Liều tăng cường vắc xin AstraZeneca hiệu quả với biến thể Omicron

Công ty dược phẩm AstraZeneca hôm 23/12 cho biết liệu trình ba liều vaccine COVID-19 của họ có hiệu quả chống lại biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2.

Công ty trích dẫn dữ liệu từ nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Đại học Oxford, Anh. Nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể chống lại Omicron ở những người đã tiêm nhắc lại cao hơn so với kháng thể ở những người đã bị nhiễm và phục hồi tự nhiên từ COVID-19.
Công ty cho biết thêm, sau một liệu trình ba liều AstraZeneca, người tiêm có mức độ trung hòa chống lại biến thể Omicron tương đương như mức độ chống lại biến thể Delta sau hai liều.
Lieu tang cuong vac xin AstraZeneca hieu qua voi bien the Omicron
Vaccine AstraZeneca liều tăng cường hiệu quả với biến thể Omicron. (Ảnh minh họa) 
Nhà sản xuất thuốc Anh-Thụy Điển cho biết các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford thực hiện nghiên cứu độc lập so với những người làm việc phát triển vaccine AstraZeneca. Tuy nhiên nghiên cứu chưa được đánh giá ngang hàng.
Oxford và AstraZeneca cũng đang thực hiện "các bước sơ bộ" để sản xuất một phiên bản cập nhật của vaccine, nhắm cụ thể vào biến thể Omicron.
Ngày càng có nhiều lời kêu gọi mọi mọi người đi tiêm mũi vaccine tăng cường khi các quốc gia cố gắng ngăn chặn sự lây lan của biến thể mới.
Các nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial College London vào tuần trước công bố một nghiên cứu chỉ ra rằng mũi tiêm tăng cường có thể cung cấp khả năng bảo vệ tới 80% chống lại biến thể Omicron. Các vaccine được nghiên cứu trong mô hình là AstraZeneca và Pfizer.
Giáo sư Azra Ghani, nhà nghiên cứu của trường cho biết: “Một điều còn chưa chắc chắn là mức độ nghiêm trọng của bệnh do biến thể Omicron gây ra so với các biến thể trước đây".

Giải mã phiên bản “tàng hình” siêu tinh vi của biến chủng Omicron

Các nhà khoa học mới xác định được một phiên bản "tàng hình" siêu tinh vi của biến chủng Omicron có thể qua mặt phương pháp xét nghiệm PCR.

Giai ma phien ban “tang hinh” sieu tinh vi cua bien chung Omicron
 Trong buổi họp nội các chính phủ Anh ngày 7/12, các nhà khoa học thông báo đã xác định được một phiên bản "tàng hình" siêu tinh vi của biến chủng Omicron. Phiên bản này có thể qua mặt phương pháp xét nghiệm PCR đang được nhiều nước sử dụng để phát hiện các ca nhiễm COVID-19.

Bác sĩ tiết lộ triệu chứng “bất thường” ở trẻ nhiễm biến chủng Omicron

Theo một bác sĩ đa khoa, các bậc phụ huynh nên chú ý xem con họ có bị “phát ban bất thường” hay không vì đó có thể là dấu hiệu trẻ nhiễm biến chủng Omicron.

Metro dẫn lời tiến sĩ David Lloyd ở Anh cho biết, trẻ mắc biến chủng Omicron có thể xuất hiện triệu chứng "phát ban bất thường". Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý.
Theo Sky News, khoảng 15% trẻ em mắc chủng Omicron xuất hiện triệu chứng phát ban.

Hàn Quốc phát triển công nghệ giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron

Công nghệ mới này của Hàn Quốc giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron trong vòng 20-30 phút.

Han Quoc phat trien cong nghe giup phat hien nhanh bien the Omicron
Công nghệ mới giúp phát hiện nhanh biến thể Omicron trong vòng 20-30 phút. (Ảnh minh họa: Alamy Live News).
Các nhà khoa học thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Pohang (POSTECH) của Hàn Quốc đã phát triển một công nghệ chẩn đoán phân tử có thể phát hiện biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 trong vòng từ 20-30 phút.
Theo nhóm nghiên cứu do Giáo sư Lee Jung-wook thuộc Khoa Công nghệ hóa chất dẫn đầu, công nghệ chẩn đoán phân tử có thể phân biệt các đột biến tại nucleotide base (đơn vị có chứa nitơ trong nucleotide), do vậy, có thể phát hiện ra biến thể Omicron mà phương pháp xét nghiệm PCR khó phát hiện.
Hiện nay, Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) đang sử dụng 3 phương pháp xét nghiệm để phát hiện các biến thể của virus SARS-CoV-2, gồm phân tích bộ gene, phân tích DNA (các đột biến như protein gai) và xét nghiệm PCR.
Phương pháp xét nghiệm PCR hiện nay có thể phát hiện biến thể Delta nhưng không phát hiện được Omicron.
Công nghệ mới phát triển này không phải là phương pháp giải trình tự gene hay DNA, mà là phương pháp chẩn đoán phân tử.
Công nghệ xét nghiệm đang sử dụng hiện nay chỉ "quét" được các vùng cụ thể của virus, trong khi công nghệ chẩn đoán phân tử được phát triển theo cách chỉ tạo ra phản ứng liên quan tới acid nucleic khi có sự tồn tại RNA của virus SARS-CoV-2, nhờ đó phát hiện nhanh biến thể.
Theo Giáo sư Lee Jung-wook, trong xét nghiệm PCR, biến thể Omicron có dấu hiệu rõ ràng về gene N, nhưng dấu hiệu yếu về gene S.
Trong trường hợp nhiễm Omicron, cả gene N và gene S đều xác nhận dương tính, khiến cho khó phân biệt với các biến thể khác.
Công nghệ chẩn đoán phân tử hoạt động theo cơ chế khác với xét nghiệm PCR, theo đó phát hiện biến thể Omicron hiệu quả.
Công nghệ xét nghiệm thông thường nhìn chung có thể xử lý 96 mẫu bệnh phẩm/thiết bị xét nghiệm, trong khi công nghệ mới này có thể xử lý tới hơn 125 mẫu bệnh phẩm trong vòng 30 phút.
Ngoài ra, công nghệ mới không cần thiết bị chuyên dụng, do vậy có thể làm các bộ kit xét nghiệm một cách đơn giản và dễ dàng.
Việc sản xuất các bộ kit chẩn đoán dựa trên công nghệ mới này mất 4 ngày, do vậy, có thể ứng phó nhanh chóng cho dù xuất hiện một biến thể mới hay một virus mới trong tương lai.
Theo Giáo sư Lee Jung-wook, công nghệ mới này có thể được đưa vào ứng dụng trong nửa cuối năm 2022 sau khi trải qua các thử nghiệm lâm sàng./.

Tin mới