được nhiều thực khách và các nhà hàng chọn làm món ăn đặc sản.
Hiện mô hình của anh Thảo đem lại thu nhập khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm. Mô hình còn tạo công ăn việc làm cho gần 8 lao động thường xuyên tại địa phương với thu nhập bình quân từ 7 đến 8 triệu/tháng.
Để đảm bảo vệ sinh chuồng trại, công nhân tại trang trại nuôi cầy vòi mốc của anh Thảo thường xuyên rửa các chậu thức ăn trước khi phơi khô. Ảnh: Bình Minh |
Anh Thảo cho biết, giá cầy vòi mốc giống hiện tại 20 triệu đồng/cặp và khoảng 2 triệu/kg thịt thương phẩm. Ảnh: Bình Minh. |