Lính Ấn, Trung bắn hàng trăm phát đạn cảnh cáo ở biên giới

Một số quan chức giấu tên tiết lộ kể từ cuối tháng 8 đã có 3 lần xảy ra nổ súng cảnh cáo khi lực lượng Ấn Độ và Trung Quốc chạm trán ở khu vực tranh chấp biên giới.

"Mọi trường hợp đều là bắn chỉ thiên và may mắn không phải nổ súng qua lại", một quan chức tiết lộ với Reuters.
Một trong các vụ nổ súng từ cuối tháng 8, một vụ đụng độ ở hồ Pangong Tso xảy ra chỉ 2 ngày trước cuộc gặp giữa Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng cấp Vương Nghị phía Trung Quốc ngày 10/9.
Vụ nổ súng ngày 7/9 được chính phủ hai nước mô tả là lần đầu tiên xảy ra nổ súng ở khu vực tranh chấp biên giới trong 45 năm qua. Bắc Kinh và New Delhi trong nhiều thập kỷ đã cam kết không sử dụng vũ khí nóng ở khu vực tranh chấp biên giới trên dãy Himalaya.
Linh An, Trung ban hang tram phat dan canh cao o bien gioi
 Ấn Độ triển khai xe quân sự đến khu vực biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Vụ nổ súng nghiêm trọng nhất trong vài tuần qua lại không được giới chức hai nước công khai, theo tiết lộ của một quan chức giấu tên.
Indian Express ngày 16/9 tiết lộ vụ nổ súng xảy ra ở phía bắc hồ Pangong Tso. Một quan chức cấp cao Ấn Độ nói các bên đã bắn chỉ thiên 100-200 phát đạn. Đụng độ xảy ra khi các bên cạnh tranh quyền kiểm soát một khu vực của vùng hồ. Đến nay, Ấn Độ và Trung Quốc vẫn không xác nhận vụ việc.
Vị quan chức cho biết tình hình thực địa vẫn căng thẳng trong thời giai chờ đối thoại cấp chỉ huy sư đoàn giữa hai nước. Tuy nhiên, tình hình tuần đầu tháng 9 nghiêm trọng hơn nhiều so với hiện nay.
Ông tiết lộ "trong tuần đầu tháng 9 có rất nhiều diễn biến" ở cả phía bắc và phía nam hồ Pangong Tso. Vị này cho biết đã có nhiều vụ nổ súng diễn ra trong khu vực.
Trong vòng 1 tuần sau đêm 29 và rạng sáng 30/8, sau khi lính Ấn Độ chiếm được một cao điểm, lực lượng Trung Quốc đã nhiều lần tìm cách "đánh bật" lính Ấn Độ khỏi các địa điểm này. Ở một số điểm tại phía nam Pangong Tso, có lúc lực lượng hai nước cách nhau chưa đến 300 m.

Toàn cảnh vụ đụng độ biên giới Trung-Ấn khiến căng thẳng leo thang

(Kiến Thức) - Căng thẳng biên giới Trung Quốc - Ấn Độ leo thang sau vụ đụng độ chết người ở khu vực biên giới giữa hai nước này hồi tuần trước.

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang
 Vụ đụng độ biên giới Trung-Ấn mới nhất xảy ra tại thung lũng Galwan ở vùng Ladakh trong khu vực tranh chấp Kashmir vào đêm 15/6. Ảnh vệ tinh khu vực thung lũng sông Galwan. Ảnh: Planet Labs.

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-2
 Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Anurag Srivastava (ảnh), nguyên nhân vụ ẩu đả là do Trung Quốc không giữ cam kết tôn trọng Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC) tại thung lũng Galwan. Ảnh: Twitter.

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-3
 Đáp lại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cáo buộc "lính Ấn Độ vượt qua biên giới hai lần trong ngày 15/6, khiêu khích và tấn công binh sĩ Trung Quốc, dẫn đến cuộc ẩu đả nghiêm trọng". Ảnh: BBC. 

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-4
 Quân đội Ấn Độ cho biết ít nhất 20 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong vụ đụng độ vừa qua, trong khi Trung Quốc không xác nhận bất cứ thông tin nào về thương vong của nước này. Ảnh: Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ (phải) trong một lần đối đầu tại LAC hồi tháng 5. Ảnh: ANI. 

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-5
Tuy nhiên, Bộ trưởng Giao thông Đường bộ và Cao tốc Ấn Độ Vijay Kumar Singh sau đó nhận định ít nhất hơn 40 binh lính Trung Quốc đã thiệt mạng trong cuộc ẩu đả tại biên giới hai nước hồi tuần trước. Ảnh: NN.

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-6
Được biết, đây là vụ đụng độ chết người đầu tiên kể từ năm 1975 tại khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc. Ảnh: IT.  

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-7
 Cả hai nước đều đổ lỗi cho nhau về hành động leo thang căng thẳng những ngày qua. Dù vậy, Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đã điện đàm, nhất trí giảm căng thẳng tại khu vực biên giới. Ảnh: Reuters. 

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-8
 Trung Quốc và Ấn Độ được cho là tổ chức các cuộc trao đổi nhằm làm giảm căng thẳng trên thực địa. Ảnh: AJ. 

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-9
 "Tình hình biên giới hiện ổn định và trong tầm kiểm soát", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết ngày 17/6. Ảnh: Chinanews.

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-10
 Ngày 22/6, các chỉ huy của Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc đã nhóm họp để thảo luận các biện pháp hạ nhiệt căng thẳng ở khu vực biên giới giữa hai nước. Trong cuộc gặp kéo dài vài giờ đồng hồ, Ấn Độ tiếp tục yêu cầu Trung Quốc rút quân về lại khu vực họ từng đóng quân hồi tháng 4/2020. Ảnh: Xe quân sự Ấn Độ được triển khai đến khu vực biên giới ở Kashmir. Ảnh: Reuters.

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-11
Theo giới chuyên gia, mối quan hệ Trung - Ấn dường như sẽ tiếp tục căng thẳng trong tương lai. Tuy nhiên, hai nước sẽ hợp tác để tránh làm leo thang căng thẳng và hủy hoại toàn bộ mối quan hệ này. Ảnh: Đoàn xe của Quân đội Ấn Độ di chuyển dọc đường cao tốc dẫn tới khu vực Ladakh gần biên giới với Trung Quốc hôm 18/6. Ảnh: Reuters. 

Toan canh vu dung do bien gioi Trung-An khien cang thang leo thang-Hinh-12
 “Mối quan hệ Trung-Ấn đang ở trong giai đoạn nhạy cảm. Nếu Trung Quốc không hành động đúng đắn, căng thẳng còn tiếp tục gia tăng”, Ashok Kantha, cựu Đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc, nhận định. Ảnh: Binh sĩ Ấn Độ và Trung Quốc tại cửa khẩu trên đèo Nathu La nối bang Sikkim (Ấn Độ) và Tây Tạng (Trung Quốc). Ảnh: Reuters.

Mời độc giả xem thêm video: Căng thẳng tại biên giới  Trung Quốc - Ấn Độ (Nguồn video: THĐT1)

Trung - Ấn điều quân đến biên giới, nguy cơ đụng độ vẫn còn

Cả Ấn Độ và Trung Quốc đều tuyên bố giảm căng thẳng nhưng trên thực tế họ âm thầm điều động hàng nghìn binh sĩ và phương tiện tới biên giới.

Mặc dù Trung Quốc và Ấn Độ đã cam kết giảm căng thẳng tại Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) trong cuộc họp cấp cao hôm 24/6, nhưng cả hai nước vẫn âm thầm điều động hàng nghìn binh sĩ và phương tiện hạng nặng tới khu vực biên giới.

Tin mới